Không nên hoang mang vì dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người
” Điều cần quan tâm là chỉ sử dụng thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh, nhất là đảm bảo an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn chưa nấu chín vv…”
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: VGP/Thúy Hà.
Ngày 19-2, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) chính thức thông báo đã xuất hiện 8 ổ dịch tả lợn châu Phi tại một số hộ chăn nuôi thuộc tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, cho thấy dịch này đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lây lan trên các đàn lợn nếu không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Ngày 21-2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra.
Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên lợn, ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Trong năm 2018, nhiều nước thuộc châu Phi, châu Âu và châu Á đã ghi nhận các vụ dịch bệnh tả lợn châu Phi ở các đàn lợn.
Do dịch bệnh có những tác động rất lớn đối với các đàn lợn và kinh tế người dân nên cần triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sớm dịch bệnh trên các đàn lợn.
Cục Thú y cũng khuyến cáo, bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện nay chưa có vaccine và thuốc điều trị, trong khi thời tiết biến đổi bất lợi, là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan. Vì vậy, người dân tuyệt đối không được đưa lợn bệnh ra ngoài vùng dịch. Người dân cũng không mua con giống không rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín. Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang mầm bệnh từ nơi khác vào.
Video đang HOT
Trao đổi với VietTimes, ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh: Dịch dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người, do đó, người dân không nên hoang mang dẫn đến tẩy chay sử dụng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. Điều cần quan tâm là chỉ sử dụng thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh, nhất là đảm bảo an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn chưa nấu chín vv…Người dân cũng không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh./.
Theo viettimes
Lần đầu tiên, phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, lần đầu tiên Việt Nam đã phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Đây là dịch bệnh chưa có thuốc chữa, lợn dính virus gần như phải chết.
Tất cả số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bị tiêu hủy
Chiều 19/2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y cho biết, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại hộ ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên) và hộ ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, Yên Mỹ) tỉnh Hưng Yên. Trong khi đó, ổ dịch thứ hai được phát hiện tại một số hộ chăn nuôi xã Đông Đô (huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, một loại dịch bệnh nguy hiểm được thế giới cảnh báo trên đàn lợn vì chưa có vaccine và thuốc phòng trị. Hiện loại bệnh này đang lây lan diện rộng ở Trung Quốc.
Ngay sau khi có thông tin, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi phát hiện dịch.
Cụ thể, tiêu hủy 33 con lợn con, lợn choai theo mẹ ở hộ ông Dương Văn Vũ, 101 con hộ ông Lê Xuân Tinh ở Hưng Yên và tiêu huy 121 con lợn ở các hộ có đàn lợn mắc dịch ở Thái Bình.
Các phương đã tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.
Cùng đó, thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, mổ thịt, tiêu thụ sản phẩm thịt vùng có dịch. Tổng rà soát tình hình đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.
Cơ quan Thú y cũng chỉ đạo tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quan những hộ có dịch và có kết quả âm tính ở Thái Bình và khu vuc Thành phố Hưng Yên; còn khu vực có dịch ở Yên Mỹ (Hưng Yên) đang chờ kết quả xét nghiệm.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y công bố thông tin lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi chiều 19/2
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, mới đây, phía Đài Loan (Trung Quốc) đã thông báo phát hiện xác virus dịch tả lợn châu Phi trên thực phẩm của hành khách đến từ Việt Nam.
Theo đó, Cục bảo vệ và kiểm tra sức khỏe Động thực vật, Hội đồng nông nghiệp Đài Loan đã chính thức công bố thông tin phát hiện giene virus dịch tả lợn châu Phi trên bánh sandwich kẹp thịt lợn của một khách từ TPHCM trên chuyến bay VJ 858 của VietJet đến sân bay Đài Nam (Đài Loan) ngày 5/2/2019.
Cục Thú y dẫn thông tin từ Tổ chức Nông Lương liên hợp quốc (FAO) cho rằng, đó là khách du lịch người Trung Quốc, trong khi báo tin tưc của Đài Loan, đó là hành khách người Đài Loan và vị khách này đã bị cơ quan thẩm quyền Đài Loan xử phạt 30.000 Tân Đài tệ.
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, hiện chưa thể kết luận thịt lợn có trong bánh kẹp nói trên có có nguồn gốc từ Việt Nam.
"Hiện chúng tôi đang phối hợp với cơ quan hàng không và cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Đài Loan, cùng quan chức năng của Đài Loan làm rõ thông tin"- ông Long nói.
Dịch tả lợn châu Phi hiện nay chưa có vaccine và thuốc phòng trị, lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi gần như sẽ chết. Đây là dịch bệnh không lây sang người.
Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 20 quốc gia, với 1,08 triệu con lợn phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc đã có 105 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 25 tỉnh, trên 950.000 con lợn đã bị tiêu hủy, trong đó có nhiều ổ dịch ở khu vực tỉnh Vân Nam và Quảng Đông giáo với biên giới với Việt Nam.
Theo Cục Thú y, nguy cơ xâm nhiễm dich tả lợn châu Phi vào Việt Nam rất cao, đặc biệt là từ Trung Quốc do hoạt động chim cư trú tiêp xúc với lợn chết, hoạt động giao thương, buôn bán, vận chuyển lợn, thịt lợn nhập lậu qua biên giới.
PHẠM ANH
Theo Tiền phong
Cục Thú y: Dịch tả heo châu Phi không lây sang người Theo khuyến cáo của Cục Thú y, dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thịt heo đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù có thể gây chết 100% đàn lợn nếu mắc phải, không có vaccine phòng bệnh, không có khái niệm chữa trị, nếu...