Không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ
Số lượng nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã tăng gấp hơn 3 lần trong 4 tháng đầu năm nay.
Khát vốn, nhiều doanh nghiệp bất động sản đua nhau phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN.
Chiều 15/5, Bộ Tài chính đã có khuyến nghị dành cho doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu để hạn chế rủi ro. Trong đó có nêu, nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu.
Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái chỉ có 8,7% lượng TPDN phát hành được nhà đầu tư cá nhân mua thì cùng kỳ năm nay, con số này đã tăng lên 26,8%. Giới tài chính đang đặt câu hỏi, vì sao TPDN lại hút nhà đầu tư cá nhân, liệu có rủi ro gì từ kênh đầu tư này không?
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tin tức, nhiều nhân viên tư vấn đã đưa ra mức lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn trung bình cao hơn gửi tiết kiệm từ 1,5 – 3%/năm. Thậm chí, một số doanh nghiệp chấp nhận trả lãi tới 13%/năm cho trái phiếu. Tuy nhiên, lãi suất cao luôn đi kèm với rủi ro.
Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán (SSI) từng đề cập: Thị trường TPDN khá sôi động trong quý I/2020 dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng lượng phát hành vẫn tăng trưởng khoảng 39% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm các doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về khối lượng phát hành với tổng cộng 23.202 tỷ đồng, chiếm tới 49% khối lượng phát hành toàn thị trường trong quý I/2020 và tăng 9,8%; nhóm ngân hàng chỉ phát hành 940 tỷ đồng (chiếm 2,3%).
Video đang HOT
Đáng chú ý, việc lãi suất phát hành tăng lên ở hầu hết các nhóm. Cụ thể, lãi suất phát hành bình quân là 10,4%/năm, cao hơn lãi suất phát hành bình quân quý 4/2019 là 1,08 điểm % và cao hơn lãi suất phát hành trung bình cả năm 2019 tới 1,57 điểm %. Theo nhiều chuyên gia tài chính, năm nay do dịch COVID-19, nhìn chung lãi suất của các ngân hàng đang hạ, trong khi lãi suất TPDN vẫn khá cao thì có phần bất thường.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã đưa ra khuyến nghị: Đối với nhà đầu tư, cần phân biệt rõ phương thức phát hành TPDN ra công chúng và phát hành TPDN riêng lẻ. Đối với TPDN phát hành ra công chúng, doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin cho tất cả công chúng đầu tư, làm thủ tục đăng ký chào bán và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng.
Đối với TPDN phát hành riêng lẻ, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng điều kiện phát hành, công bố thông tin trực tiếp cho đối tượng mua trái phiếu đồng thời công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mà không cần cơ quan quản lý nhà nước cấp phép. Đồng thời, nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý việc mua TPDN khác với gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
Theo thông lệ thì TPDN phát hành riêng lẻ chỉ phù hợp với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro. Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021) cũng đã quy định TPDN riêng lẻ chỉ phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Nhà đầu tư cần lưu ý là lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao. Do vậy, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và đánh giá được các rủi ro, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, mới nên mua TPDN riêng lẻ. Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra; hết sức thận trọng với cam kết mua lại của tổ chức bảo lãnh, phân phối trái phiếu (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán,…) do có rủi ro là các tổ chức này có thể không thực hiện được cam kết mua lại (do phải đáp ứng các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật) hoặc không mua lại được do có khó khăn về tài chính.
Nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức bảo lãnh, phân phối TPDN cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo; cam kết của doanh nghiệp phát hành, tổ chức bảo lãnh, phân phối trái phiếu; kỳ hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành.
Đối với doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn trái phiếu, phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, gắn với nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng trả các khoản nợ đến hạn (trong đó có trả nợ lãi, gốc trái phiếu). Đồng thời, phải tuân thủ quy định của pháp luật, công bố thông tin cụ thể về mục đích phát hành trái phiếu, điều kiện, điều khoản của trái phiếu và tình hình tài chính cho nhà đầu tư.
Bộ Tài chính sẽ thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đảm bảo sự công khai, minh bạch của thị trường và việc doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật.
Để tham gia thị trường TPDN, các doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư cần trang bị kiến thức, kinh nghiệm đầu tư, hiểu biết và tuân thủ quy định của pháp luật; trên cơ sở đó, góp phần xây dựng và phát triển thị trường TPDN an toàn, bền vững.
Có doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu ở mức rất cao, gấp 30-47 lần vốn tự có
Theo Bộ Tài chính, dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao. Một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có. BTC cũng bác bỏ thông tin có doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 19,5%.
Bọ Tài chính mới đây cho biế, trong 4 tháng đầu năm 2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, đạt trên 58.000 tỷ đồng. Số lượng và loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường đa dạng hơn so với năm trước, bao gồm khối sản xuất, dịch vụ và xây dựng, mặc dù khối lượng phát hành thấp hơn năm trước.
Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động vốn trên thị trường, bù đắp kênh vay tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước quản lý thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp bất động sản. Đồng thời cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động vốn trong xã hội, từng bước giảm sự phụ thuộc vào hệ thống các tổ chức tín dụng.
Về tình hình thị trường 4 tháng đầu năm có một số điểm cần chú ý: Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu huy động vốn và trở thành nhóm huy động lớn nhất trên thị trường, chiếm khoảng 49% tổng khối lượng phát hành. Lãi suất bình quân huy động của nhóm doanh nghiệp bất động sản cao hơn mức lãi suất bình quân chung của cả thị trường khoảng 1,5%/năm.
Về thông tin doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanhh nghiệp với lãi suất 19,5% là không đúng. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, không có doanh nghiệp nào phát hành lãi suất ở mức 19,5% trong 4 tháng đầu năm nay.
Thứ hai, dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao. Một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có.
Thứ ba, mặc dù nhóm nhà đầu tư có tổ chức vẫn là nhóm đầu tư chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chiếm gần 74%, nhưng có sự gia tăng mạnh của nhóm nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, năm 2019, nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) chiếm khoảng 8,8% tổng khối lượng phát hành, con số này trong 4 tháng đầu năm ở mức 26,8%, là mức tăng lớn.
Với tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay và sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không có khả năng phân tích tình hình tài chính cũng như rủi ro của doanh nghiệp khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp sẽ là một trong những rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và với chính các nhà đầu tư.
Vì sao trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư? Số lượng nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp đã tăng gấp hơn ba lần trong 4 tháng đầu năm. Theo Bộ Tài chính, nếu năm ngoái chỉ có 8,7% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành được nhà đầu tư cá nhân mua, năm nay, con số này đã tăng lên 26,8%. Vì sao trái phiếu doanh nghiệp lại...