Không nên mua SIM kích hoạt sẵn
Theo Thanh tra Bộ TT&TT, người dân nên mua SIM trắng, sau đó đăng ký thông tin rõ ràng.
Thanh tra Sở TT&TT Thừa Thiên-Huế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính MobiFone Thừa Thiên-Huế 35 triệu đồng vì bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn, đăng ký không chính chủ.
Vậy số phận những SIM kích hoạt sẵn như trên sẽ như thế nào?
SIM kích hoạt sẵn được bán bởi nhà mạng
Pháp luật hiện hành nghiêm cấm các hành vi bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền; bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước…
Văn bản số 866 của Bộ TT&TT nêu rõ: “Nếu vẫn còn hiện tượng bán SIM rác trên thị trường trong thời gian tới, chủ tịch, tổng giám đốc của doanh nghiệp viễn thông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm xử lý hành chính, kỷ luật theo quy định của pháp luật”.
Trong sự việc ở Thừa Thiên-Huế vừa rồi, việc bán SIM kích hoạt sẵn này lại được thực hiện bởi một nhà mạng. Cụ thể, thông qua ứng dụng đô thị thông minh Hue S, Thanh tra sở này nhận phản ánh của người dân về việc Công ty Viễn thông MobiFone Thừa Thiên-Huế bán SIM kích hoạt sẵn, đăng ký không chính chủ tại địa bàn xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền.
Video đang HOT
Hành vi bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho SIM thuê bao nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung của MobiFone tỉnh Thừa Thiên-Huế vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 Nghị định 15/2020 của Chính phủ như đã nêu trên.
Theo đó, điểm bán SIM sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng nếu có hành vi bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho SIM thuê bao nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Theo Nghị định 49/2017, người dùng có trách nhiệm cập nhật lại thông tin thuê bao khi phát hiện thông tin thuê bao của mình không đúng.
Vẫn còn tình trạng SIM rác
Mới đây nhất, cả ba nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone đã ra thông báo dừng bán bộ hòa mạng (KIT) tại các đại lý ủy quyền và dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý này kể từ tháng 6-2020.
Giải thích về quy định mới này, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay: Từ năm 2019, Bộ TT&TT tổ chức thanh tra diện rộng trên cả nước đối với việc đăng ký, quản lý thông tin SIM thuê bao.
Kết quả thanh tra cho thấy vẫn tồn tại tình trạng SIM rác đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Người dùng di động vì thế có thể dễ dàng tìm mua SIM kích hoạt sẵn mà không cần đăng ký, khai báo thông tin thuê bao.
Những vi phạm này chủ yếu diễn ra tại các đại lý ủy quyền của doanh nghiệp viễn thông. Trên cơ sở các kết luận thanh tra, Bộ TT&TT đã có văn bản nhắc nhở lần một đối với người đứng đầu các doanh nghiệp viễn thông di động về vấn đề SIM rác, SIM kích hoạt sẵn.
Trước câu hỏi về việc ngừng bán SIM qua đại lý liệu có ảnh hưởng đến người dùng, đại diện Cục Viễn thông khẳng định các nhà mạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua SIM, đăng ký thông tin thuê bao cũng như các dịch vụ viễn thông khác.
Viettel, VNPT, Mobifone và Gtel ký thoả thuận dùng chung 1.200 trạm BTS
Thoả thuận dùng chung cơ sở hạ tầng được Cục Viễn thông cho rằng sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp viễn thông.
Các nhà mạng ký thoả thuận dùng chung cơ sở hạ tầng là các trạm thu phát sóng.
Ngày 10/6, các nhà mạng viễn thông, bao gồm Viettel, VNPT, Mobifone, và Gtel, đã ký thoả thuận dùng chung khoảng 1.200 trạm phát sóng (BTS).
Việc ký kết thỏa thuận này sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục triển khai hạ tầng, giảm chi phí đầu tư phát triển, đồng thời sẽ là mô hình tốt để các doanh nghiệp viễn thông, các địa phương tham khảo và cùng triển khai trong thời gian tới.
Trước đó, nhằm tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị số 52 về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông.
Quyết định này xuất phát từ thực trạng công tác quản lý, xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vẫn còn hạn chế, nhất là trong việc chia sẻ, sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, gồm nhà trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.
Theo đó, việc các doanh nghiệp viễn thông thiếu chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động không chỉ làm giảm hiệu quả đầu tư, gây khó khăn trong công tác phát triển, xây dựng hạ tầng của chính doanh nghiệp viễn thông, mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến cảnh quan môi trường, an toàn của người dân.
Việc ký kết dùng chung cơ sở hạ tầng, mà bước đầu là các trạm BTS thể hiện sự quyết tâm và tin tưởng của nhà mạng cùng Bộ TT&TT trong nỗ lực đẩy mạnh độ phủ của mạng 5G tới đây nếu muốn len lỏi tận ngõ ngách.
Trong thời gian sắp tới, Cục Viễn thông sẽ còn thúc đẩy các nhà mạng dùng chung cáp trong tòa nhà nhằm tối ưu hoá đầu tư, giảm chi phí đầu tư phát triển hạ tầng.
4 thương hiệu viễn thông Việt Nam tăng hạng trong danh sách 150 nhà mạng lớn nhất toàn cầu Brand Finance vừa công bố thứ hạng giá trị thương hiệu của 4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam gồm Viettel, VNPT, MobiFone và VinaPhone. Theo đó, giá trị thương hiệu cả 4 nhà mạng này đều tăng trưởng trong danh sách 150 nhà mạng lớn trên toàn cầu. Theo công bố, thương hiệu Viettel được định giá 5,8 tỷ...