Không muốn ‘hạ độc’ cơ thể thì tuyệt đối đừng làm những việc này trước khi ngủ
Nếu trước đây bạn có những thói quen không tốt khi ngủ, hãy thay đổi ngay, đừng để cơ thể của mình chịu ảnh hưởng quá nhiều, điều này sẽ có lợi cho việc cải thiện sức khỏe của bạn. Vậy thì có những điều cấm kỵ nào khi ngủ bạn cần lưu ý?
Ảnh minh họa: Internet
Uống rượu bia trước khi đi ngủ
Nhiều người chủ yếu là nam giới vẫn dùng phương pháp uống rượu trước khi ngủ bởi họ nghĩ rằng tác dụng của rượu sẽ giúp họ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, uống rượu trước khi đi ngủ lại gây ra tác hại lớn cho cơ thể, không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây béo phì mà còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch.
Hơn nữa, khi ngủ, gan cũng cần được nghỉ ngơi trong khi uống rượu vào lại khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Lâu dần, thói quen uống rượu trước khi đi ngủ sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây hại cho sức khỏe.
Uống cà phê vào đêm muộn
Uống cà phê vào buổi tối muộn không chỉ gây hại cho giấc ngủ mà còn gây tăng cân nữa. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên giữa việc tiêu thụ axit chlorogen – chất được tìm thấy trong cà phê với việc tăng trọng lượng cơ thể. Và họ khuyên rằng, nếu muốn uống cà phê thì hãy nhớ uống trước khi đi ngủ ít nhất 6 tiếng. Nếu không quá nghiện, hãy cố gắng thay thế cà phê bằng trà thảo dược hoặc một cốc nước ấm để giúp bạn ngủ ngon hơn.
Uống thuốc bổ trước khi ngủ
Nếu bạn cho rằng uống thuốc bổ trước khi đi ngủ để cơ thể có thể hấp thu tốt hơn và các cơ quan trong cơ thể được hồi phục thì đó là một quan điểm sai lầm. Thực tế, dùng thuốc bổ trước khi đi ngủ gây bất lợi đối với sức khỏe, buổi tối cơ thể cần nghỉ ngơi, không có lợi cho việc hấp thụ, chưa kể thuốc bổ còn gây tăng cân, mỡ máu cao, tiểu đường…
Ăn vặt lúc đêm muộn
Có vẻ như ai cũng biết về quy tắc không ăn sau 8 giờ tối, nhưng điều đó cũng không ngăn được chúng ta thường ăn tối muộn hoặc ăn vặt lúc nửa đêm, đặc biệt đối với những người trẻ hay có thói quen làm việc muộn vào đêm khuya.
Tuy nhiên, các nghiên cứu nhắc nhở chúng ta rằng ăn muộn rất dễ dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát. Ngoài ra, việc ăn muộn vào ban đêm còn có thể làm tăng cholesterol, nồng độ insulin và ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số nội tiết tố.
Tránh ngủ ở nơi có gió lùa
Video đang HOT
Khi ngủ vào ban đêm, tuy cần phải giữ cho không khí trong phòng được lưu thông, nhưng bạn phải tránh gió lùa, đừng để gió thổi thực tiếp vào người. Nguyên nhân là khi ngủ, khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài của cơ thể giảm đi, nếu gió thổi vào người lâu ngày, không khí lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến cảm lạnh.
Khi ngủ đừng trùm đầu
Vào mùa đông, thời tiết ngày càng lạnh, mọi người thường thích cuộn mình trong chăn ấm, vì vậy có những người thích phủ chăn che đầu khi ngủ, cảm giác rất ấm áp. Thật ra, điều này là rất có hại đối với cơ thể, vì làm vậy sẽ khiến chúng ta hít nhiều khí CO2 vào cơ thể, gây ra tình trạng thiếu oxy, khó thở, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
Tránh bật đèn khi ngủ
Ngủ trong ánh đèn sáng là thói quen đặc biệt không tốt, vì bật đèn khi ngủ sẽ khiến việc tiết melatonin của cơ thể bị ức chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và hệ miễn dịch. Hơn nữa, khi ngủ, tuy mắt chúng ta nhắm lại, nhưng vẫn có thể cảm nhận được ánh đèn chói mắt, ngủ với đèn sáng dễ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, dù đã ngủ cũng rất dễ thức dậy nửa chừng.
