Không phải tiếp hàng trăm khách lạ, các đôi nhẹ nhõm khi huỷ đám cưới
Lễ cưới ở Indonesia thường tổ chức cầu kỳ với số khách mời lớn. Nhiều cặp đôi thích kết hôn thân mật cảm thấy vui mừng khi chính phủ cấm tụ tập quá 10 người ở các sự kiện.
Nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới ở Indonesia cảm thấy nhẹ nhõm khi đám cưới bắt buộc phải hoãn do dịch Covid-19 bùng phát, theo Vice.
Tại Indonesia, đám cưới thường được tổ chức cầu kỳ, nhiều công đoạn, phô bày sự xa hoa với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khách mời. Những đám cưới đơn giản được xếp vào dạng hiếm hoi.
Tuy nhiên, các lễ kết hôn theo phong tục địa phương không còn được giới trẻ ngày nay tại Indonesia yêu thích. Giờ đây, các cặp vợ chồng tương lai thích ngày trọng đại được tiến hành với những nghi lễ cần thiết nhất và tận hưởng ngày vui bên gia đình, bạn bè thân thiết.
Nhiều cô dâu chú rể tại Indonesia vui mừng khi lệnh cấm tụ tập của chính phủ giúp họ không phải tổ chức các đám cưới truyền thống có tới hàng trăm người tham dự. Ảnh: The Star.
Dẫu vậy, các cặp đôi có mong muốn tổ chức một ngày lễ thân mật thường vấp phải sự phản đối kịch liệt từ cha mẹ hai bên.
Đối với những người này, lệnh cấm tụ tập đông người của chính phủ để hạn chế sự lây lan của virus corona là điều đáng mừng. Trước số ca nhiễm bệnh có chiều hướng tăng nhanh, chính phủ Indonesia đã ra lệnh cấm tiệc cưới có trên 10 người tham dự.
Safar Nurhan (26 tuổi), dự kiến kết hôn với Nyimas, vị hôn phu của mình vào ngày 28/3 tại Jakarta.
“Cả hai vui mừng vì đám cưới bị hủy bỏ. Nyimas là người hướng nội, còn tôi không thích các sự kiện có quá nhiều người tham dự. Chúng tôi mời nhiều khách chỉ để chiều ý phụ huynh. Mẹ cô ấy thất vọng vì lễ cưới bị hủy nhưng rồi bà ấy cũng hiểu tình hình ở Jakarta đáng lo ngại”, Nurhan cho hay.
Video đang HOT
Khi Indonesia ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì virus corona, cha mẹ của hai người vẫn phản đối kế hoạch hủy lễ cưới. Song, đến lúc nơi hai người tổ chức lễ thành hôn có người nhiễm virus, cha của Nyimas buộc phải tuân theo yêu cầu của chính quyền thành phố.
Cặp đôi đã hủy đám cưới và vẫn chưa lên kế hoạch ngày tổ chức lại.
Irra Chorina Octora, một cô dâu người Indonesia chọn ngồi cách xa chú rể người Thổ Nhĩ Kỳ trong đám cưới của mình vì lo sợ tiếp xúc gần. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi hủy toàn bộ chuyến bay vốn đặt sẵn cho người thân đến tham dự. May mắn, thợ trang trí, người cho thuê thiết bị và phục vụ tiệc hiểu tình hình và đồng ý hoàn lại tiền”, chú rể Nurhan cho biết.
Azka Maula (28 tuổi) lại không chắc chắn lễ cưới của mình sẽ ra sao. Đám cưới dự kiến diễn ra ngày 19/4 chắc chắn sẽ bị hoãn vô thời hạn.
“Tôi thích một đám cưới thân mật thay vì đón tiếp vô số những người mình không quen. Tuy nhiên, tôi không chắc chắn số tiền đặt cọc cho đám cưới sẽ được hoàn lại. Ít ra, tôi cũng chưa gửi lời mời đến vị khách nào”, cô dâu tương lai nói.
Gần đây, Maula nhận được tin nhắn từ chính quyền thành phố Yogyakarta yêu cầu các sự kiện không được phép trên 10 người tham dự và người tham gia bắt buộc phải đeo găng tay và khẩu trang.
Tuy nhiên, lệnh cấm vẫn không ngăn được một số người tiếp tục làm các lễ cưới hoành tráng.
Ngày 22/3, bất chấp lệnh cấm, một đám cưới ở thành phố Purwokerto có hàng trăm khách mời, với 4 xe buýt chuyên chở người đến dự. Cảnh sát đã phải nhanh chóng đến hiện trường để giải tán đám đông.
“Chúng tôi phải chặn đường, phun thuốc khử trùng xe buýt và kiểm tra nhiệt độ cơ thể từng người”, Whisnu Caraka , người đứng đầu Sở Cảnh sát Thành phố, trả lời truyền thông địa phương.
Giáp Tết còn "thông gia đại chiến" chỉ vì câu nói "làng chơi vớ được con trai tôi là may mắn", nhà gái họp gia đình hủy hôn gấp
Đến khi rượu đã hết nửa can, ông bố chồng hụt lại vui miệng bảo chị mình là: "Xăm trổ làng chơi vớ được con trai tôi là may lắm, coi như 'ngưu tầm ngưu, mã tầm mã'".
