Không muốn qua trạm thu phí BOT, người dân tự tháo dải phân cách
Doanh nghiệp và người dân không có nhu cầu sử dụng dự án BOT nhưng không có lối sang đường nên tự ý đập phá dải phân cách để tạo lối đi.
Nhiều người dân và doanh nghiệp ở TP Cần Thơ hiện nay bức xúc trước việc thu phí dự án BOT mở rộng quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ – Phụng Hiệp quá cao. Để phản đối việc không có nhu cầu qua trạm cũng bị thu phí, nhiều người dân đã có những hành vi tự ý đập phá, tháo dỡ dải phân cách mềm ngay trước trạm thu phí.
Tai nạn rất dễ xảy ra do thiếu quan sát khi quay đầu trước trạm thu phí.
Với 15 chiếc xe tải chuyên vận chuyển hàng hóa để giao cho các đại lý, cũng với khoảng số lượng xe ấy đến giao hàng, giờ đây, ông Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Long ở quận Cái Răng lại thêm một gánh nặng là phải đóng thêm phí khi Dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1, đoạn Cần Thơ – Phụng Hiệp bắt đầu triển khai thu phí từ ngày 14/4.
Doanh nghiệp này chỉ cách trạm thu phí chưa đầy 50 mét, dù không có nhu cầu qua khỏi trạm nhưng phải đóng phí. Bởi lẽ để về đến kho đỗ xe, đội xe tải của ông phải qua trạm thu phí khoảng 5 km, tới địa bàn giáp ranh tỉnh Hậu Giang rồi quay lại cũng chừng ấy km cộng với 2 lần thu phí. Nếu không mở chỗ quay đầu trước trạm thì mỗi năm doanh nghiệp của ông sẽ mất cả tỉ đồng cho tiền phí.
Ông Nguyễn Ngọc Huy còn cho biết, đây là con đường do Nhà nước đầu tư có sẵn, doanh nghiệp chỉ đầu tư vào sửa chữa, nâng cấp nhưng mức phí đưa ra quá cao, không hợp lý.
Video đang HOT
“Có trạm thu phí này, doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều nên rất bức xúc. Bức xúc ở chỗ mình không có nhu cầu đi qua trạm thu phí nhưng không có chỗ quay đầu trước trạm. Buộc lòng xe của chúng tôi phải đi qua trạm mới quay về, tốn 2 lượt phí, rất vô lý. Mình không có nhu cầu qua đoạn đường này nhưng vẫn bị ép qua trạm để thu phí”, ông Huy bất bình.
Bắt đầu từ ngày 14/4, Dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1, đoạn Cần Thơ – Phụng Hiệp bắt đầu triển khai việc thu phí. Theo đó, xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet có mức thu cao nhất là 200.000 đồng/vé. Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet mức thu 140.000 đồng/vé/lượt.
Còn đối với xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn mức thu 75.000 đồng/vé/lượt; xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn mức thu 50.000 đồng/vé/lượt; xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng mức thu 35.000 đồng/vé/lượt…
Trao đổi những vấn đề bức xúc của người dân, doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng trạm thu phí Dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1, đoạn Cần Thơ – Phụng Hiệp cho rằng, mức phí này do Bộ Tài Chính quy định, đơn vị thực hiện không làm sai.
Còn đối với sự việc một số doanh nghiệp, người dân địa phương bức xúc tháo dỡ dải phân cách vào đêm ngày 12 và sáng ngày 13/4 đã và đang gây mất an toàn giao thông. Bởi lượng xe chạy qua trạm thu phí rất nhiều, rất dễ gây tai nạn với những xe quay đầu trước trạm thu phí. Trong khi đó, việc mở dải phân cách, doanh nghiệp không có thẩm quyền cho mở hay đóng, Bộ GTVT mới có thể quyết định.
“Có nhiều người dân tháo dải phân cách ra ngay đầu trạm thu phí gây mất an toàn giao thông. Lượng xe vào trạm nhiều với tốc độ nhanh nếu gặp xe sang đường sẽ gây ùn tắc giao thông, sau đó là tai nạn. Chúng tôi kiến nghị địa phương có biện pháp giáo dục, phổ biến cho người dân hiểu tầm quan trọng của dải phân cách, tham gia giao thông tránh sự cố xấu xảy ra”, ông Thành nói.
