Không nước nào công nhận chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông
Hoạt động cải tạo các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Sáng 18/6, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột” đã được khai mạc tại khách sạn Radisson Slavyaskaya ở Moscow.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 được tổ chức tại thủ đô Moscow của Nga thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, các nhà khoa học Nga, đại diện chính quyền, các bộ ngành và báo chí Nga, quốc tế.
Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học D.Mosyakov (ngồi giữa) phát biểu khai mạc hội thảo
Trong số gần 60 người tham dự hội thảo có sự hiện diện của Phó Chủ tịch Hạ viện N.Levichev, lãnh đạo một số Vụ của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Ủy ban đối ngoại của Hạ viện, nhiều lãnh đạo của các Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín của Nga và đặc biệt có sự góp mặt của gần 10 chuyên gia quốc tế nổi tiếng về vấn đề Biển Đông đến từ các nước Mỹ, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore…
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Dmitri Mosyakov – Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học- Viện Hàn lâm Khoa học Nga (đơn vị chủ trì hội thảo) cho biết, chủ đề và các nội dung thảo luận tại hội thảo hôm nay rất quan trọng và cấp thiết, khi mà tình hình ở Biển Đông vẫn căng thẳng và không ổn định, xuất hiện các nguy cơ đối đầu quân sự và có thể biến thành một trong những điểm nóng tiếp theo trên thế giới.
Video đang HOT
Giáo sư Mosyakov nhấn mạnh tính chất của cuộc hội thảo này đã thu hút nhiều nhà khoa học và mong rằng sẽ có những kiến nghị cho cuộc xung đột hiện nay ở Biển Đông.
Tiến sỹ Ian Storey – chuyên viên nghiên cứu cao cấp – Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore
Giáo sư Mosyakov phát biểu: “Việc tiếp tục tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua diễn đàn này, các nhà khoa học đến từ các nước không trực tiếp liên quan đến tranh chấp sẽ có những đánh giá khách quan và có những kiến nghị phù hợp để các bên có thể tiếp nhận; giúp các nước có thể đi đến nhượng bộ nhất định, mà các bên có thể chấp nhận được và góp phần làm giảm căng thẳng hiện nay tại Đông Nam Á”.
Trong phát biểu khai mạc, Giáo sư Mosyakov cũng nhận định, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố gây ra căng thẳng trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với 80 % diện tích Biển Đông.
Tuy nhiên, tuyên bố này của Trung Quốc không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Hơn nữa, hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Giáo sư Mosyakov nhấn mạnh, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận đã đạt được.
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 tại Moscow
Theo chương trình, hội thảo được chia làm 4 phiên thảo luận, bao gồm: Tình hình tại Biển Đông từ quan điểm địa chính trị hiện nay; Tình hình tại Biển Đông và nguy cơ quân sự hóa, chạy đua vũ trang trong khu vực; Các khía cạnh pháp lí và chính sách của các lực lượng bên ngoài khu vực trong xung đột ở Biển Đông; Cách thức giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay, triển vọng hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á./.
Theo Đoan Hải/VOV- Moscow
Philippines sẽ trình bản đồ cổ 300 năm về chủ quyền bãi cạn Scarborough
Philippines sẽ trình ra Tòa án trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ có cách đây 3 thế kỷ để chứng minh chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc, trang tin InterAksyon (Philippines) cho hay.
Tấm bản đồ 300 năm tuổi của Philippines - Ảnh: Chụp màn hình InterAksyon
InterAksyon cho biết với tấm bản đồ 300 tuổi này, Philippines sẽ phản bác chủ quyền vô căn cứ, thậm chí cả đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Manila tuyên bố bãi cạn Scarborough (người Philippines gọi là Panatag) nằm ngoài khơi Luzon hay Nueva Castilla thuộc chủ quyền của nước này. Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp nhau Scarborough, và Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này từ năm 2012.
Tấm bản đồ có xuất xứ từ một linh mục Dòng Tên, người đã cho ấn hành nó hồi năm 1734. Tấm bản đồ tình cờ xuất hiện trong số tài sản đấu giá của một người Anh ở nhà đấu giá Sotheby's (London) hồi năm 2012. Một thương gia người Philippines tên Mel Velarde đã trúng phiên đấu giá với giá 170.500 bảng Anh, tương đương gần 267.000 USD.
Nhận thấy đây là bằng chứng quý giá đối với Philippines trong vụ kiện Trung Quốc, thương gia Valarde đã đem tặng Tổng thống Benigno Aquino III hồi đầu năm nay nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh Philippines.
Cùng với việc tình cờ phát hiện ra tấm bản đồ, thương gia họ Valarde còn phát hiện ra mình cùng họ với vị linh mục Dòng Tên Pedro Murillo Velarde, người đã cho ấn hành tấm bản đồ cách đây 3 thế kỷ.
Như vậy, bên cạnh 60 tấm bản đồ cổ đang được chính phủ Philppines nắm giữ, đây sẽ là bằng chứng quan trọng tiếp theo của Manila để chứng minh quyền chủ quyền của mình ở khu vực.
Đầu năm 2013, Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc để phản bác Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý, nuốt trọn gần cả Biển Đông.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Phóng viên Mỹ chứng kiến 'mèo vờn chuột' trên Biển Đông Nữ phóng viên một kênh truyền hình Mỹ tận mắt chứng kiến cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam gần giàn khoan 981 và gọi đây là cuộc đuổi bắt giữa mèo và chuột. Phóng viên Mỹ chứng kiến 'mèo vờn chuột' trên Biển Đông Eunice Yoon, phóng viên kỳ cựu của kênh truyền hình CNBC, có cơ hội lên...