Không ngờ chỉ nhờ vài lõi giấy vệ sinh, nhà cửa càng gọn gàng mà lại thêm rực rỡ
Chỉ với vài cuộn lõi giấy vệ sinh cùng chút khéo tay là bạn chẳng cần tốn tiền mà vẫn có những chiếc hộp đựng đồ cực xinh xắn và sáng tạo rồi.
Hàng tháng, mỗi gia đình thường bỏ đi rất nhiều lõi hay ống giấy vệ sinh làm bằng bìa cứng. Tuy nhiên, như vậy rất lãng phí. Lõi cuộn giấy vệ sinh còn có rất nhiều công dụng bất ngờ mà có thể bạn chưa biết hết.
Hãy tham khảo và xem các cách tái chế các ống giấy bỏ đi thành các đồ vật trang trí, các vật dụng xinh xắn đáng yêu một cách độc lạ và sáng tạo, hết sức tiết kiệm dưới đây nhé.
Cách làm rất đơn giản như sau:
Bước 1: Quét keo dán lên xung quanh cuộn lõi, sau đó dán giấy có họa tiết, màu sắc theo ý thích bao quanh cuộn lõi.
Bước 2: Dùng kéo cắt nhiều đường xung quanh phần đầu miếng giấy thừa ra khỏi lõi giấy để dễ dàng dán chúng lại.
Bước 3: Dán gập phần đầu giấy lại bằng keo.
Cuối cùng, bạn chỉ cần sắp xếp chúng ngăn nắp để đựng dây điện thừa hoặc những vật dụng nhỏ xinh là đã có những hộp đựng đồ cực độc “made by me” rồi.
Video đang HOT
Cây non gieo từ hạt có thể dễ dàng sống và phát triển trong các lõi giấy vệ sinh. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng lõi giấy đó để là, nơi gieo hạt, trồng cây con tiện lợi. Khi cây lớn, có thể đem bọc giấy trồng ra vườn.
3. Ống bảo vệ dây diện, cáp sạc
Tương tự như cách làmhộp đựng đồ ở trên nhưng đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng những mẩu băng dính màu sắc làm viền, ống giấy của bạn sẽ trở nên đẹp một cách lạ kì.
4. Làm loa dễ thương cho điện thoại
Bạn cũng bọc cuộn giấy lại với những màu sắc dễ thương, sau đó rạch một đường ở giữa để đặt điện thoại vào. Không gian đường ống của ống giấy sẽ là nơi tuyệt vời, như một trạm phát thanh, giúp âm lượng lớn hơn.
Theo Khám Phá
Baking soda "thần thánh" thế, nhưng nếu dùng để vệ sinh những thứ này thì chỉ có sớm vứt đi
Tưởng chừng là một chất tẩy rửa tự nhiên khá hữu ích và an toàn, nhưng nếu sử dụng baking soda vệ sinh những đồ vật này thì bạn đành phải ngậm ngùi vứt chúng đi sớm thôi.
Baking soda (hay muối nở) là một loại nguyên liệu với công dụng tẩy rửa đáng kinh ngạc, giá thành phải chăng, mà lại không độc hại, giúp cho ngôi nhà của bạn sạch một cách tự nhiên, an toàn.
Từ làm sạch đồ làm bếp, vật dụng hàng ngày, cho đến vệ sinh các ngóc ngách trong nhà cửa, thậm chí sử dụng trong ẩm thực, hay làm đẹp,... baking soda được biết đến là "người bạn của trăm nhà".
Baking soda (muối nở) được biết đến với nhiều công dụng hữu ích trong tẩy rửa, ẩm thực hay làm đẹp,... tuy nhiên không phải vật dụng nào cũng có thể vệ sinh bằng baking soda.
Tuy nhiên, không phải vì an toàn mà chị em có thể sử dụng baking soda để vệ sinh bất cứ đồ vật nào trong nhà. Đặc tính mài mòn của baking soda là ưu điểm vì có khả năng tẩy rửa cao nhưng đồng thời lại cũng là mặt trái của nguyên liệu này, khiến các bề mặt đồ vật kim loại dễ hư hỏng, đổi hay mất màu.
