Không phải Hà Nội, TP.HCM hay Hải Phòng, đây là 5 địa phương tìm kiếm tiền điện tử nhiều nhất Việt Nam
Địa phương đứng đầu với số lượt tìm kiếm “tiền điện tử” gây nhiều bất ngờ, thậm chí còn gấp đôi vị trí thứ 2.
“Bitcoin” cũng là từ khóa thu hút nhiều sự quan tâm của người Việt .
Theo báo cáo của Google, tổng lượng tìm kiếm thông qua công cụ Google tại Việt Nam tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch năm 2019. Trong đó, đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng là những lĩnh vực mà lượng tìm kiếm gia tăng nhiều nhất.
Xu hướng tìm kiếm “tiền điện tử” nổi lên từ cuối năm 2020 và đạt đỉnh vào tháng 5/2021. Cụ thể, so với giai đoạn trước Covid-19, số lượng tìm kiếm với từ khóa “tiền điện tử” tăng 115% trong năm 2021. Thậm chí, dữ liệu thu thập được vào tháng 5/2021 còn gấp 4 lần so với lúc giữa năm 2019.
Mặc dù sau khi đạt đỉnh, lượt tìm kiếm có sự sụt giảm đáng kể nhưng vẫn cao hơn nhiều so với khoảng thời gian trước đại dịch.
Lượt tìm kiếm từ khóa “tiền điện tử” của người Việt
Video đang HOT
Tiền Giang là địa phương có số lượt tìm kiếm với từ khóa “tiền điện tử” nhiều nhất trên Google, gần như cao gấp đôi tỉnh thứ hai là Quảng Ninh.
Ngoài Tiền Giang và Quảng Ninh, ba địa phương khác cũng nằm trong top 5 người dân tìm kiếm nhiều về “tiền điện tử” là Ninh Bình, Đắk Nông và Đắk Lắk.
Các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng đều nằm trong top 20 địa phương có số lượt tìm kiếm nhiều nhất. Riêng Cần Thơ đứng thứ 43 trên tổng số 55 khu vực được Google Trends thống kê.
Mức độ tra cứu với từ khóa “tiền điện tử” tại các địa phương
Với một từ khóa tương đồng khác là “Bitcoin”, người dùng ở ba thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng tra cứu nhiều nhất. Đắk Nông tiếp tục có tên trong top 5 với lượt tìm kiếm ngang với vị trí thứ 4 là tỉnh Gia Lai. Thành phố Hải Phòng và Cần Thơ lần lượt có tên ở vị trí thứ 7 và thứ 35 trên tổng số 63 khu vực.
Mức độ tra cứu với từ khóa “Bitcoin” tại các địa phương
Mức độ quan tâm với từ khóa “Bitcoin” tăng 38% trong năm 2021 so với năm 2019 và cũng đạt đỉnh vào tháng 5/2021. Nhìn chung, mức độ quan tâm của người Việt với từ khóa “Bitcoin” vẫn cao hơn đáng kể so với từ khóa “tiền điện tử”.
Lượt tìm kiếm “Bitcoin” (đỏ) và “tiền điện tử” (xanh) của người Việt
“Trong đại dịch, người Việt quan tâm đến việc đầu tư nhiều hơn, trong đó đặc biệt là người dân ở các tỉnh nông thôn”, báo cáo của Google nêu ra.
Trước đó, một số thống kê khác cũng cho thấy người Việt đang ngày càng chú ý tới tiền điện tử.
Một khảo sát công bố năm 2021 của Chainalysis về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) trên 154 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, Việt Nam đứng đầu với số điểm tuyệt đối, vượt xa các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc. Cũng theo Chainalysis, các nhà đầu tư Việt Nam đã kiếm lời hơn 9.000 tỷ đồng nhờ việc đầu tư vào Bitcoin trong năm 2020.
Tại Tech Submit 2022, ông Nguyễn Thành Trung, cha đẻ của tựa game tỷ đô Axie Infinity, còn đưa ra phép so sánh thú vị về sự phát triển của Internet và blockchain. Cụ thể, Việt Nam mất tới hơn 30 năm để 73% người Việt sử dụng Internet, trong khi chỉ mất 13 năm để dẫn đầu về chỉ số chấp nhận tiền điện tử. Điều này chứng tỏ người Việt rất nhạy bén với công nghệ mới.
