Không ngờ lời phát biểu của bố trong hôn lễ của chúng tôi lại là điềm gở báo trước cuộc hôn nhân không trọn vẹn
Sau đám cưới chúng tôi được bố mẹ cho một căn biệt thự để sinh sống. Nhưng họ không cho một đồng tiền nào mà những ngày sau đó hai vợ chồng phải dùng tiền bán vàng cưới để sống qua ngày.
Bố mẹ tôi đều rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh, chính vì thế anh em tôi ngay từ khi sinh ra đã được mọi người ví là những đứa trẻ ngậm thìa vàng.
Từ nhỏ được sống sung sướng trong căn biệt thự xa hoa nhưng tôi lại thấy tù túng ngột ngạt vô cùng. Tôi có cảm giác mình chỉ có tiền là thừa thãi còn mọi thứ đều thiếu so với bạn bè.
Không có tình thương của bố mẹ, đi một bước ra đường cũng có bảo vệ giám sát, chẳng được tự do làm bất kỳ việc gì mình thích. Khi trưởng thành tôi là đứa con nổi loạn nhất trong 3 anh em khiến bố mẹ ghét bỏ vô cùng.
Tôi không chịu lấy người con gái theo sắp đặt của bố mẹ mà yêu một cô gái bán thân. Ngay khi biết nghề nghiệp của bạn gái tôi, cả nhà đều phản đối kịch liệt, cho đó là nỗi sỉ nhục lớn nhất của gia đình.
Nhưng trước sự kiên quyết và những phản ứng tiêu cực của tôi khiến bố mẹ đành chấp nhận tổ chức đám cưới cho hai đứa.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trong ngày cưới của chúng tôi, có rất nhiều bạn bè và khách khứa bố tôi đã thẳng thừng phát biểu: ” Chắc mọi người ai cũng biết cô dâu ngồi kia từng là làm gái phải không? Chỉ vì sự ngang bướng hiếu thắng của con trai mà tôi phải muối mặt ngồi đây dự lễ cưới này. Để xem sau này khi không có tiền thì tình yêu còn không? “.
Nói xong bố tức giận bỏ đi, để lại sự ngỡ ngàng cho cả hội trường và sự nhục nhã cho hai vợ chồng tôi. Sau đám cưới chúng tôi được bố mẹ cho một căn biệt thự để sinh sống. Nhưng họ không cho một đồng tiền nào mà những ngày sau đó hai vợ chồng phải dùng tiền bán vàng cưới để sống qua ngày.
Sau khi vợ sinh con, chi tiêu ngày một nhiều, tiền trong nhà dần đội nón ra đi, cả hai vợ chồng không có nghề nghiệp gì, khiến cuộc sống ngày một khó khăn. Thế rồi những cuộc cãi vã ngày càng nhiều hơn, cứ mở miệng ra là vợ lại nhắc đến tiền.
Khi không có tiền vợ muốn tôi đi xin tiền bố mẹ hay các anh chị nhưng lòng tự trọng của tôi không cho phép. Thế là tôi ở nhà bế con còn vợ đi làm. Cô ấy nói là đi làm lễ tân ở một nhà hàng nhưng thực chất là lại quay trở về nghề cũ khiến tôi không chịu nổi cú sốc này.
Những cuộc cãi vã ngày càng dữ dội, rồi khi tôi tát vợ một cái thì cô ấy nói không thể sống được với cậu ấm chẳng có tiền đồ gì. Cô ấy bảo nếu tôi không kiếm được tiền thì sẽ ly hôn.
Tôi cũng muốn kiếm tiền lắm nhưng chẳng biết làm gì vì mới học xong cấp 3 tôi đã bỏ. Giờ cầu xin bố mẹ anh chị giúp đỡ thì không nói được, theo mọi người tôi phải làm sao đây?
Bị bố bỏ rơi từ nhỏ, tôi có nên cấm ông đến dự đám cưới mình?
Sau bao năm bỏ rơi 2 mẹ con, bố quay lại đòi đứng ra lo đám cưới cho tôi, còn tôi thậm chí còn muốn cấm ông xuất hiện ở hôn lễ, nhưng lại cắn rứt khi thấy mẹ buồn.
Tôi đang loay hoay tìm cách để trọn vẹn chữ "nghĩa", nhưng chỉ cần nhớ đến ngày tháng nhọc nhằn không có bố bên cạnh, tôi chạnh lòng thương mẹ vô ngần.
Bố tôi là lái xe đường dài, số ngày ông ở nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy mà mẹ tôi vẫn luôn trao trọn niềm tin và hy vọng sẽ cùng bố sống một cuộc đời bình dị. Mẹ về với bố khi ông chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng. Rồi tôi ra đời, bố mẹ dành hết tình yêu thương để tôi có được tuổi thơ vui vẻ và hồn nhiên.
