Không ngờ giải đấu Counter-Strike vô địch thế giới lại quịt cả tiền trao giải
Tổng số tiền thưởng lên đến 2,2 tỷ Đồng của giải đấu Counter-Strike vô địch thế giới giờ vẫn không biết đang ở nơi đâu
Cách đây chưa lâu, chúng tôi đã gửi tới các bạn thông tin về giải đấu vô địch thế giới mang tên Counter-Strike: Global Offensive World Championships, nơi tuyển Argentina đã xuất sắc vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ để giành ngôi vô địch vào ngày 09/10/2016. Được tổ chức bởi E-frag.net và Azubu, thế nhưng khi ấy những thông tin mà E-frag công bố đã khiến không ít người giật mình, đó là kể từ lúc trận chung kết diễn ra cho đến nay, những game thủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa nhận được khoản tiền thưởng cho danh hiệu vô địch của mình.
Điều này khiến E-frag phải khiếu nại Azubu, theo những thông tin mà tổ chức thể thao điện tử này mới công bố chính thức.
Cứ tưởng rằng, sau những khiếu nại như vậy, sức ép của cộng đồng game thủ sẽ khiến những đội tuyển được tham dự giải đấu có được thứ mà đáng lẽ ra cả năm về trước họ phải nhận được. Thế nhưng không, mới đây nhất, tất cả các đội tuyển tham dự giải đấu vô địch cấp thế giới CS:GO và đứng ở các vị trí cao nhất đều chưa nhận được một xu nào từ ban tổ chức giải cả.
Video đang HOT
Trong khi đó đội Đan Mạch, đứng vị trí đồng hạng 3 của giải đấu này thì cũng đang trong cảnh “há miệng chờ sung” chẳng khác gì Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Giải đấu tổ chức tháng 10 năm ngoái, và giờ đã là tháng 06/2017 mà vẫn chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy game thủ sắp có được khoản tiền họ xứng đáng có được một cách công bằng.
Theo đại diện E-Frag, khoản tiền thưởng theo hợp đồng phải được Azubu đứng ra trả ngay sau khi giải đấu kết thúc, thế nhưng nhà tài trợ này đến bây giờ vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm được ghi giấy trắng mực đen trong bản hợp đồng. Hệ quả là E-Frag đang phải cố gắng kiếm từng đồng để trả khoản nợ lên đến 100 nghìn USD cho các team giành giải ở CS:GO World Championships.
Cần nhớ rõ một điều, Azubu TV đã tuyên bố đóng cửa vào tháng 01/2017, sau khi không trả được khoản phí 3 triệu USD quyền phát sóng tựa game Liên Minh Huyền Thoại và hiện tại đã cùng các nhân sự của Hitbox.tv chuyển sang làm một kênh stream mới có tên Smashcast TV. Chính vì thế những trách nhiệm khi còn hoạt động dưới cái tên Azubu TV nhiều khả năng cũng đã cuốn theo chiều gió.
Thực tế thì, CS:GO World Championship không phải giải đấu duy nhất Azubu tài trợ giải thưởng và biến mất. DOTA Game On Invitational, một giải đấu có tổng giá trị giải thưởng chỉ vỏn vẹn 2.000 USD, nhỏ hơn rất nhiều giải đấu khác (thậm chí cả tại Việt Nam) và cũng diễn ra trong khoảng tháng 10/2016 nhưng đến giờ vẫn chưa thấy bóng dáng tiền thưởng ở nơi đâu.
Bản thân Azubu và những nhà đầu tư của kênh stream này cũng đang vướng vào vòng lao lý, khiến cho ước mơ đòi lại khoản tiền thưởng của các game thủ chuyên nghiệp cũng xa vời hơn bao giờ hết. Vào hồi tháng 01 vừa qua, tờ Los Angeles Times đã viết về những hành vi tài chính mờ ám của một trong số những nhà đầu tư vào Azubu, Lars Windhorst. Trong khi đó cuối năm ngoái, báo giới Hàn Quốc cũng cho biết một nhà đầu tư lớn khác của Azubu, Kim Seok-ki đã bị bắt vì tình nghi lũng đoạn thị trường chứng khoán.
Theo GameK
Đội tuyển Counter-Strike mời game thủ từng hack cheat về thi đấu, nào ngờ cả team tự bỏ việc để phản đối
Quả đúng là "Một lần bất tín, vạn lần bất tin", ngay cả khi anh chàng game thủ muốn hoàn lương nhưng cộng đồng lại có những cách nhìn không thể tiêu cực hơn
Như các bạn đã biết, ESL - tổ chức eSport hàng đầu thế giới đã thực sự gây shock khi thay đổi luật của mình, cho phép những game thủ từng bị VAC ban do sử dụng hack có thể quay lại thi đấu tại các giải đấu của ESL sau 2 năm. Cụ thể, thông báo "ân xá" cho những "cheater" (người sử dụng hack) này được ghi ở mục "2.5.Publisher or ESIC Bans" trong IEM 12 Rules Book.