Những xe quay đầu trước trạm thu phí rất dễ gây tai nạn.
Trước những bức xúc của người dân địa phương, UBND Phường Ba Láng đã có báo cáo xung quanh vụ việc này đến cấp có trách nhiệm; đồng thời, lãnh đạo UBND quận Cái Răng và UBND Thành phố Cần Thơ cũng đã đi kiểm tra thực tế và có hướng làm công văn gửi Bộ GTVT xin ý kiến chỉ đạo.
Cho biết quan điểm của chính quyền địa phương, bà Trần Thị Thanh Thúy, Phó chủ tịch UBND Phường Ba Láng nêu rõ: Cần có sự hài hòa lợi ích giữa trạm thu phí với người dân xung quanh khu vực. Bởi thống kê chưa đầy đủ có gần 150 chiếc xe ô tô của doanh nghiệp và các hộ cá nhân có nhu cầu qua lại đoạn đường này hàng ngày.
“Phường đề nghị trạm thu phí sẽ có mức hỗ trợ cho người dân cũng như các doanh nghiệp có xe chuyên vận chuyển hàng hóa trong khu vực gần trạm thu phí. Có điều kiện giảm mức nào đó so với mức thu phí theo quý, tháng, chuyến. Đề nghị xem xét lại, có mức giảm thấp hơn”, bà Thúy đề xuất.
Trong một diễn biến mới nhất, Công ty TNHH BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp đã có công văn gửi đến UBND Thành phố Cần Thơ, Ban An toàn giao thông và các cơ quan hữu quan trình bày về việc người dân tự ý mở dải phân cách.
Trong đó, đơn vị này nhờ đơn vị chức năng Thành phố Cần Thơ hỗ trợ lắp đặt, hoàn trả lại vị trí dải phân cách bị người dân địa phương tháo dỡ; đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi tương tự xảy ra nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ này./.
Thanh Tùng
Theo_VOV
Không có "muỗi truyền bệnh Zika tại sân bay Đà Nẵng"
Chiều 7/4, Tổ công tác thông tin báo chí Đà Nẵng đã có thông cáo báo chí về việc thông tin "Phát hiện muỗi truyền bệnh Zika tại sân bay Đà Nẵng".
Theo Tổ công tác thông tin báo chí, trong ngày 6/4, trước sự nguy hiểm do virus Zika, các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hết sức tích cực đưa tin liên quan đến vấn đề này. Qua công tác điểm báo, Tổ công tác thông tin báo chí nhận thấy một số thông tin, tít bài do các báo đăng, phát theo hướng: "Phát hiện muỗi truyền bệnh Zika tại sân bay Đà Nẵng".
Xét thấy, các thông tin do báo nêu là chưa hoàn toàn chính xác, có thể tạo sự hiểu nhầm cho người đọc, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh nguy hiểm do virus Zika gây ra; Tổ công tác thông tin báo chí thành phố đã làm việc với Sở Y tế đề nghị cung cấp thông tin.
Theo đó, sáng 7/4, Sở Y tế đã có Công văn số 683/SYT-NVY về việc giải trình thông tin phòng chống dịch bệnh do virut Zika tại sân bay Đà Nẵng gửi Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, UBND thành phố.
Theo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng đã có thông báo cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong nước và thế giới đến ngày 5/4, trong đó có thông tin về kết quả điều tra vec tơ tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng có muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh do virus Zika và cũng là loài muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên không phải bây giờ mới phát hiện ra tại Đà Nẵng mà nó đã tồn tại từ lâu trên toàn vùng lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Đà Nẵng đã đề nghị Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng phun thuốc diệt muỗi phòng dịch bệnh tại cửa khẩu.
Theo_VTV
Hà Nội phê duyệt chỉ giới vành đai 3,5 đoạn QL 6 đến cầu Ngọc Hồi Đoạn tuyến vành đai 3,5 từ QL6 đến điểm giao với cầu Ngọc Hồi có mặt cắt ngang rộng 42m 80m. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến Vành đai 3,5 đoạn QL 6 đến điểm giao cầu Ngọc Hồi ( đoạn giao với đê sông Hồng tỷ lệ 1/500) do Viện Quy...