Không phải tất cả YouTuber nổi tiếng đều được xếp hạng bằng số tiền kiếm được
Có những YouTuber sở hữu số lượng người theo dõi lên tới hơn 1 triệu nhưng chỉ có thu nhập khoảng gần 3.000 USD/năm.
YouTuber là thuật ngữ chỉ những người đăng tải các video lên trang YouTube nhằm mục đích kiếm tiền. Thu nhập của một YouTuber thành công thường đến từ nhiều nguồn khác nhau: bán sản phẩm, bán vé chương trình biểu diễn, hợp đồng với các nhãn hàng và dĩ nhiên không thể thiếu doanh thu quảng cáo từ chính những video của họ.
Theo Caleb Marshall, một YouTuber chuyên về thể hình, việc bạn có lượng subscriber (người đăng ký theo dõi) cao không đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn trên YouTube cũng lớn.
Caleb Marshall đã làm video được 4 năm, sở hữu kênh YouTube với 1,3 triệu người theo dõi Trong 4 năm đó, anh đã cho ra đời 147 video hướng dẫn tập nhảy. Marshall cho biết có rất nhiều quan niệm nhầm lẫn về những YouTuber như: họ lười nhác, họ ảo tưởng… nhưng suy nghĩ rằng tất cả mọi người đều vì mục đích kiếm tiền nhanh chóng là một trong những quan niệm thông thường nhất. Sẽ ra sao nếu người bình luận video đầu tiên lại viết những dòng như: “Ồ… Lại thêm một YouTuber ham tiền?”. Marshall khẳng định anh và các cộng sự của mình không làm vì tiền mà họ làm vì “đam mê thực sự”.
Video đang HOT
Marshall chia sẻ, quyết định sử dụng “ nhạc có bản quyền” của anh đã làm giảm lợi nhuận thực tế thu được từ kênh YouTube. Nếu một video có thể kiếm tiền sử dụng những bản nhạc đã được công khai, lợi nhuận thu được sẽ được phân chia giữa người làm video và YouTube. Tuy nhiên, với các video sử dụng nhạc có bản quyền, toàn bộ lợi nhuận sẽ thuộc về người chủ sở hữu bản quyền bản thu đó, trừ trường hợp YouTuber đạt được thoả thuận riêng.
“Trong số 147 video, chúng tôi chỉ quảng cáo trên 11 video” – Marshall giải thích về nguồn thu của mình – “Điều này tương đương với việc chúng tôi chỉ kiếm lợi nhuận trên 7% nội dung mà mình đăng tải”.
Theo Marshall, cách duy nhất giúp cả nhóm tiếp tục sản xuất các video là thông qua việc mọi người mua áo phông của Merch (một dịch vụ của Amazon), mua vé cho các tour lưu diễn với mức giá trung bình khoảng 30 USD/vé hoặc trả phí thành viên 4,99 USD cho những ưu đãi đặc biệt.
“Bạn đang giúp chúng tôi chỉ bằng việc mua một chiếc áo phông, điều đó có vẻ ngớ ngẩn… nhưng đó thực sự tạo nên động lực cho chúng tôi”.
Cũng có một vài trường hợp đặc biệt Marshall có thể tận dụng để tăng doanh thu, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng kinh doanh từ YouTube là một nghề không ổn định. Trong 4 năm làm video, Marshall cho biết tổng thu nhập của anh chỉ đạt khoảng 17.894,7 USD. Đó còn là con số trước khi bị trừ 30% thuế. Khi số tiền được chia cho các cộng sự, thu nhập của anh chỉ còn khoảng 2.818 USD một năm.
“Nếu bạn nghĩ tôi là kẻ ham tiền bởi tôi cố gắng tìm cách kiếm nhiều hơn 2.818 USD một năm thì tôi xin lỗi” – Marshall nói.
Có những lo lắng thực tế trong việc hành nghề kinh doanh YouTube, từ ngành công nghiệp làm đẹp cho đến những quy định về việc bán quần áo cho trẻ em. Khi mà ngày càng có nhiều người làm video để kiếm lời, sự minh bạch về nguồn gốc tài chính cũng như tính lợi nhuận của các nền tảng là điều bắt buộc. Điều này thậm chí có thể giúp rút ngắn khoảng cách giữa những người có tầm ảnh hưởng với những người theo dõi họ bằng cách nâng cao sự hiểu biết cơ bản của những người tham gia YouTube.
Theo vtv
Google gỡ bỏ 3 ứng dụng ví tiền mã hóa nổi tiếng trên Play Store mà không có bất kỳ thông báo nào
Ứng dụng Bitcoin Wallet có hơn 1 triệu người sử dụng, trong khi đó hai ứng dụng ví CoPay và BitPay có khoảng hơn 100.000 người dùng.
Đêm qua, Google đã xóa bỏ ít nhất 3 ứng dụng ví tiền mã hóa nổi tiếng trên kho ứng dụng Play Store mà không có bất kỳ thông báo nào. Google cũng không đưa ra lý do giải thích hành động này. Tuy nhiên theo CEO của Bitcoin.com, ông Roger Ver cho biết có thể một số chính sách liên quan đến tiền mã hóa của Google đã thay đổi.
Các ứng dụng ví điện tử được rất nhiều người sử dụng như Bitcoin Wallet (do Bitcoin.com phát hành), CoPay và BitPay đã bị gỡ bỏ. Điều khó hiểu là các ứng dụng này không có tính năng khai thác tiền mã hóa, cũng không quảng cáo liên quan đến việc khai thác tiền mã hóa, mà chỉ là các ứng dụng ví lưu trữ bình thường.
Ông Roger Ver cho biết: "Google giải thích với chúng tôi rằng các ứng dụng khai thác tiền mã hóa không còn được cấp phép nữa. Tôi không hiểu sao họ có thể đánh giá các ứng dụng ví điện tử của chúng tôi là ứng dụng khai thác tiền mã hóa".
Ứng dụng Bitcoin Wallet có hơn 1 triệu người sử dụng, trong khi đó hai ứng dụng ví CoPay và BitPay có khoảng hơn 100.000 người dùng. Theo báo cáo, các ứng dụng ví này không lợi dụng phần cứng của người dùng để bí mật khai thác tiền mã hóa, cũng không chứa các malware.
Sau khi liên hệ với Google, ứng dụng Bitcoin Wallet của Bitcoin.com đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên CoPay và BitPay vẫn đang bị gỡ bỏ. Có lẽ đây là một sự nhầm lẫn của Google, khi gắn cờ các ứng dụng ví này là các ứng dụng khai thác tiền mã hóa.
Trước đó, Google đã thay đổi chính sách và cấm các ứng dụng khai thác tiền mã hóa trên nền tảng Android. Một ứng dụng khai thác tiền mã hóa có tên MinerGate, với hơn 1 triệu người dùng đã bị Google thẳng tay xóa bỏ mà không cần thông báo trước.
Theo Genk
Yeah1 Partner Day Ngày hội kết nối các Youtuber Việt Nam như một gia đình Với mong muốn tri ân tất cả đối tác, thông báo những thông tin chính sách mới nhất về Youtube, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Youtube, Yeah1 Network đã tạo sân chơi Yeah1 Partner Day dành riêng cho các Youtuber từ Bắc vào Nam. Yeah1 Network là một mạng lưới đa kênh của Việt Nam, có...