Đừng nói chuyện quá nhiều hay xem phim có tính kích thích trước khi ngủ
Nếu nói chuyện quá nhiều hay xem những bộ phim có tính kích thích (phim hành động, kinh dị…) trước khi ngủ sẽ rất dễ kích thích não bộ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Tránh dùng não quá độ trước khi ngủ
Nếu bạn có thói quen làm việc hoặc học tập vào buổi tối thì nên làm xong những việc phức tạp, phải vận động não trước, rồi làm những việc nhẹ nhàng sau. Đừng dùng não quá mức trước khi đi ngủ, hãy làm những việc thoải mái để thả lỏng não bộ, như vậy sẽ rất dễ đi vào giấc ngủ. Nếu không, khi não bộ ở trong trạng thái hưng phấn, dù có nằm trên giường cũng khó mà ngủ được, lâu dần sẽ dễ gây ra chứng mất ngủ.
Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Đương nhiên không yêu cầu mọi người uống lượng nước lớn trước khi đi ngủ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ do phải dậy giữa đêm để đi vệ sinh. Tuy nhiên nếu trước khi đi ngủ không uống một chút nước cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này là do trong khi ngủ, cơ thể chúng ta hoạt động liên tục và cơ thể cần nước để duy trì trong quá trình hoạt động. Nếu không uống đủ nước, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Do vậy nên uống 200ml nước mỗi tối trước khi đi ngủ.
Ăn quá no trước khi đi ngủ
Y học Trung Quốc cho rằng, dạ dày khó chịu, ngủ không ngon, hệ thống tiêu hóa của con người cần được nghỉ ngơi đúng thời gian, mới có thể duy trì hoạt động bình thường. Nếu bạn ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, hệ thống tiêu hóa không có thời gian nghỉ ngơi, sửa chữa, cuối cùng sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tức giận trước khi đi ngủ
Một nghiên cứu của phương Tây cho thấy giấc ngủ có thể khiến ký ức về những trải nghiệm tồi tệ của bạn mạnh mẽ hơn so với khi bạn ở trạng thái tỉnh, và những bức ảnh khiến bạn tức giận sẽ xuất hiện lâu hơn.
Mọi người đều biết rằng sự tức giận có hại cho sức khỏe và sự tức giận trước khi đi ngủ còn có hại hơn. Tức giận khiến khiến tim bạn đập nhanh hơn trong khi ngủ, đồng thời cũng có thể gây khó thở, mất ngủ… Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe theo thời gian sẽ gây ra những tác hại không thể khắc phục.
Không ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ đầy đủ và lành mạnh sẽ phải kéo dài khoảng 7-8 giờ mỗi đêm, nhưng nếu giấc ngủ đêm của bạn thường xuyên ít hơn mức này, thì đây là lúc bạn nên chú ý vì có nhiều vấn đề về sức khỏe bắt đầu xảy đến.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, có một mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và những thay đổi tiêu cực trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một yếu tố quyết định khác đó là việc không ngủ đủ giấc dẫn đến mệt mỏi và do đó, hoạt động thể chất sẽ diễn ra ít hơn.
Sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối
Sử dụng các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh trước khi ngủ có liên quan đến việc thiếu ngủ và hệ quả cuối cùng là tăng cân. Những thiết bị này tác động vào việc sản xuất melatonin của cơ thể, đây là một loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.
Căn bệnh nguy hiểm mùa nắng nóng: 3 dấu hiệu cần nhớ
Theo các bác sĩ thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.
Ông N.V.N., 67 tuổi, Phú Thọ, được người thân đưa vào viện trong tình trạng yếu nửa người phải, thất ngôn, đi lại khó.
Người nhà BN cho biết khoảng 15h30 ngày 10/5, ông N. ở nhà chơi nhưng con cái thấy người ông N. đờ đẫn, gọi bệnh nhân biết nhưng không nói được. Gia đình đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và đang điều trị thuốc.
