Không ngại Trung Quốc trả đũa, Australia quyết theo đuổi đề xuất điều tra độc lập về Covid-19
Australia đã tính đến các biện pháp trả đũa kinh tế của Trung Quốc. Nhưng họ vẫn quyết tâm theo đuổi vụ điều tra độc lập về Covid-19.
Tiếp sau Bộ trưởng Ngoại giao Australia, hôm nay (28/4), Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham tiếp tục khẳng định quan điểm của Australia về việc kêu gọi cộng đồng quốc tế mở cuộc điều tra độc lập về Covid-19 đồng thời nhấn mạnh Australia không đánh đổi lợi ích kinh tế với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham quảng bá thịt bò và rượu vang Australia trong chuyến công tác Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2019. Ảnh: DFAT.
Tuyên bố đề nghị quốc tế mở cuộc điều tra độc lập về dịch Covid-19 của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne đang được các nhà chính trị tại nước này ủng hộ mạnh mẽ. Hôm nay (28/4), Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham tiếp tục khẳng định, cuộc điều tra này là cần thiết để tránh xảy ra trường hợp tương tự trong tương lai.
Ông Payne nói: “Cần phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng về nguyên nhân gây ra đại dịch này để đảm bảo rằng chúng có thể ngăn chặn điều tương tự diễn ra trong tương lai. Đây là hành động có trách nhiệm tối thiểu mà mọi người mong đợi và chính phủ Australia sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các nước trên thế giới để cố gắng đạt được mục tiêu này”.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cũng nhấn mạnh nước này “không thay đổi quan điểm về vấn đề sức khỏe cộng đồng trước bất kỳ sức ép hay mối đe dọa. Chúng tôi chỉ thay đổi chính sách khi liên quan đến an ninh quốc gia”.
Tuyên bố được Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham đưa ra trong bối cảnh, tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne đưa ra đề xuất về việc cộng đồng quốc tế mở cuộc điều tra độc lập về Covid-19. Phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ ý tưởng này khi cho rằng đây là hành động mang động cơ chính trị. Đại sứ Trung Quốc tại Australia Jingye Cheng hôm qua (27/4) còn đe dọa Australia sẽ phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế khi theo đuổi ý tưởng này. Đại sứ Jingye Cheng cho biết “có thể người dân thường sẽ nói rằng tại sao chúng ta uống rượu vang và ăn thịt bò của Australia?”.
Video đang HOT
Ông Jingye Cheng, Đại sứ Trung Quốc tại Australia. Ảnh: The Australian.
Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Australia với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 235 tỷ đô la Australia (AUD), chiếm hơn 20% kim ngạch thương mại của Australia với nước ngoài. Trung Quốc cũng là thị trường du lịch quan trọng nhất với 1,4 triệu lượt khách tới thăm Australia mỗi năm và cũng đồng thời là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất với hơn 200.0000 sinh viên tại Australia.
Mặc dù quan hệ kinh tế quan trọng như vậy song trong những năm gần đây, quan hệ chính trị giữa Australia và Trung Quốc không phát triển thuận lợi. Hai nước có mâu thuẫn trong nhiều vấn đề như Australia cho rằng Trung Quốc can thiệp vào chính trường nước này, vấn đề Biển Đông hay tin tặc…
Dịch Covid-19 diễn ra với điểm bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc tiếp tục khiến quan hệ giữa Trung Quốc và Australia thêm căng thẳng. Không chỉ các nhà chính trị, người dân Australia cũng cho rằng các thông tin về sự khởi đầu của dịch Covid-19 cần được minh bạch để giúp cho quá trình điều trị và ngăn chăn sự lây lan của dịch bệnh đạt hiệu quả cao và nhanh chóng hơn.
Trung Quốc không có chung quan điểm với Australia trong vấn đề này. Vì vậy trong những ngày gần đây, khi các quan chức của chính phủ Australia liên tục đề cập vấn đề này thì Đại sứ Trung Quốc tại Australia Jingye Cheng đáp lại bằng việc nhắc đến khả năng Trung Quốc có thể trả đũa Australia trong các lĩnh vực thương mại, du lịch và giáo dục.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thường trú tại Australia, ông Richard McGregor, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc của Viện Lowy, cơ quan nghiên cứu các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Australia nhận định, không có nhiều khả năng “Trung Quốc sẽ hành động ngay lập tức. Bởi bây giờ là thời điểm mà các nước, trong đó có cả Trung Quốc và Australia đều muốn củng cố nền kinh tế vốn chịu ảnh hưởng nặng nền từ dịch bệnh”. Vì vậy, ông Richard McGregor cho rằng, “Trung Quốc sẽ phải cẩn trọng khi đưa ra bất kỳ lệnh trừng phạt kinh tế với bất kỳ quốc gia nào”. Tuy vậy, nếu sức ép vẫn tiếp tục gia tăng thì ông Richard McGregor cũng không loại trừ Trung quốc sẽ có biện pháp trả đũa.
Ông Richard McGregor, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Lowy.
Không chỉ cho rằng vì lợi ích kinh tế của chính mình nên Trung Quốc chưa thể sớm áp đặt các biện pháp trả đũa, Australia dường như cũng đã xác định quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chưa thể sớm cải thiện. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan khi chưa có vaccine cũng như chưa có phác đồ điều trị thống nhất đối với Covid-19, Australia cũng không mong chờ sẽ sớm được đón khách du lịch và sinh viên từ Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.
