Không ngờ nhiều món ngon người Việt ăn hàng ngày lại hại gan khủng khiếp
Theo chuyên gia dinh dưỡng trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều đồ ăn, thức uống có thể gây hại cho gan mà nhiều người không để ý tới.
Ảnh minh họa: Internet
Ths.BS Nguyễn Đình Phú, Phó Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay bệnh lý gan mật ở Việt Nam hiện nay gia tăng không điểm dừng trong đó có một phần liên quan tới vấn đề ăn uống.
Trong bữa ăn hàng ngày có những thực phẩm gây hại cho gan mà ít người biết đến để phòng tránh. Đặc biệt, những người sẵn có tổn thương gan nếu không cân nhắc trong ăn uống sẽ khiến cho bệnh lý sẽ tiến triển nặng hơn.
Bác sĩ Phú cho hay, măng tươi là món ăn khá phổ biến của người Việt. Tuy nhiên, ít người biết trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Trong 1kg măng tươi có khoảng 230mg cyanide.
Nếu ăn nhiều măng có chứa cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước ngọt dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hơn những người ít sử dụng. Các nghiên cứu này không chứng minh được nước ngọt là nguyên nhân chính gây ra bệnh, nhưng nếu hạn chế uống soda mỗi ngày sẽ có lợi cho bạn trong việc chuyển sang một loại thức uống mới tốt hơn cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Gừng không tốt đối với người bệnh gan
Gừng là một gia vị khá phổ biến trong nhà bếp là thực phẩm tốt cho sức khỏe nên được sử dụng thường xuyên. Nhưng đối với những người gan đang bị tổn thương hoặc mắc bệnh lý về gan ăn gừng sẽ không tốt.
Bác sĩ Phú cho biết: “Trong gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan.
Chất này làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi”.
Ngoài gừng thì tỏi cũng là loại ra vị được bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh lý gan không nên ăn thường xuyên. Trong tỏi cũng có chứa volatile nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, không tốt cho người mắc bệnh viêm gan.
ít người biết trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Trong 1kg măng tươi có khoảng 230mg cyanide. Nếu ăn nhiều măng có chứa cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan. Ảnh minh họa: Internet
Rau quả đóng hộp thuận tiện để cất giữ và sử dụng khi cần thiết, nhưng tương tự như thịt chế biến sẵn, các đồ hộp có chứa rất nhiều muối với tác dụng như là chất bảo quản, và tất nhiên sẽ không tốt cho gan của bạn. Nếu bạn muốn dự trữ rau quả, nên chọn rau quả chế biến đông lạnh thay vì chọn rau quả đóng hộp.
Các loại thịt nguội, thịt xông khói, thịt chế biến sẵn có hàm lượng muối cực kỳ cao, có thể gây hại cho gan của bạn. Đúng là cơ thể chúng ta cần một ít natri trong cơ thể để giúp điều chỉnh huyết áp, nhưng với lượng natri cao có thể tạo ra chất lỏng dư thừa trong gan và cơ thể.
Video đang HOT
Hơn nữa, nhiều loại thịt chế biến sẵn chứa chất béo không lành mạnh, có thể tạo nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, là một bệnh lý đang phát triển ở Mỹ. Nói chung, một ý tưởng khôn ngoan bảo vệ gan là bạn phải kiểm soát tốt lượng natri tiêu thụ hàng ngày. Tốt nhất, không dùng quá lượng 1 muỗng nhỏ cà phê muối hàng ngày.
Rau quả đóng hộp thuận tiện để cất giữ và sử dụng khi cần thiết, nhưng tương tự như thịt chế biến sẵn, các đồ hộp có chứa rất nhiều muối với tác dụng như là chất bảo quản, và tất nhiên sẽ không tốt cho gan của bạn. Nếu bạn muốn dự trữ rau quả, nên chọn rau quả chế biến đông lạnh thay vì chọn rau quả đóng hộp. Ảnh minh họa: Internet
Thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược
Ngay cả khi trên nhãn có ghi “tự nhiên”, những sản phẩm bổ sung này thật ra không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tích cực. Một số người dùng một loại thảo dược để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh hoặc đơn giản là giúp họ thoải mái. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thảo dược có thể làm rối loạn hoạt động bình thường của gan, dẫn đến viêm gan hoặc suy gan.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào để đảm bảo chúng thật sự an toàn.
