Không phải cứ mắc ung thư là chết: 4 loại ung thư có cơ hội được chữa khỏi trên 90% nếu như bạn ghi nhớ nguyên tắc này của bác sĩ
Dưới đây là 4 căn bệnh ung thư có khả năng được tiên lượng điều trị tốt nhất nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Khi nhắc đến căn bệnh ung thư, nhiều người sẽ nghĩ ngay đó là một “bản án tử hình”, tuy nhiên đây là một khái niệm cũ.
Theo dữ liệu từ Viện Ung thư Quốc gia (Trung Quốc), tỷ lệ sống sót trung bình 5 năm đối với tất cả các bệnh ung thư là khoảng 67%, thậm chí đối với một số bệnh ung thư tỷ lệ sống sót có thể đạt tới hơn 90%.
Nói một cách chính xác thì ung thư thực sự là một căn bệnh mãn tính, giống như tiểu đường và cao huyết áp. Các bệnh mãn tính thường phát triển âm thầm, không lây nhiễm và khó chữa. Dù vậy, giới khoa học đã tìm ra những phương pháp điều trị thành công cho một số loại ung thư khi cho kết quả rất tích cực.
Ung thư thực sự là một căn bệnh mãn tính, giống như tiểu đường và cao huyết áp.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã thực hiện một cuộc phân tích dữ liệu về các trường hợp ung thư toàn cầu và kết luận rằng: Có 1/3 số bệnh nhân có thể được ngăn chặn, 1/3 số bệnh nhân có thể được chữa khỏi và 1/3 bệnh nhân ung thư có thể điều trị kéo dài sự sống.
Theo các bác sĩ ung thư, nguyên tắc số 1 để ung thư được điều trị hiệu quả, ít tốn kém, khả năng sống cao đó là được phát hiện sớm.
Dưới đây là 4 căn bệnh ung thư có khả năng được tiên lượng điều trị tốt nhất nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao và tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể đạt tới 99%.
Hầu hết các bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển rất chậm, do đó, hầu hết bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt có thể sống sót trong nhiều năm và nhiều người trong số họ đã không chết vì ung thư tuyến tiền liệt mà vì những lí do khác nhiều hơn.
Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao và tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể đạt tới 99%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phát hiện bệnh khi ung thư đã di căn thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.
Theo các bác sĩ, có hai cách chính để sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến, đó là thăm trực tràng hoặc xét nghiệm định lượng PSA trong máu. Nếu bạn thấy có khó khăn khi đi tiểu hoặc thấy có máu trong nước tiểu thì nên đi khám bác sĩ ngay bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư hoặc những vấn đề khác về tuyến tiền liệt.
2. Ung thư vú
Trong quá khứ, ung thư vú từng được coi là một “án tử” nhưng những năm gần đây, điều trị ung thư vú đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn sớm khá cao, tỉ lệ là 99% hoặc thậm chí là 100%
Tuy nhiên, bệnh ung thư vú được phát hiện sớm sẽ dễ dàng để điều trị và chữa khỏi hơn so với khi nó đã di căn. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo phụ nữ trên 45 tuổi nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc vú hàng năm.
Bệnh ung thư vú được phát hiện sớm sẽ dễ dàng để điều trị và chữa khỏi hơn so với khi nó đã di căn.
3. Ung thư da
Những bệnh nhân mắc ung thư da có thể sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán là 91,5%.
Nguyên nhân chủ yếu bởi ung thư tế bào hắc tố da có thể phát hiện qua mắt thường khi vẫn còn ở giai đoạn đầu. Nếu ung thư chưa di căn, bác sĩ có thế loại bỏ và điều trị nó bằng phẫu thuật.
Dù vậy, nếu người bệnh không điều trị sớm, ung thư da có nhiều khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi đó, việc điều trị sẽ rất khó khăn, đồng thời khả năng sống trên 5 năm chỉ còn 15-20%.
Để ngăn ngừa ung thư da, bác sĩ khuyên mỗi người nên tự kiểm tra kích thước, màu sắc, hình dáng bất thường ở da và sự gia tăng của các nốt ruồi, đặc biệt là ở phần lưng, da đầu, bìu và ở các kẽ chân.
4. Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp cũng là một loại ung thư di căn chậm và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của nó có thể lên tới 98%.
Ung thư tuyến giáp cũng là một loại ung thư di căn chậm và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của nó có thể lên tới 98%.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều có cơ hội điều trị khá tích cực. Ngay cả khi khối u phát triển đến kích thước lớn hoặc đã bắt đầu lan sang các mô lân cận, xác suất được chữa khỏi sau phẫu thuật vẫn rất cao. Ngoài ra, ung thư tuyến giáp tương đối dễ nhận biết ở giai đoạn đầu, đây chính là lý do quan trọng giúp tỷ lệ chữa bệnh ung thư tuyến giáp thường tương đối cao.
Tầm soát ung thư dạ dày như thế nào?
Ung thư dạ dày là loại bệnh lý tiến triển khá nhanh. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi ung thư chưa xâm lấn giúp việc điều trị hiệu quả.
Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn cao, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém, kinh phí điều trị lớn.
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Ở giai đoạn này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Hiện nay việc phát hiện ung thư dạ dày sớm được quan tâm nhiều, do sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh cho phép phát hiện sớm tổn thương như nội soi có dải ánh sáng hẹp, nội soi phóng đại.
Các bước tầm soát ung thư dạ dày theo Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội):
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng trong khám tầm soát ung thư dạ dày.
Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải... nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Bước 2: Nội soi dạ dày
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong. Ưu điểm của nội soi cho phép quan sát được các thay đổi của niêm mạc dạ dày và tiến hành sinh thiết qua nội soi để có chẩn đoán mô bệnh học, qua đó cho phép chẩn đoán các ung thư dạ dày tại chỗ hoặc xâm lấn.
Ngoài ra các tổn thương tiền ung thư cũng có thể thấy được trên nội soi như: viêm teo, loét, polyp hoặc các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến. Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ cũng có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư trên mô bệnh học như viêm teo, tăng sản, dị sản, loạn sản...
Nội soi cũng có thể đánh giá tình trạng có hay không có nhiễm Helicobacter Pylori, một trong số những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, giúp cho việc điều trị dự phòng.
Ung thư dạ dày là loại bệnh lý tiến triển khá nhanh. Vì thế trong sàng lọc, vai trò của nội soi dạ dày chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư.
Bước 3: Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc...
Bước 4: Sinh thiết
Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày
- Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.
- Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
- Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.
- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Những định kiến sai lầm về bệnh ung thư Định kiến sai lầm phổ biến nhất là: mắc bệnh ung thư đồng nghĩa mang bản án tử hình, nếu có điều trị thì cũng chỉ vớt vát, kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị... Bác sĩ Bệnh viện K...