Một khảo sát khác của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia năm 2021 cũng đưa ra những số liệu thú vị. Theo đó, 41% người Việt được hỏi khẳng định đã mua tiền điện tử, 20% trong số đó mua Bitcoin. Đây cũng là mức cao nhất trong số các nước được khảo sát.
Tội phạm tiền kỹ thuật số đánh cắp 14 tỷ USD trong năm 2021
Những tội phạm mạng hoạt động trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số đã thu về được số tiền kỷ lục 14 tỷ USD trong năm 2021.
Đây là số liệu mới nhất được công ty phân tích Chainalysis đưa ra ngày 6/1 trong bối cảnh các nước đang kêu gọi tăng cường kiểm soát lĩnh vực tiền kỹ thuật số vốn đang tăng trưởng nhanh chóng.
Theo báo cáo của Chainalysis, tiền kỹ thuật số đổ vào các địa chỉ ví điện tử liên quan tới các hoạt động phi pháp bao gồm lừa đảo, thị trường chợ đen và sử dụng mã độc tống tiền (ransomware) đã tăng 80% so với 1 năm trước đó. Các giao dịch liên quan tới các địa chỉ phi pháp chỉ chiếm 0,15% tổng lượng giao dịch tiền kỹ thuật số - mức thấp nhất từ trước tới nay. Trong năm ngoái, tổng lượng giao dịch tiền kỹ thuật số đạt 15.800 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với 1 năm trước.
Các cơ quan giám sát tài chính và các nhà hoạch định chính sách từ Mỹ đến Đức đều lo ngại nguy cơ các đồng tiền kỹ thuật số bị lợi dụng để rửa tiền. Chainalysis đã cảnh báo hành vi lạm dụng đồng tiền kỹ thuật số tạo ra trở ngại lớn cho việc lưu hành những đồng tiền này, làm gia tăng khả năng chính phủ các nước áp đặt biện pháp hạn chế trong khi nạn nhân chịu thiệt hại lớn nhất là người dân vô tội trên khắp thế giới.
Chainalysis cũng chỉ ra rằng một trong những yếu tố thúc đẩy sự gia tăng tội phạm liên quan tới tiền kỹ thuật số là sự bùng nổ của các hành vi lừa đảo và trộm cắp trên các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). Xét tổng thể, số tiền bị đánh cắp liên quan tới tội phạm tiền kỹ thuật số đã tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2020, với số tiền kỹ thuật số trị giá 3,2 tỷ USD bị đánh cắp trong năm 2021.
Khoảng 2,2 tỷ USD trong số đó, chiếm khoảng 72%, đã bị đánh cắp từ các trang web DeFi - chuyên cung cấp cho vay, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác mà không thông qua ngân hàng. Hành vi lừa đảo trên các nền tảng Defi đã gây thiệt hại số tiền kỹ thuật số ước tính lên tới 7,8 tỷ USD, tăng 82%.
Các tài sản kỹ thuật số, từ đồng bitcoin đến các token (chữ ký số) được mã hóa thành những con số, đã bùng nổ vào năm 2021 khi thu hút lượng lớn các nhà đầu tư và các công ty lớn. Những người mới tham gia bị "mờ mắt" với những lời hứa kiếm được lợi nhuận nhanh chóng khi đầu tư vào tiền kỹ thuật số, cũng như hy vọng rằng đồng bitcoin là hàng rào chống lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, các đồng tiền kỹ thuật số vẫn phải tuân theo các quy định chắp vá, khiến các nhà đầu tư có rất ít khả năng chống lại các loại hình tội phạm.
Việt Nam bàn giao hài cốt binh sĩ cho Mỹ Việt Nam bàn giao một bộ hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh được đội hỗn hợp phát hiện trong đợt tìm kiếm chung lần thứ 143. Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP) tiến hành lễ bàn giao hài cốt tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội hôm nay, với sự tham gia của Đại...