Thực phẩm chức năng chứa Vitamin A
Vitamin A rất cần thiết cho cơ thể của bạn, đặc biệt là vitamin A có nguồn gốc thực vật. Vitamin A có nhiều trong trái cây và rau quả tươi, những loại có màu đỏ, cam hoặc vàng.
Nước ngọt
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước ngọt dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hơn những người ít sử dụng. Các nghiên cứu này không chứng minh được nước ngọt là nguyên nhân chính gây ra bệnh, nhưng nếu hạn chế uống soda mỗi ngày sẽ có lợi cho bạn trong việc chuyển sang một loại thức uống mới tốt hơn cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Phú ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tạo ra gánh nặng cho gan trong việc hấp thu chuyển hóa protein và chất béo. Ảnh minh họa: Internet
Muối ăn
Bác sĩ Phú cho hay, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích, các loại mắm.
Chế độ ăn nhạt sẽ giúp phòng bệnh tăng huyết áp và bệnh lý về gan.
Thịt đỏ
Theo bác sĩ Phú ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tạo ra gánh nặng cho gan trong việc hấp thu chuyển hóa protein và chất béo.
Hiện nay, theo quan sát của bác sĩ thì người Việt có xu hướng ăn nhiều thịt hơn. Chế độ ăn không cân đối giữa các chất, hệ quả sẽ khiến cho gan phải gánh chịu.
Tôm
Cũng theo bác sĩ Phú người có bệnh lý về gan cũng không nên ăn tôm quá nhiều. Tôm có hàm lượng cholesterol cao dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh gan và đặc biệt là những người bị bệnh viêm gan.
tỏi cũng là loại ra vị được bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh lý gan không nên ăn thường xuyên. Trong tỏi cũng có chứa volatile nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, không tốt cho người mắc bệnh viêm gan. Ảnh minh họa: Internet
Trái cấy sấy khô
Trái cây khô thường có hàm lượng đường rất cao, gây hại cho gan. Đặc biệt, trái cây sấy khô có hàm lượng đường fructoza cao, là một loại đường không phân hủy trong cơ thể theo cách như các loại đường khác, kết quả phân hủy này có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm gan và gan nhiễm mỡ.
Đồ uống có đường
Ngay cả khi bạn không uống rượu, nếu bạn uống đồ uống có nhiều đường vẫn có thể góp phần làm giảm chức năng gan. Tương tự như trái cây sấy khô, đồ uống có đường thường có hàm lượng đường fructoza cao.
Chất béo
Lượng chất béo dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn chất béo nhiều làm béo phì làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2, kháng insulin, bệnh mạch vành, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh gout, sỏi mật, ung thư đại tràng, ngưng thở khi ngủ…
Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn là thuật ngữ của một loạt các tình trạng gây ra bởi sự tích tụ chất béo trong gan. Nó thường thấy ở những người béo phì hoặc thừa cân, theo boldsky.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
1001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Xê dịch và khám phá ẩm thực là hai niềm đam mê thú vị của những người yêu du lịch. Ẩm thực ở khu du lịch sẽ không là điều sợ hãi với những người bụng tốt, nhưng có thể là thảm họa với những người bụng... xấu.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những người yếu bụng chỉ ăn mì tôm và uống nước lọc khi du lịch.
Thế giới phát triển và an toàn thực phẩm đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Thực phẩm an toàn giúp các quốc gia đảm bảo an ninh lương thực, các khu du lịch có cơ hội phát triển bền vững. Đô thị hóa và những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, bao gồm cả sở thích xê dịch đã làm tăng số lượng người mua và ăn uống ở những cửa hàng bên ngoài. Điều này kích hoạt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng với các loại thực phẩm sạch và an toàn. Những thách thức này đặt trách nhiệm lớn hơn đối với các nhà sản xuất và xử lý thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, bất kể ở nhà hay đến các khu du lịch. Sự bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng từ thực phẩm đã xảy ra ở hầu hết các châu lục trong một thập kỷ qua đã khiến vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.
