Không ngờ thứ quả của vùng quê nghèo lại trở thành món gây tranh cãi, chị em tìm thưởng thức nhớ về ký ức xưa
Rừng cọ, đồi chè gắn liền với vùng trung du Phú Thọ, nhưng liệu bao người biết đến quả cọ – món ăn gây nhiều tranh cãi.
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca… (Ta đi tới, Tố Hữu)
Quả cọ ăn được phải lấy từ cây cọ già, có đủ 24 lá trở lên
Nhắc đến Phú Thọ là nhắc đến rừng cọ đồi chè. Người dân trồng cọ không phải để ăn quả. Cọ được trồng với mục đích chính làm vật liệu lợp nhà, lợp chuồng bò, chuồng lợn, gà… Bởi cây cọ ăn được quả, quả ngon thì ít nhất phải là cây từ 24 lá trở lên, tương đương với 2 năm không chặt lá, vì mỗi tháng cây cọ đẻ đúng 1 lá.
Hình dáng cọ khá giống quả trám đen nhiều người hay nhầm lẫn
Sinh ra trong một gia đình cọ đầy đủ và sung túc như thế quả cọ mới bùi, béo, dẻo và không sượng, không sâu. Trong khi đó, mái tranh cứ độ 2 năm là phải thay mới, đúng với thời gian để cây cọ cho quả ngon nên lá thường xuyên bị chặt kiệt.
Nhưng liệu có bao nhiêu người biết đến quả cọ Phú Thọ? Món quả này là món gây khá nhiều tranh cãi vì có người biết ăn, người không biết ăn. Chị Hồ Tuyết Anh khi giới thiệu về quả cọ trên diễn đàn ẩm thực đã cho biết: “Hồi sinh viên mình đã từng mang món quả này đi Hà Nội làm quà nhưng hầu hết các bạn tỉnh khác không biết ăn. Và hay hỏi mình sao quả gì mà chả có vị gì cả.. thế quả này là ăn vỏ hay ăn hạt.. Nên mình chỉ xin bổ sung món quả này là 1 một loại quả đặc trưng của tỉnh Phú Thọ mình mà tất cả những người con đi xa quê bao năm vẫn nhớ đến hương vị của nó. Thường hàng năm vào mùa tháng 11 trở đi là đến mùa cọ, người ta hái và bán cọ đầy các chợ.”
Cọ ngâm nước sôi lăn tăn để ỏm là món phổ biến nhất từ quả cọ
Khi chị Tuyết Anh chia sẻ về quả cọ, nhiều thành viên của diễn đàn cũng đã tỏ ra ngạc nhiên vì lần đầu tiên nghe nói quả cọ có thể ăn được. Có người còn nhầm quả cọ với quả trám đen vì hình dáng khá giống. Nhưng những người quê ở vùng đồi cọ khi nhìn thấy đã phải thốt lên, đấy chính là loại quả, thứ hương vị của ký ức quê nghèo.
Video đang HOT
Cọ bùi tơi sau khi ỏm
Cách ăn quả cọ phổ biến nhất là rửa sạch, xóc bỏ bớt vỏ ngoài rồi “ỏm” (Đây là cách làm chín quả cọ nhưng lại không phải luộc mà ngâm vào nước sôi lăn tăn. Chứ nếu để nước sôi cho cọ vào thì quả cọ lại bị cứng lại và chát không ăn được nữa.) Sau đó xóc thêm đường để cọ được ngọt và có vị béo, bùi hơn.
Cọ ngon theo vị của người dân quê thì là béo, ngậy càng béo càng bùi, lớp cùi dày màu vàng, khi ăn lại dẻo quánh trong miệng thì đó là loại cọ nếp ngon.
Cũng có người làm món muối cọ
Cọ muối ăn rất đưa cơm
Cọ sau khi hái về, người chế biến lấy một lượng quả vừa phải bỏ vào cái rổ xảo rồi úp bên trên thêm một cái rổ hoặc cái mẹt và bắt đầu xóc. Mục đích của việc làm này là để quả cọ không bị văng ra ngoài trong quá trình xóc. Quả cọ bị lên – xuống, xuống – lên, xoay trái – xoay phải, lóc lộn tứ bề thì lựt hết vỏ. Số lượng quả cho một lần làm món cọ muối nhiều hay ít là do ở người chế biến quyết định. Thường thì khoảng 3 – 5 mẻ xóc là đủ cho một lần muối. Sau khi công đoạn loại bỏ vỏ cơ bản xong, người chế biến chỉ việc nhặt quả cọ thả vào xoong nước sôi liu riu đã đun từ trước trên bếp, tầm 70 – 800C để ỏm. Ấy là nói cho dễ định, chứ ít người máy móc đo. Trên thực tế, người chế biến thường thử bằng cách nhúng bàn tay vào nồi nước đang đun trên bếp mà thấy không bỏng, vẫn chịu được là vừa. Tiếp tục giữ nồi cọ ở nhiệt độ ấy thêm khoảng 10 – 15 phút nữa là quả bắt đầu chín. Sau đó, người chế biến đổ cọ ra rổ, chờ cho ráo nước thì mới tiến hành tách bỏ hạt và giữ lại phần cùi thịt của quả cọ. Công đoạn cuối cùng là cho phần cùi thịt này vào trong vại, rắc đều muối và ủ thêm 3 – 4 ngày là có món cọ muối để ăn cơm.