Cưới xin là chuyện cả đời, bởi thế những gì liên quan đến đám cưới đều được chuẩn bị kĩ lưỡng và lo liệu chu toàn hết cả. Hai gia đình, hai dòng họ luôn tìm đủ mọi cách làm thế nào những người con, người cháu của họ được êm đềm đến với nhau. Cái cốt yếu nhất của một mối hôn nhân chính là đôi trẻ sống hạnh phúc lâu dài.
Những chuyện bàn tính hay chuẩn bị trước đám cưới đều chỉ là công cuộc chuẩn bị mà thôi. Ấy vậy nhưng, một cô gái lại gặp phải biến cố lớn ngay trong công cuộc chuẩn bị đó. Câu chuyện được một nam thanh niên kể trong group đông thành viên.
" Chưa Tết mà đã 'giông' rồi đây. Bà chị hàng xóm bằng tuổi mình, hai bên gia đình chốt cưới xin hết cả rồi, còn có mấy hôm nữa là ăn hỏi rồi cưới mà loanh quanh thế nào nhà gái lại hủy hôn.
Theo như lời bà ấy kể thì 'ông chồng hụt' này ăn chơi các kiểu ghê lắm. Ông ấy cầu hôn lúc đang say say nên bà chị chẳng biết thật hay đùa. Vì tuổi tác đã cao, cũng là chỗ quen biết lâu năm nên bà chị đành nhắm mắt chọn bừa cho kịp ăn cái Tết.
Ảnh minh họa
Và rồi cho tới ngày hôm qua, bố mẹ và 'anh chồng hụt' lên nhà bà chị ăn cơm, cốt là để nói chuyện chốt lại lần cuối giữa hai bên. Ban đầu, hai bên gia đình ăn uống trong sự vui vẻ, đầm ấm.
Nhưng cho đến khi rượu đã hết nửa can, ông bố chồng hụt lại vui miệng bảo chị mình là: 'Xăm trổ làng chơi vớ được con trai tôi là may lắm, coi như 'ngưu tầm ngưu, mã tầm mã'.
Bố đẻ chị này cay lắm, xỉa xói lại bảo rằng con ông thì hơn con tôi đấy mà còn đòi cành cao đi chê con nhà người khác.
Thế rồi, hai ông bố to tiếng lôi nhau ra sân thi đấu tay đôi. May mà hàng xóm sang can ngăn không thì đánh nhau to thật rồi. Sáng hôm sau, họ hàng nhà bà chị họp gấp, quyết định hủy hôn. Nhìn bộ ảnh cưới mà cứ thương cho bà ấy. Đúng cái số phải cô đơn thật rồi".
Thật đúng là câu chuyện dễ khiến người khác phải thương cảm ngay những ngày giáp Tết thế này. Bình thường, cưới xin là chuyện trọng đại, chuyện vui nhưng ở đây chỉ vì chuyện cưới mà hai bên gia đình suýt đánh nhau to.
Thiệt thòi nhất trong câu chuyện này chính là đôi trẻ. Có lẽ khi quyết định đến với nhau, họ cũng háo hức mong chờ xem cuộc sống gia đình sẽ khác biệt thế nào nhưng vì hành động xốc nổi của hai ông bố mà mọi thứ tan tành hết cả rồi.
Trong dòng tin nhắn đính kèm, cô dâu hụt còn tâm sự rằng bố mẹ mình không cho cưới nữa, chán quá. Nhà chồng thì: 'Chả thấy nói năng gì. Có mẹ ông kia sáng nay gọi điện nhưng chị không nghe máy'.
Sự việc đã xảy ra rồi mà gia đình ấy còn chẳng xin lỗi hay nhận sai về mình.
Một vụ hủy hôn, 'cưới hụt' khiến người ta phải suy nghĩ. Tuy nhiên, cũng nhờ cuộc gặp mặt đó mà người ta thấy được rằng bố chồng chẳng hề xem trọng cô. Dù chưa xác minh được tính chính xác của câu chuyện nhưng đã là tình yêu thì không phân biệt thân phận, quá khứ hay hoàn cảnh.
Đặc biệt là khi cặp đôi đã cảm thấy tình cảm đủ chín muồi và đi đến quyết định kết hôn thì có nghĩa họ đã xác định đồng hành với nhau trên một quãng đường dài sau này. Phụ huynh cũng là người có tầm ảnh hưởng lớn trong cuộc sống hôn nhân của đôi lứa. Thế nên họ lại càng cần chuẩn mực để con cái nể phục. Đôi khi cần dẹp bỏ những sĩ diện cá nhân để nghĩ cho lợi ích của con cái, của cả hai gia đình.
Lấy chồng không sợ muộn, chỉ sợ lấy nhầm chồng. Nếu vì nghĩ bản thân "quá lứa" mà liều mình "nhắm mắt đưa chân" thì sai rồi. Nếu lấy hãy chọn người mình yêu còn không, hãy cứ độc thân vui tính thôi nhé các chị em!
Theo Helino
Hội nàng dâu mới sẽ ăn cái Tết đầu tiên ở nhà chồng: Ai mới là người đảm đang, được lòng bố mẹ chồng nhất đây? Sau 1 năm cưới xin rầm rộ, năm nay sẽ có nhiều nàng dâu mới ăn Tết ở nhà chồng lắm. Không biết họ sẽ "thể hiện" ra sao đây. Sau khi lấy chồng, mối quan hệ với gia đình chồng là một trong những vấn để đau đầu nhất của mỗi nàng dâu. Không những thế, năm hết Tết đến rồi, thêm...