Không muốn gãy xương khi về già, từ hôm nay bạn nên làm điều này để phòng tránh
Bạn hãy tiếp thu những quan niệm mới và tạm biệt những quan niệm cũ để có xương chắc khỏe nhé!
Khái niệm cũ: Nghỉ ngơi là tốt nhất
Suy nghĩ mới: Đi lại xung quanh là cần thiết
Khái niệm cũ vẫn đúng trong với bệnh xương khớp cấp tính. Nhưng với bệnh xương khớp mãn tính, người bệnh nên đi lại xung quanh. Nghỉ ngơi sẽ làm giảm sức mạnh và sức chịu đựng của xương
Khái niệm cũ: Bổ sung canxi là liều thuốc kỳ diệu giúp xương chắc khỏe
Suy nghĩ mới: Dư thừa canxi không tốt chút nào
Dư thừa canxi sẽ khiến bạn dễ bị sỏi thận. Thay vì bổ sung canxi, bạn hãy hiểu nguyên nhân và tìm cách giúp xương chắc khỏe.
Video đang HOT
Khái niệm cũ: Loãng xương là căn bệnh của người già
Suy nghĩ mới: Loãng xương bắt đầu từ thời thơ ấu
Đúng là chứng loãng xương thường xuất hiện ở người già, nhưng căn bệnh này tiềm ẩn ngay từ khi bạn còn nhỏ. Xương được tạo ra trong nhiều năm hình thành và nếu xương dày đặc và mạnh mẽ, thì bệnh loãng xương sẽ bị trì hoãn. Do đó, bạn nên điều trị xương yếu ngay từ khi còn nhỏ.
Khái niệm cũ: Ngăn ngừa loãng xương là chìa khóa để quản lý bệnh loãng xương
Suy nghĩ mới: Xây dựng xương là cách tốt nhất
Một khi mắc bệnh loãng xương, bạn nên tập trung vào việc xây dựng xương thay vì ngăn ngừa loãng xương. Bạn không thể bảo vệ một hầm rỗng. Hormone tổng hợp giúp xây dựng xương. Nhưng chúng chỉ có thể được sử dụng một lần trong đời, vì vậy bác sĩ sẽ phải đưa ra quyết định sáng suốt.
Khái niệm cũ: Tiêm tế bào gốc và liệu pháp PRP có thể điều trị viêm khớp
Suy nghĩ mới: Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là giải pháp hữu hiệu
Có nhiều thử nghiệm đã được thực hiện để trị thoái hóa khớp. Và liệu pháp PRP tự thân được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Thật không may, quá trình lão hóa không thể dừng lại hoặc đảo ngược bằng bất kỳ phương tiện nào ngoại trừ chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên. Liệu pháp PRP (được thu thập từ máu của chính bệnh nhân) có thể giúp giảm chấn thương, nhưng không hiệu quả trong việc trị thoái hóa khớp.
Ngọc Huyền
Theo Thehealthsite
Kiểm tra thính giác giúp phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ
Theo The Journal of the American Osteopathic Association (JAOA), việc kiểm tra thính giác không xâm lấn được thực hiện trong thời thơ ấu sẽ giúp chẩn đoán sớm rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Kiểm tra thính giác không xâm lấn được thực hiện trong thời thơ ấu sẽ giúp chẩn đoán sớm bệnh tự kỷ - Ảnh: Getty Images
Hiện nay, bệnh tự kỷ thường được chẩn đoán khi trẻ 4 tuổi, chủ yếu sử dụng phân tích lời nói. Mà rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một loại khuyết tật phát triển suốt đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
Nhưng bây giờ, các bác sĩ ở Đại học Lake Erie Pennsylvania, Mỹ, đề xuất chuyển sang đánh giá thính giác qua các xét nghiệm về phản xạ âm thanh (kiểm tra sự thay đổi áp suất ở tai giữa để đáp ứng với âm thanh). Như vậy, theo cách này, có thể xác định độ nhạy và tốc độ phản ứng của một cá nhân đối với các tần số khác nhau.
Những người mắc chứng tự kỷ thường nhạy cảm với âm thanh. Khi trưởng thành, thính giác rất quan trọng cho sự phát triển của lời nói, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tương tác xã hội và cảm xúc giao tiếp với những người khác.
Vì não ở trẻ nhỏ còn non, chẩn đoán và điều chỉnh sớm nhất giúp khắc phục một số khiếm khuyết trong phát triển, đặc biệt là tối ưu hóa chức năng thính giác có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Những thí nghiệm tàn bạo từng được thực hiện trên cơ thể người Các nhà khoa học thử nghiệm chất độc da cam, giải phẫu không gây mê, nghiên cứu "quái vật" trên trẻ mồ côi... xem sức chịu đựng của cơ thể. Theo Livescience, những thí nghiệm được thực hiện trên cơ thể người được đánh giá là đáng sợ, phi đạo đức, điên rồ, gây ra những hậu quả nặng nề cho nạn nhân...