May mắn, bệnh nhân được đưa đến trong giờ vàng nên bác sĩ đã can thiệp tiêu sợi huyết cho bệnh nhân. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng liệt đỡ, bệnh nhân có thể nói được dù còn hơi ngọng. Bệnh nhân sẽ phục hồi chức năng thêm để cải thiện tình hình.
Theo các chuyên gia, mùa nắng nóng cũng là thời kỳ có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có đột quỵ.
Ảnh minh họa
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam với 230.000 ca bệnh mỗi năm. Số liệu thống kê cho thấy, đột quỵ ở tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua, nhất là đột quỵ não (thường gọi là tai biến mạch máu não). Bệnh gặp ở người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng "béo phì văn phòng", lười vận động.
Thời điểm nắng nóng như hiện nay, bác sĩ Lương Minh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - BV Hung Vương cho biết đột quỵ não ( hay tai biến mạch máu não) là bệnh gây nguy cơ tử vong cao, hoặc để lại di chứng suốt đời .
Vậy đột quỵ não là gì? Những dấu hiệu nào gợi ý đột quỵ? Và cách xử lý như thế nào cho hiệu quả ?
Khái niệm đột quỵ não: là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng não đó bị tắc (nhồi màu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não).
BS Tuấn cũng cho biết, 3-6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ được coi là "thời gian vàng" hay "giờ vàng" để cứu người bệnh. Thời gian càng sớm, tỉ lệ điều trị thành công càng cao, tỉ lệ tử vong và di chứng càng thấp. Sau thời gian này, vùng não bị tổn thương sẽ hư hại, và khó hồi phục hơn. Vì vậy đưa bệnh nhân đến viện có điều trị đột quỵ não gần nhất là yếu tố quyết định điều trị thành công.
Để đưa bệnh nhân tới bệnh viện sớm nhất thì việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ rất quan trọng. BS Tuấn cho biết người nhà cần chú ý tới các dấu hiệu của đột quỵ như sau:
Thứ nhất: F(face) - Khuôn mặt: người bệnh bất ngờ bị méo mặt lệch về 1 bên, kèm theo méo miệng.
Thứ hai: A(arms) - Cánh tay: Người bệnh có thể bị tê liệt một cánh tay, một bên chân hoặc nửa người.
Thứ ba S(speech) - Giọng nói: người bệnh bất ngờ mất khả năng nói, không gọi được người xung quanh mà chỉ phát ra tiếng ú ớ hoặc nói ngọng.
Khii xuất hiện bất cứ triệu chứng nào như trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
GS.TS.BS Nguyễn Đức Công - Trưởng Bộ môn Lão khoa, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, ngày nắng nóng như hiện nay, với những người cao tuổi hết sức chú ý sức khoẻ của mình.
Đặc biệt, GS Công cho biết việc sử dụng điều hòa nhiệt độ cũng cần đảm bảo sức khỏe và vấn đề kinh tế. Những người cao tuổi, có bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp cao, tim mạch cần chú ý. Nếu như đang ngoài nắng nóng mà vào phòng quá lạnh thậm chí 20 độ C thôi thì việc thay đổi môi trường đột ngột dễ ảnh hưởng, nhất là với người lớn tuổi. Khi đó cơ thể không đủ khả năng đáp ứng ngay, hơn nữa ở lâu trong khí lạnh và khô dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Môi trường thay đổi đột ngột làm người có bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch rất nguy hiểm, dễ dẫn tai biến. Nếu ở lạnh lâu dễ viêm họng viêm phế quản, phổi... Do đó cần sử dụng máy lạnh một cách thông minh.
Đề phòng tăng cholesterol "xấu" Nhận được thông báo "mỡ máu cao", "tăng cholesterol", cần phải chú ý đến nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch Cảm thấy trong người không khỏe, ông Trần Văn Q. (53 tuổi; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) đã đi khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ cảnh báo: mỡ máu tăng vọt. Còn bà Trần Thị Uyên (49 tuổi,...