Không phải iPhone SE hay iPhone 12, bước đi này của Apple mới khiến cho các hãng Android phải lo ngại
Có một thị trường đã góp phần giúp cho Xiaomi, Samsung hay OnePlus/ OPPO duy trì tăng trưởng trong nhiều năm. Hiện tại, Apple đang coi thị trường này là điểm đến thay thế cho Trung Quốc.
Khi ngày ra mắt của iPhone 12 (tháng 9) đã rất gần, các iFan tại Ấn Độ lại đón nhận một tin tức rất đặc biệt: Apple đã bắt đầu thực hiện lắp ráp iPhone tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Như vậy, iPhone 11 sẽ là cái tên mới nhất trong danh sách iPhone “Assembled in India”, nối tiếp iPhone XR, iPhone 7 và iPhone SE (2016) trong quá khứ. Theo dự kiến, iPhone SE cũng sẽ sớm được chuyển sang sản xuất tại Ấn Độ.
Việc sản xuất tại Ấn Độ có một ý nghĩa đặc biệt với những người muốn mua iPhone. Do chính sách thúc đẩy sản xuất nội địa, chính phủ Ấn Độ áp đặt mức thuế rất cao lên smartphone nhập khẩu. Biểu tượng “Assembled in India” sẽ giúp giá thành của iPhone 11 tại Ấn Độ giảm mạnh, gia tăng sức cạnh tranh với smartphone Android cao cấp.
Rất sớm thôi, Apple sẽ tiến sâu vào thị trường được coi là “sân nhà” của Android.
Với Xiaomi, Samsung và OnePlus, đây quả thật là một tin không vui. Kể từ khi thị trường này bùng nổ vào khoảng giữa thập niên 2010, Ấn Độ vẫn được coi là “sân nhà” của Android. Do thị phần của iPhone tại Ấn Độ chỉ vào mức 2-3%, toàn bộ miếng bánh béo bở (1,38 tỷ dân) nằm gọn trong tay các nhà sản xuất Android. Hiện tại, Xiaomi đang chiếm vị trí số 1 với thị phần 30%, Samsung đứng số 2 với 24%. Ngay cả những tên tuổi kém nổi hơn như Vivo, Realme và OPPO cũng có doanh số smartphone cao gấp 3, 4 lần Apple.
Song, chính thị phần nhỏ bé hiện tại đã biến Ấn Độ trở thành điểm đến đầy tiềm năng cho Apple trên hành trình hồi phục tăng trưởng. Kể từ iPhone X tới nay, cả doanh số lẫn doanh thu iPhone đều đã nhiều lần suy giảm, cho thấy các thị trường truyền thống của nhà Táo như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đều đã bão hòa. Một thị trường mới mẻ như Ấn Độ hứa hẹn là chìa khóa giúp Tim Cook có thể đảo ngược xu thế này.
Kết thúc năm 2020, vị CEO của Apple cho biết Ấn Độ là một trong số ít các thị trường mà Apple vẫn đang duy trì được mức tăng trương 2 chữ số. Thực tế, Apple đã bắt đầu đẩy mạnh kinh doanh iPhone tại Ấn Độ vào năm 2018, khi hãng này thực hiện cải tổ toàn bộ chiến lược phân phối tại quốc gia này.
iPhone “Assembled in India” sẽ tránh được khoản thuế nhập khẩu lên tới 20%.
Video đang HOT
Các đối thủ Android cần phải đặc biệt lo lắng về những bước đi tương lai của Apple, do hãng này chỉ tập trung vào phân khúc màu mỡ nhất, sinh lời nhất: phân khúc cao cấp. Từ năm ngoái, Ấn Độ đã trở thành minh chứng tiếp theo cho “nghịch lý Android/iPhone”, khi smartphone Android dù áp đảo về doanh số nói chung nhưng lại để Apple thống trị phân khúc cao. Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, Apple đã “thống trị” thị trường smartphone giá 500 USD trở lên từ quý 2/2019. Cứ 4 chiếc smartphone bán ra tại phân khúc này, có 3 chiếc mang logo Táo Cắn Dở phía sau lưng.
Vũ khí chủ chốt để Apple thiết lập được thành công này là iPhone XR, mẫu iPhone được Apple bắt đầu “Make in India” vào quý 3 năm ngoái. Mức giá ra mắt hấp dẫn của iPhone 11 khi ra mắt cũng được coi là một nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu tại thị trường tỷ dân rất chuộng Android này.