Nhiều người đã thực sự lo lắng trước vụ việc sữa bột trẻ em nhiễm melamine hồi năm 2008 (chỉ tính riêng ở Trung Quốc, vụ việc đã gây ảnh hưởng đến 300 000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 6 trong số đó đã chết) và vụ nhiễm khuẩn E.Coli khủng khiếp ở Đức năm 2011. Khoảng 1.150 người ở nước này đã phải nằm viện vì tác động xấu do vi khuẩn Enterohaemorrhagic E.coli gây ra. Trước đó Thụy Điển thông báo có thể 36 người ở nước này cũng bị nhiễm khuẩn E.coli độc hại do đã du lịch tới miền Bắc Đức, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận bùng dịch. Một lượng nhỏ bệnh nhân khác đang được điều trị ở Anh, Đan Mạch, Pháp, Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan. Tất cả đều đã du lịch tới Đức. Vì thế, ăn uống khi đi du lịch là mối quan tâm cũng như lo ngại của tất cả mọi người.
Tất nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm không phải ở đâu cũng được đóng dấu đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ cần có bí quyết bỏ túi, chuyến đi của bạn hoàn toàn có thể không phải kết thúc trong... nhà vệ sinh.
Tất nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm không phải ở đâu cũng được đóng dấu đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ cần có bí quyết bỏ túi, chuyến đi của bạn hoàn toàn có thể không phải kết thúc trong... nhà vệ sinh.
Đầu tiên, hãy thoải mái tâm lý khi hiểu rằng thực phẩm bạn ăn ở nhà chưa chắc đã an toàn hơn đồ ngoài đường, vìa hè, hay bất cứ ở khu du lịch nào. Điều đơn giản chỉ là cơ thể bạn chưa có thời gian làm quen với đồ ăn mới, đồ ăn mới có thể khiến cơ thể bạn phản ứng. Điều khác biệt giữa thực phẩm trồng tại nhà và thực phẩm bên ngoài là việc sử dụng nhiều phân bón tự nhiên khiến rau củ quả có thể mang vi khuẩn, gây các bệnh về đường ruột và tiêu hóa cho người ăn phải. Nó lý giải vì sao những người nhạy cảm với vi khuẩn dễ bị các bệnh tiêu hóa hơn khi ăn thực phẩm bẩn ở ngoài đường.
Một vài căn bệnh phổ biến do thực phẩm bẩn là nhiễm khuẩn salmonella, E.coli và norovirus. Việc bùng phát những căn bệnh này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) theo dõi trong nhiều năm nay.
Một trong những bí quyết đầu tiên là trước khi đi du lịch, bạn hãy truy cập trang web của các tổ chức này để tìm hiểu cung đường sẽ đi, xem liệu nơi bạn định đến có đang bị ảnh hưởng gì không, có dịch bệnh gì không?
Đồng thời tham khảo những bí quyết sau về chuyện ăn uống an toàn để có một chuyến di lịch trọn vẹn.
Thứ cần thiết cho cơ thể dù bạn ở bất cứ đâu chính là nước. Hãy tìm hiểu kỹ về nguồn gốc của những gì bạn uống. Bia và rượu vang ở các quốc gia khác nhau có thể chứa nhiều hoặc ít nồng độ cồn hơn ở Hoa Kỳ. Hãy chú ý đến tác dụng phụ của tất cả các loại đồ uống để có thể lường hết các nguy cơ có thể xảy ra.
Thịt nguội, phô mai, buffer tự chọn thường là nơi trú ngụ "ấm áp" của vi khuẩn.
Các món hải sản, đặc biệt là gỏi sống dễ gây các vấn đề về đường ruột bởi chúng thường tích tụ các chất gây ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau. Nên nhớ, cá nhỏ hơn thường an toàn hơn. Nên tránh ăn nội tạng cá và động vật có vỏ (như nghêu, trai vầ hàu) ở những khu du lịch mới đặt chân lần đầu.
Tránh dùng các sản phẩm sữa tiệt trùng, bao gồm phô mai và sữa chua. Cà phê và trà thường vô hại, tốt nhất là uống đồ uống nóng và không dùng sữa. Kiểm tra các chứng nhận thanh trùng trên nhãn dán; hầu hết sữa đóng hộp là an toàn. Nên sử dụng các loại hạt, thực phẩm có bao bì và nhớ kiểm tra hạn sử dụng của chúng.