Tuy nhiên, "ân xá" chỉ áp dụng cho những game thủ bị ban vì sử dụng hack, còn những game thủ bị cấm thi đấu do dính đến bán độ hoặc dàn xếp tỉ số sẽ vẫn không có cơ hội trở lại. Đây chính là điểm khiến cộng đồng người chơi lẫn giới chuyên nghiệp CS:GO "sục sôi".
Trong số những game thủ sử dụng hack cheat trong CS:GO bị ban tài khoản và cấm vĩnh viễn thi đấu chuyên nghiệp, nổi tiếng nhất phải kể tới Hovik "KQLY" Tovmassian. Hồi năm 2014, anh chàng game thủ người Pháp đã bị đuổi khỏi team Titan sau khi bị VAC phát hiện sử dụng hack cheat. Sau đó Titan cũng giải thể vì bị cấm thi đấu tại một giải đấu chuyên nghiệp và không tìm được người thay thế.
Sau sự cố này, KQLY đã rất hối hận và cho biết sự nghiệp game thủ chuyên nghiệp của anh đã kết thúc. Thế nhưng sau quyết định của ESL, KQLY lại có được cơ hội làm lại cuộc đời, và không phải ai cũng vui mừng với điều đó. Gần đây, một team CS:GO mang tên Vexed đã quyết định cho KQLY về thi đấu thử tại giải đấu cấp quốc gia do ESL tổ chức. Dù cho có bị tố cáo là từng dùng hack cheat, KQLY vẫn là một đại diện tiêu biểu của nền CS:GO nước Pháp với kỹ năng thượng thừa và những pha xử lý không thể tin nổi:
Tuy nhiên, một số game thủ chuyên nghiệp đang thi đấu cho Vexed thì không thích điều này. Hai gamer Steve 'Jarod' Cohen và Léonard "SmyLi" Michelino đã từ chối thi đấu chung một màu áo với KQLY. "Chúng tôi không được thông báo gì về quyết định đưa KQLY về team thi đấu", hai game thủ này đăng tải lên mạng xã hội những tuyên bố chính thức. "Chúng tôi chỉ biết sau khi sự đã rồi. Chúng tôi không thể tưởng tượng được việc mình phải làm việc cùng một kẻ đã phá hoại tính công bằng của Counter-Strike chuyên nghiệp. Chính vì thế chúng tôi sẽ không tham gia tiếp tay cho những quyết định mà chúng tôi cho rằng đó là phi đạo đức nghề nghiệp."
Đáng tiếc hơn, ngay sau đó Vexed Gaming cũng mất luôn vị huấn luyện viên, người cũng phản đối ý kiến của ban lãnh đạo team CS:GO này.
Phải khẳng định rằng, một khi đã nhúng chàm, thì việc quay trở lại cho KQLY là rất khó. Mặc dù rất nhiều game thủ lẫn người hâm mộ đã lên tiếng ủng hộ anh chàng game thủ 26 tuổi này, nhưng nhiều người khác vẫn cho rằng quyết định của ESL là sai lầm. Ví dụ Hiko, anh chàng game thủ người Mỹ cho rằng làm như thế này là bất công: "Anh ta bị VAC ban, nhưng vẫn được gia nhập đội tuyển chuyên nghiệp. Trong khi đó anh bạn swag của tôi chỉ bán độ đúng 1 trận đấu, nhưng cả đời anh ta không bao giờ được đến những giải đấu chuyên nghiệp nữa. Nhưng còn KQLY? Anh ta thực sự dùng hack để phá game cơ mà? Cái nào tệ hơn?"
Về cơ bản thì đây đúng là một chuyện phiền toái không chỉ cho cả làng CS:GO thế giới mà còn cả bản thân team Vexed. Chỉ trong một ngày họ mất đi 3 game thủ và 1 huấn luyện viên, bỏ lại KQLY cùng hai game thủ người Bỉ, anh em nhà Henkinet. Chúng tôi sẽ nhường lại việc phán xét hành động của KQLY cũng như của ESL là đúng hay sai cho các bạn độc giả, chỉ có một khẳng định rằng, "một lần bất tín, vạn lần bất tin", câu nói từ xa xưa đúng trong mọi trường hợp, kể cả trong đấu trường game chuyên nghiệp.
Theo GameK
Bị đối thủ bắn Headshot, game thủ Counter-Strike tung quyền đấm thẳng vào màn hình trước cả triệu khán giả Sau khi bị đối thủ bắn headshot dù đã được ngắm trước, game thủ Device thuộc team Astralis đã quá nóng giận mà đấm thẳng vào màn hình của mình, dù cho trận đấu đó đang được phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới. Mới đây, một sự việc khá hi hữu đã diễn ra trong trận chung kết Counter-Strike: Global Offensive...