Không phải Mỹ, Trung Quốc mới là đối tác thương mại lớn nhất của EU
Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2020.
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất EU trong năm 2020. (Nguồn: Politico)
Trong báo cáo công bố ngày 15/2, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, trong năm vừa qua, khối lượng thương mại giữa EU và Trung Quốc đạt 586 tỷ euro (711 tỷ USD), trong khi con số này với Mỹ là 555 tỷ euro (673 tỷ USD).
Video đang HOT
Xuất khẩu của EU sang Trung Quốc đã tăng 2,2% lên 202,5 tỷ euro, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 5,6% lên 383,5 tỷ euro. Trong khi đó, xuất khẩu của EU sang Mỹ giảm 13,2% và nhập khẩu từ Mỹ cũng giảm 8,2%.
Nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 trong quý I/2020 nhưng đã hồi phục mạnh mẽ vào cuối năm, với chỉ số tiêu dùng tăng so với một năm trước đó.
Kết quả này đã giúp thúc đẩy doanh số các sản phẩm nhập khẩu của châu Âu tại Trung Quốc, đặc biệt là ô tô và hàng hóa xa xỉ, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu được hưởng lợi nhờ nhu cầu tăng đột biến đối với thiết bị y tế và điện tử.
Trong khi đó, EU và Trung Quốc cũng đang hướng tới một thỏa thuận đầu tư cho phép các công ty châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn.
Xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ là Anh, quốc gia hiện đã không còn là thành viên của EU. Theo Eurostat, trong năm 2020, xuất khẩu của EU sang Anh giảm 13,2%, trong khi nhập khẩu từ Anh giảm 13,9%.
Eurostat: Kinh tế Eurozone giảm ít hơn dự kiến trong năm 2020
Cơ quan thống kê châu Âu cho biết nền kinh tế của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nói chung giảm 6,4% trong năm 2020 và giảm 0,5% riêng trong quý 4.
Các cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Potsdam, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu ( Eurostat ) công bố ngày 2/2, nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) giảm 6,8% năm 2020, ít hơn so với dự báo giảm 7,8% của Ủy ban châu Âu được đưa ra hồi tháng 11/2020.
Các chỉ số ban đầu cho thấy 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro sẽ phải đối mặt với viễn cảnh một cuộc suy thoái mới sau khi đợt phục hồi vào mùa Hè năm ngoái bị gián đoạn bởi làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19. Điều này là do việc triển khai chiến dịch tiêm chủng ở châu Âu bị chậm trễ và các hạn chế liên quan đến dịch.
Kết quả thống kê của năm 2020 mặc dù vẫn là một trong những con số tồi tệ nhất trong lịch sử nhưng tốt hơn dự kiến. Điều này phần lớn nhờ vào sự khả quan của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức. Kinh tế Đức giảm 5% trong năm 2020 và kinh tế Pháp giảm 8,3%, thay vì giảm đến hai chữ số như lo ngại ban đầu.
Eurostat cho biết nền kinh tế của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nói chung giảm 6,4% trong năm 2020 và giảm 0,5% riêng trong quý 4.
Các khoản hỗ trợ đầu tiên từ quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ euro (823 tỷ USD) của EU sẽ phải chờ đến giữa năm mới được cấp cho các nước.
Nền kinh tế châu Âu chủ yếu được cầm cự bằng chương trình kích thích chưa từng có của Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho phép các nước ở Eurozone vay với lãi suất thấp từ các thị trường để thực hiện các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế./.
Những 'xác sống' ám ảnh châu Âu giữa Covid-19 Nhiều công ty châu Âu đang trở thành "doanh nghiệp xác sống", vẫn tồn tại nhờ trợ cấp chính phủ, nhưng không còn khả năng tái đầu tư hay vực dậy. Quán cà phê của Romain Rozier đang trên ngưỡng phá sản. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát hồi mùa xuân năm ngoái đến nay, doanh số bán hàng tại địa...