Dân du lịch thường có một câu nói như thế này: "Rửa, gọi vỏ, nấu hoặc là quên nó đi". Thức ăn được nấu chín mới ít có khả năng nhiễm nhiễm các chất gây ô nhiễm trong không khí. Những thực phẩm như xà lách, trái cây, rau quả không có vỏ thường là thủ phạm gây rắc rối. Trái cây và rau quả bạn tự gọt vỏ sẽ an toàn hơn.
Những gia vị như mayonnaise, sốt cà chua và sốt trộn salad được đóng gói là an toàn nhất.
Đây cũng chẳng khác gì chuyện ra ngoài ăn uống nhưng nó lại rất nguy hiểm khi bạn mua đồ ăn từ người bán hàng rong. Hãy chắc chắn rằng món ăn của bạn được làm chín và phục vụ nóng hổi, đặc biệt cẩn thận với món trứng tái và bánh sandwich với nhiều rau sống. Bạn cũng nên quan sát những quầy hàng có được lau chùi sạch sẽ và được về sinh thường xuyên hay không.
Đối với việc lựa chọn cửa hàng, lời khuyên là hãy đi theo dòng người. Những nhà hàng đông khách thường phục vụ thực phẩm tươi, sạch và an toàn. Nếu bạn đến một quốc gia không nói tiếng Anh, bạn nên có một cuốn sách hướng dẫn để giúp dịch thực đơn và tránh ăn phải các món ăn có nguy cơ rủi ro cao.
Một lời khuyên cũ hơn nhưng không bao giờ là thiếu: Rửa tay trước khi ăn. Hãy nhớ rằng bạn phải sửa dụng nước sạch để rửa, không chỉ rửa tay mà còn rửa bất lỳ loại thực phẩm nào mà bạn muốn khám phá.
Những người dễ có nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm là phụ nữ có thai, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, khi đi du lịch thì kể cả những người khỏe mạnh nhất cũng có thể bị mắc bệnh. Khi phải di chuyển từ nơi này sang nơi khá, mọi người có thể dễ dàng bỏ qua vấn đề dinh dưỡng. Việc không tuân theo lịch trình ăn uống cụ thể cùng với nhiều loại thực phẩm trong nhiều ngày rất có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch và gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe.
Khi xê dịch, hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Trong trường hợp không có thịt, bạn có thể tìm thấy protein trong trứng, các loại hạt, đậu lăng và đậu phụ. Trái cây và rau quả có thể gọt vỏ là một nguồn khoáng chất và vitamin vi lượng tốt. Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn sẽ bao gồm cả bánh mì và các loại ngũ cốc. Giữ nước bằng cách uống nhiều nước (sạch và đảm bảo).
Các chất bổ sung và vitamin, bao gồm cả thuốc sắt, có thể giúp duy trì sự cân bằng khi chế độ ăn uống của bạn không đủ.
Lối sống ăn chay đã trở thành xu hướng chủ đạo ở nhiều nơi trên thế giới và các phần ăn chay đã trở nên phổ biến trong thực đơn nhà hàng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với bất kỳ món khai vị nào không được đánh dấu cụ thể là món chay, đặc biệt là ở những nơi như Nam Mỹ, nơi thịt bò và các loại thịt khác là mặt hàng chủ lực quan trọng. Trong những trường hợp này, bạn có thể giải thích cho người phục vụ rằng bạn không ăn thịt và họ vẫn được phục vụ lasagna làm với nước sốt thịt. Nước sốt và súp thường được làm bằng thịt kho. Mua thực phẩm cho riêng mình tại một cửa hàng tạp hóa thường là lựa chọn tốt nhất của bạn.
Nếu bạn bị dị ứng hoặc không thể dung nạp thực phẩm, hoặc đang trong chế độ ăn kiêng đặc biệt (ít đường, ít calo...), điều đặc biệt quan trọng là bạn phải có một cuốn sách để giúp bạn giải mã các thực đơn ngoại ngữ. Giống như người ăn chay, bạn có thể muốn xem xét việc mua thực phẩm cho riêng mình tại cửa hàng tạp hóa.
Thiết kế: Thúy Hà
Phương Ly
Sử dụng nước trái cây cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã tìm ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường (bao gồm cả nước ngọt và nước trái cây 100%) với nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn mức thông thường. Theo một nghiên cứu mới của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard, những người tăng tiêu thụ đồ...