Trong bối cảnh thiệt hại về kinh tế là không thể tránh khỏi, điều cần thiết nhất và có lợi nhất cho Australia vào lúc này vẫn là đẩy nhanh việc tìm ra các biện pháp chấm dứt sự lây lan của dịch bệnh. Mà trong đó, những thông tin ban đầu về sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh có vai trò rất quan trọng. Vì thế việc gây sức ép với Trung Quốc trong những ngày gần đây không nằm ngoài mục đích này.
Tuy vậy, vì mức độ sâu rộng của mối quan hệ kinh tế, thương mại nên Australia cũng không muốn đẩy quan hệ với Trung Quốc lên mức quá căng thẳng. Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham khẳng định nền kinh tế Australia “là nguồn cung cấp quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc trong khi Trung Quốc chỉ cung cấp các hàng hóa có giá trị, nguồn nguyên liệu và dịch vụ cho nền kinh tế Australia”.
Chính vì sự ràng buộc là rất lớn nên ông Richard McGregor cho rằng, thời gian tới, “quan hệ giữa Australia và Trung Quốc có thể được cải thiện trong một vài lĩnh vực song về tổng thể nó sẽ không được cải thiện nhanh chóng. Trung Quốc sẽ không dễ dàng thân thiện trở lại với Australia chừng nào mà họ chưa đạt được điều mong muốn.”/.
Việt Nga
Thanh niên Australia chủ quan với Covid-19
Giới thanh niên ở độ tuổi 20-30 của Australia đang khiến chính quyền nước này đau đầu khi liên tục vi phạm lệnh cấm tụ tập đông người của Chính phủ.
Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ và của nhiều người dân thời gian qua, số ca Covid-19 tại Australia vẫn tăng mạnh lên tới hơn 3.200 ca vào trưa 28/3, trong đó 14 người đã thiệt mạng. Trong đó, thanh niên ở độ tuổi 20-30 đang là đối tượng có nhiều nguy cơ nhất do không tuân thủ lệnh cấm tụ tập đông người của Chính phủ. Trước tình trạng này, sáng nay, chính quyền Australia tiếp tục bổ sung thêm các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan.
Giới thanh niên ở độ tuổi 20-30 của Australia đang khiến chính quyền nước này đau đầu khi liên tục vi phạm lệnh cấm tụ tập đông người của Chính phủ. Vào ngày hôm qua, rất nhiều thanh niên vẫn tụ tập ở bãi biển St Kilda ở thành phố Melbourne và bãi biển Manly ở thành phố Sydney. Không những vậy, cảnh sát còn phát hiện nhiều thanh niên tụ tập tại nhà trọ ở bãi biển Bondi ở Sydney để tổ chức liên hoan tiệc thịt nướng.
Việc các nhóm thanh niên không tuân thủ theo khuyến cáo về giãn cách xã hội, và lệnh cấm tụ tập đông người đang khiến các cơ quan chức năng tại Australia lo lắng. Bãi biển Bondi, nơi tuần trước vẫn rất đông người ra tắm biển và tuần vừa rồi vẫn có tiệc thịt nướng của các thanh niên là một trong những khu vực có tỷ lệ người mắc Covid-19 mà không rõ nguyên nhân cao nhất của bang New South Wales. Bang New South Wales cũng xác nhận 1/3 ca Covid-19 ở bang này là những người trong độ tuổi 20 và 30. Trước tình trạng này, chính quyền các bang New South Wales và Victoria đều khẳng định sẽ xử phạt với những hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, bang Victoria đã quyết định đóng cửa thêm một số bãi biển để ngăn ngừa thanh niên tụ tập.
Trong khi dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, ngày 28/3, bang Queensland vẫn tổ chức cuôc bầu cử địa phương. Để đảm bảo các địa điểm bầu cử không trở thành nơi lây nhiễm Covid-19, các cử tri được yêu cầu mang theo khẩu trang, bút, và giữ khoảng cách 1,5 mét với người khác. Phòng bỏ phiếu cũng được giới hạn số lượng ở bên trong nhằm đảm bảo sự an toàn cho mọi người.
Trong lúc nỗ lực làm giảm sự lây lan của Covid-19 đang được đẩy mạnh, các doanh nghiệp tại Australia vẫn phải gồng mình đối phó với những khó khăn do sức mua sụt giảm nghiêm trọng. Hôm qua, một trong những hệ thống trung tâm thương mại lớn nhất và cũng là một trong những niềm tự hào của Australia là Myer đã tuyên bố đóng cửa trên toàn hệ thống và chuyển sang bán hàng trên mạng. Quyết định của Myer có thể khiến hàng chục nghìn người mất việc làm.
Việt Nga
1,7 tỷ học sinh, sinh viên bị gián đoạn học tập Đến 27/3, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đóng cửa trường học ở phạm vi và thời gian khác nhau, làm 1,7 tỷ học sinh, sinh viên bị gián đoạn học tập. Theo báo cáo của UNESCO, trong 162 quốc gia và vùng lãnh thổ tại năm châu lục cho nghỉ học, 153 nơi áp dụng trên phạm vi toàn quốc, làm...