Bằng cách thống trị phân khúc cao cấp, Apple cũng đem về lợi nhuận cao đáng ngạc nhiên. Doanh số của Samsung Ấn Độ cao gấp 10 lần Ấn Độ nhưng lợi nhận lại chỉ cao gấp 5 lần – nói cách khác, một chiếc iPhone bán ra tại thị trường tỷ dân này đem về khoản lời cao gấp đôi một chiếc Galaxy. Xiaomi còn tệ hơn: dù chiếm vị trí số 1 về thị phần nhưng trong năm tài chính 2019 Xiaomi Ấn Độ thậm chí còn chẳng thể sinh lời từ smartphone hay các thiết bị khác.
Ác mộng của Android: thống trị thị phần nói chung nhưng lại để Apple độc chiếm phân khúc cao cấp.
Khi Apple tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh tại Ấn Độ, cơn ác mộng của Xiaomi sẽ còn tiếp diễn. Do thuế nhập khẩu của Ấn Độ lên tới 20%, việc được chuyển sang sản xuất tại Ấn Độ có thể giúp iPhone SE tấn công sâu hơn nữa vào phân khúc tầm trung. Hiện tại, đây vẫn là phân khúc quan trọng nhất của Xiaomi nói riêng và các hãng Android nói chung, do giá bán không quá đắt cũng không quá rẻ sẽ giúp nhà sản xuất cân bằng giữa doanh số và lợi nhuận. Sự xuất hiện của iPhone SE có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện trận chiến.
Số liệu quý 1 cho thấy Apple Ấn Độ tăng trưởng tới 71%. Con số này sẽ còn gia tăng hơn nữa khi iPhone SE được “Make in India”. Sức mạnh của chiếc iPhone này là không phải bàn cãi: ngay cả trong quý 2 bị Covid-19 tàn phá nặng nề, doanh số toàn cầu của iPhone SE vẫn đạt mức 12 – 14 triệu chiếc. Những chiếc iPhone khác thậm chí còn thành công hơn: iPhone XR và iPhone 11 thay nhau nắm giữ vị trí số 1 thế giới, iPhone 11 Pro Max hay iPhone XS cũng thường xuyên “lọt top”.
Các nhà máy của Foxconn hay Wistron tại Ấn Độ sẽ mang binh đoàn iPhone hùng hậu này đến quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. Khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng gia tăng, và khi Covid-19 cho thấy nhu cầu phải đa dạng chuỗi cung ứng, việc Apple mở rộng sản xuất tại Ấn Độ là hoàn toàn hợp lý. “Sân nhà” của Android sẽ phải đón nhận thêm một đối thủ cực kỳ khó chịu – một kẻ dù đến muộn nhưng lại có đủ tiềm lực để “ăn” hết lợi nhuận của những kẻ đi trước.
Nhờ điều này, Apple sẽ không cần phải "hạ giá" mà iPhone vẫn đắt hàng
Apple đang nắm trong tay những lợi thế quan trọng để dù có bán iPhone giá cao đến mấy chăng nữa, hãng cũng không lo bị ế. Đặc biệt sự xuất hiện của iPhone giá thấp hơn lại là một chiêu bài tinh vi khác của Apple.
Model iPhone 9, chiếc smartphone được cho là kế nhiệm iPhone SE được cho là có giá 399 USD. Mức giá này khiến nhiều cho rằng, Apple phải chăng đang cố tình hạ giá sản phẩm để thúc đẩy doanh số iPhone ngày càng tăng?
Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Apple đang có trong tay một vũ khí cực kỳ lợi hại mà chắc chắn hãng chẳng bao giờ cần phải "hạ mình", đánh mất giá trị thương hiệu đắt đỏ xây dựng bấy lâu nay để bán được nhiều iPhone hơn.
Năm 2020 này, ngoài việc cho ra mắt thế hệ iPhone 12 mới, Apple cũng được cho sẽ trình làng iPhone 9, phiên bản kế kiệm của iPhone SE với mức giá dự đoán rơi vào khoảng 399 USD.
Hầu hết mọi người đều coi đây là model iPhone giá rẻ và rất đáng chờ đợi. Đồng thời các chuyên gia phân tích cho rằng, sản phẩm này sẽ giúp Apple mở rộng sự hiện diện trên nhiều phân khúc và ở các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên cũng có không ít người cho rằng iPhone 9 vẫn còn quá đắt so với những gì nó đem lại. Và mọi người có thể sẽ chuyển sang mua các model iPhone cũ hơn như iPhone 6s, iPhone 7, hoăc thậm chí là chuyển sang Android.