Cho đến năm tôi 10 tuổi, bố mẹ cãi nhau, bố lái xe bỏ đi và từ đó mất liên lạc. Lý do ông đưa ra chính là "không còn phù hợp" với mẹ. Lớn lên nghe mẹ kể, tôi hận mà nghĩ, trên đời làm gì có ai hợp với ai 100%. Người ta sống với nhau một phần là yêu, phần nhiều lại là trách nhiệm và tình nghĩa, có khác biệt thì điều chỉnh để hòa hợp với nhau... Thầm nghĩ vậy thôi, mọi lý lẽ đều trở nên vô nghĩa khi người ta không còn muốn ở lại. Thà rằng bố thẳng thắn cho mẹ một lý do rõ ràng, để quãng thời gian sau mẹ bớt hoài nghi về lý do sự buông tay của bố.
Sau này tôi mới biết, lúc đó bố đã âm thầm có gia đình riêng bên ngoài, lại có thêm một cậu con trai nối dõi tông đường như ông hằng mong. Việc rời bỏ mẹ con tôi chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
Từ đó đến nay, hơn chục năm trôi qua, ông chưa một lần quay trở lại hỏi thăm cuộc sống của hai mẹ con. Mẹ gồng gánh vượt qua hết thảy khó khăn, một mình nuôi tôi khôn lớn. Cho đến ngày tôi chuẩn bị đám cưới, bố gọi điện ngỏ ý được cùng mẹ "lo chuyện trăm năm" cho tôi. Ông nói lời xin lỗi muộn màng, muốn tôi tha thứ.
Mẹ tôi vốn là người phụ nữ cao thượng, luôn hy sinh hết lòng vì con cái. Khi nhận được cuộc gọi đó, mặt mẹ thoáng nét u buồn. Nhưng rồi, bỏ qua vết thương lòng năm nào, bà khuyên tôi đồng ý để có đủ bố mẹ trong ngày trọng đại của đời mình, đỡ lép vế với bên thông gia.
Sự chịu đựng, hy sinh của mẹ lại càng làm dày thêm "tấm bình phong" giữa bố và tôi. Bao năm trôi qua,mong ước có bố bên cạnh từ lâu đã nguội lạnh, tôi cũng chẳng còn tủi thân về việc không có bố, không được gọi hai tiếng "bố ơi". Khi tính chuyện kết hôn, tôi cũng chẳng nghĩ đến chuyện cần có bố lên sân khấu hay dắt tay tôi trao cho chú rể. Tôi đã lớn lên mà không có ông, và cũng không thấy cần ông trong hôn lễ của mình.
Tôi biết, dù tôi có hận ông thì sự thực người đó vẫn là bậc sinh thành, ban cho tôi hình hài này, cuộc đời này. Trong một vài khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó, ký ức tuổi thơ êm đềm cũng vỗ về những nỗi buồn của tôi. Ít nhất tôi cũng từng là đứa trẻ hạnh phúc. Nhưng cứ nghĩ đến những gì mẹ phải chịu đựng, kỷ niệm ấy chẳng thể xoa dịu đi nỗi đau mà bố để lại cho hai mẹ con. Tôi càng không muốn tha thứ, không muốn thỏa mãn ước nguyện của ông là được thể hiện vai trò người cha trong đám cưới của tôi.
Tôi nói thẳng với ông và với mẹ là không đồng ý. Thậm chí tôi còn tuyên bố không muốn ông có mặt tại hôn lễ của mình. Vì chuyện này mà hai mẹ con to tiếng.
Mẹ đã "đóng hai vai" để chặng đường trưởng thành của tôi bớt gập ghềnh. Vì bà, tôi chỉ muốn cự tuyệt bố, nhưng cũng vì bà, tôi lại cũng băn khoăn day dứt khi cãi lời bà chuyện đám cưới.
Tôi nên làm sao khi chỉ còn gần 1 tháng nữa là đám cưới sẽ diễn ra? Tôi có tàn nhẫn quá không nếu cấm bố đẻ đến dự đám cưới mình?
Chứng kiến cảnh "chướng tai" em chồng xúi mẹ không cho chị dâu cầm vàng cưới, cô vợ liền hỏi vặn 1 câu khiến "giặc bên Ngô" méo mặt Ngay sau khi nghe những lời Phương nói, em chồng xị mặt không đáp trả được câu nào. Còn mẹ chồng cũng xua xua tay: "Thôi mày lấy chồng rồi thì không phải tham gia vào chuyện nhà này nữa". Phương mới kết hôn được gần 1 tháng. Sau đám cưới, cô về sống chung với gia đình nhà chồng. Mặc dù làm...