Sau đây là những đồ vật và chất liệu chị nên tránh sử dụng baking soda để vệ sinh mà chị em cần lưu ý.
Vật dụng, trang sức bằng vàng, mạ vàng, bạc xưa
Các món đồ bằng vàng, mạ vàng như nhẫn, vòng cổ, lắc tay... khi vệ sinh các vết bẩn, bạn không nên dùng dung dịch tẩy rửa có baking soda hay dùng trực tiếp baking soda. Vàng là kim loại mềm, dưới tác dụng của baking soda, lớp vàng trên bề mặt đồ dùng sẽ dễ bị trầy, mài mòn. Món trang sức của bạn có giá trị đến mấy mà dùng baking soda làm sạch thì cũng đành ngậm ngùi bỏ đi vì hỏng mà thôi.
Trang sức hay đồ dùng bằng vàng, bạc, đặc biệt là mạ vàng hoặc bạc xưa cũ thì không nên sử dụng baking soda để làm sạch.
Tương tự, bạn cũng không nên dùng baking soda để vệ sinh đồ dùng bằng bạc, làm giảm tính thẩm mỹ và độ bền của chúng.
Đặc biệt, tránh tuyệt đối tiếp xúc baking soda với trang sức hay đồ dùng bằng bạc xưa, bởi chúng đã bị mài mòn quá nhiều và baking soda sẽ làm hỏng chúng sau khi chùi rửa.
Trang sức ngọc, ngọc trai hay đá quý
Trang sức như ngọc trai, đá quý mà tiếp xúc với baking soda thì quý giá đến mấy cũng sẽ nhanh bị hư, hỏng.
Không nên sử dụng baking soda để làm sạch các món trang sức có gắn thêm ngọc, ngọc trai, những món đồ quý giá nên đến tiệm trang sức để làm sạch an toàn và hiệu quả hơn. Nếu trang sức từ bạc có đính đá quý, bạn nên mang ra ngoài để thợ làm sạch, tuyệt đối không tự ý dùng baking soda.
Đồ dùng bằng nhôm
Nếu có dùng baking soda để tẩy rửa vết bẩn trên đồ dùng nhôm, cần dùng với1 lượng nhỏ và rửa lại bằng nước thật nhanh chóng.
Ngoài vàng, bạc thì một kim loại nữa nên tránh tiếp xúc với baking soda đó là nhôm. Baking soda có chứa chất gây oxi hóa bề mặt nhôm của đồ dùng, làm mất màu món đồ. Trong trường hợp sử dụng baking soda để vệ sinh đồ dùng nhôm, bạn nên sử dụng baking soda với 1 lượng nhỏ và cần rửa lại bằng nước thật nhanh chóng.
Bề mặt đá hoa cương, đá cẩm thạch
Bề mặt bàn bếp, bồn rửa,...bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch,...sẽ nhanh bị hỏng nếu lau rửa bằng baking soda.
Baking soda có tác dụng mài mòn, sẽ làm mòn từ từ bề mặt của đá hoa cương, ban đầu chỉ là vài vết trầy xước nhưng từ từ sẽ thấm sâu và ăn mòn từ ngoài vào trong, gây nứt, vỡ, giảm tính thẩm mỹ của đá hoa cương, cẩm thạch.
Vì vậy, các nhà sản xuất đá khuyên chúng ta không nên dùng baking soda để chùi những vật dụng có mặt đá cẩm thạch.
Theo Khám Phá
Ấm siêu tốc bốc cháy khi không đun nước, cần lưu ý cách sử dụng an toàn dưới đây Nhiều người có thói quen không đun nước nhưng vẫn cắm đế điện khi dùng ấm siêu tốc 24/24, nhưng liệu thói quen này có an toàn? Mới đây, một tài khoản Facebook có tên N.A có đăng tải hình ảnh một chiếc ấm siêu tốc đang cháy nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người. Anh N.A cho biết, chiếc...