Cọ muối có vị chua chua, bùi bùi, ngậy ngậy… đảm bảo sẽ rất tốn cơm.
Miếng cọ bùi, béo, ngậy
Xôi cọ: Xôi cọ cũng làm từ cọ ỏm, nhưng sau khi cọ ỏm chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt vàng óng của cọ. Thịt cọ ấy đem trộn đều với gạo nếp hương, xóc chút muối rồi cho vào chõ xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi xôi chín, trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi cọ càng hấp dẫn. Xôi cọ chấm với muối vừng, đưa nhẹ vào lưỡi cũng đủ thấy rất ngon.
"Rau nhà nghèo" vứt đi không ai nhặt bỗng thành đặc sản, ăn 1 lần nhớ cả đời
Món rau sắn muối chua nấu canh một thời là món ăn "nhà nghèo", "chống đói" của những người dân quê lam lũ vùng trung du thì giờ đây đã trở thành đặc sản, được nhiều chị em tìm mua để chế biến, thưởng thức.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất trung du Phú Thọ, ngay từ nhỏ, tuổi thơ đã biết đến cây sắn. Trước kia, người dân trồng sắn chỉ để lấy củ làm thức ăn chăn nuôi, giá trị kinh tế không cao nên người dân quanh vùng đa phần khó khăn.
Vựa sắn xanh mướt, ngọn để dùng muối dưa
Cũng chẳng biết từ bao giờ, người dân đã biết tận dụng ngọn sắn để làm dưa muối rồi lấy rau nấu canh ăn dần. Chẳng thế mà trước đây, ngoài cái tên rau sắn, người ta còn gọi nó với tên "rau nhà nghèo".
Những năm gần đây, rau sắn bỗng trở lên "hot", được nhiều người ưa chuộng, săn tìm.
Sở dĩ có chuyện này là bởi, không hiểu sao, rau sắn nấu với tép, cá hay với thịt, chân giò, nấu với xương lợn đều cho ra vị ngon đặc biệt, khiến bất kỳ ai một lần được thưởng thức cũng muốn được ăn lại.
Trên diễn đàn ẩm thực, nhiều chị em quê vùng trung du trồng sắn cũng đã hướng dẫn các thành viên cách muối dưa sắn chua, nấu canh dưa sắn.
Như chị Phan Anh trên diễn đàn chia sẻ, nhà chị ngày xưa nghèo lắm, bố mẹ nuôi chị em khôn lớn nhờ ngọn sắn muối chua ăn qua ngày. Lớn nên điều kiện kinh tế đã khá giả nhưng rau sắn luôn là món ăn hằng ngày của cả gia đình chị và hiện các bé con chị cũng rất thích món dưa rau sắn nấu canh.
Theo chị cho biết thì các nơi khác thường sẽ hái ngọn rau ăn củ nhưng bố mẹ chị sẽ cắm cây thu rau nên ngọn rất mập mạp, khi ăn ngoài vị đơn thuần bùi bùi vùng nào cũng có thì rau quê chị lại có vị giòn giòn ngọt ngọt của cậng, chua thanh của canh.
"Rau sắn ăn khá lạ miệng, một món ăn đáng được thử trong đời", chị Phan Anh tâm sự.
Muối dưa sắn
Bước 1: Trước tiên, bứt lấy ngọn của cây sắn. Lựa ngọn mập non và lá thuôn thì sẽ ngon và mềm hơn. Nhặt lấy lá non, mập rồi rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Đem ra mâm vò vừa phải cho rau mục ra rồi rải khoảng 1 nắm muối lên rau.
Bước 3: Cho rau vừa rải muối vào vại hay bình thủy tinh.
Bước 4: Hòa nước muối, nếm thấy vị hơi mặn nhang nhác.
Bước 5: Đổ nước muối vào bình rau và nén lại. Để bình rau chỗ mát, sau 2-3 ngày là đem ra chế biến được.
. Nấu canh dưa sắn
Vắt dưa cho sạch
Dưa sắn nấu với tôm, cua, cá hay gà, xương lợn... đều ngon và có hương vị riêng.
Xào dưa kỹ cùng mỡ (dầu) gia vị mắm muối rồi cho cá
Đầu tiên vắt kiệt nước, cho hơi nhiều dầu (hoặc mỡ) vào xào xoăn rau cùng gia vị cho ngấm, sau đó cho thực phẩm (cá, tôm, gà, lợn... đã xơ chế sạch) ninh cùng rau cho mềm.
Hay xương lợn vào xào, ninh cùng cho mềm, ngấm đều ngon
Vậy là xong món canh dưa sắn bùi bùi, thơm ngon, giòn ngọt vô cùng đưa cơm.
Về đất Tổ nếm thịt chua, ăn rêu đá, ngắm rừng cọ đồi chè bát ngát mênh mông Không chỉ nhiều cảnh quan tươi đẹp, mảnh đất trung du này còn là nơi sản sinh ra những thứ đặc sản thơm ngon, hấp dẫn, ai đến chơi lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng mà thương mà nhớ. Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng của cội nguồn dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, nơi khởi...