Nhưng... iPhone đâu cần phải bán rẻ như cho thì mới bán đắt
Nếu iPhone 9 ra mắt với mức giá 399 USD, đó sẽ là một mức giá phù hợp với các khách hàng muốn nâng cấp lên phần cứng cùng mức giá cạnh tranh nhất. So với các sản phẩm iPhone cũ, ví dụ như iPhone 8 với giá bán 449 USD, iPhone 9 rõ ràng hấp dẫn và đáng mua hơn rất nhiều.
Apple luôn là bậc thầy trong việc định giá khiến người tiêu dùng dù muốn hay không cũng sẽ bỏ tiền ra để mua sản phẩm. Với việc giảm 50 USD so với iPhone XS, iPhone 11 đã nhanh chóng trở thành một trong những model bán chạy nhất. Có rất nhiều người tin rằng, iPhone 11 thậm chí còn đáng mua hơn cả iPhone 11 Pro, đơn giản vì nó cân bằng được giữa giá bán, tính năng và phần cứng.
Apple có một lượng fan đông đảo, vậy thì ngại gì phải hạ giá?
Táo Khuyết vốn nổi tiếng là một hãng rất biết cách truyền thông để nâng tầm dòng iPhone của mình. Chắc chắn Apple sẽ biết cách nâng tầm chiếc iPhone 9 với những mỹ từ hấp dẫn như cấu hình cao cấp trên một thiết bị có mức giá phải chăng. Cách dùng từ này chắc chắn sẽ khiến người dùng không nghiêng ngả thì cũng xiêu lòng.
Bên cạnh đó phải kể đến "lòng trung thành" vô bờ bến của các iFan. Tính đến thời điểm hiện tại, Apple vẫn là một trong những thương hiệu có lòng trung thành cao nhất. Thậm chí theo một khảo sát gần đây tại Mỹ, có tới 9/10 chủ sở hữu có kế hoạch nâng cấp lên iPhone mới trong lần mua điện thoại sắp tới.
Nghiên cứu do công ty SellCell công bố cho thấy, Apple có mức độ trung thành thương hiệu lên tới 90,5%, và chỉ có chưa đến 10% người dùng muốn mua các thiết bị khác. Bên cạnh đó, có tới 79% người dùng iPhone hài lòng với sản phẩm của Apple và không có bất cứ lý do nào để xem xét chuyển sang dùng Android.
Hồi năm 2017 khi Apple ra mắt iPhone X, chiếc iPhone đầu tiên có mức giá 999 USD, nhiều người tin rằng chiếc máy này sẽ mở ra một thời kỳ thất bại của Apple. Các chuyên gia cho rằng, việc đẩy giá iPhone vượt ngưỡng 1000 USD là một bước đi rủi ro, đồng thời đe dọa doanh số sẽ đi xuống trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Thế nhưng sau quý đầu tiên có mặt trên thị trường (Q1/2018), iPhone X lại trở thành chiếc smartphone bán chạy nhất thế giới với doanh số hơn 16 triệu máy trên toàn cầu.
Nói như vậy để thấy, Apple không cần thiết phải giảm giá iPhone xuống quá thấp để níu kéo người mua hàng. Chừng nào Apple vẫn giữ mức giá cao như hiện nay, đồng thời tiếp tục áp dụng cách tiếp cận đánh vào lòng trung thành của khách hàng thì không có lý do nào để lo lắng việc iPhone bán ế.
Như trong một bài viết gần đây, sự xuất hiện của iPhone 9 không hẳn nhằm chạy đua doanh số mà là một nước cờ quan trọng của Apple về lâu dài. Sự xuất hiện của iPhone 9 sẽ phần nào thuyết phục người dùng sớm nâng cấp từ iPhone đời cũ lên mới nhanh hơn. Và tất nhiên người hưởng cuối cùng sẽ là Apple.
Theo VN Review
Samsung nâng cấp dây chuyền sản xuất OLED phục vụ iPhone 12 Các báo cáo cho biết lô màn hình iPhone 12 đầu tiên sẽ đến từ Samsung, và công ty đang nâng cấp một dây chuyền sản xuất tấm nền OLED sẵn sàng phục vụ cho iPhone thế hệ tiếp theo. Samsung sẽ là nhà cung cấp tấm nền OLED cho những đơn hàng iPhone 12 đầu tiên Theo GizChina, người khổng lồ của...