‘Không mở rộng thử nghiệm vaccine Nanocovax’
Hồi đáp đề xuất tiêm thí điểm vaccine Nanocovax của các tỉnh Khánh Hòa, Bình Dương, Bộ Y tế cho biết “chưa phê duyệt mở rộng địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn ba”.
Trong công văn hồi đáp hôm 14/8, Bộ Y tế “ủng hộ mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax về mặt chủ trương”. Các tiêu chí mở rộng là đảm bảo an toàn, khoa học, khả thi; tuân thủ đạo đức nghiên cứu; hồ sơ nghiên cứu phải được nhóm nghiên cứu xây dựng; Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thẩm định và chấp thuận, sau đó trình Bộ Y tế phê duyệt.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, phản hồi của các đơn vị thử nghiệm lâm sàng Nanocovax là tiếp tục triển khai theo đề cương nghiên cứu được phê duyệt, không mở rộng thêm địa điểm triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba để đảm bảo tiến độ báo cáo giữa kỳ và hoàn tất nghiên cứu so với kế hoạch được duyệt. Công ty Nanogen cũng đồng ý không mở rộng thử nghiệm do tình hình dịch bệnh phức tạp gây khó khăn trong triển khai trên diện rộng.
“Trên cơ sở ý kiến từ Công ty Nanogen và các đơn vị nghiên cứu vaccine, Bộ Y tế tạm thời chưa phê duyệt mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba với vaccine Nanocovax trong giai đoạn hiện nay”, công văn phúc đáp.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh “cấm sử dụng vaccine đang trong quá trình thử nghiệm cho mục đích thí điểm hoặc thương mại”.
Trước đó, ngày 2 và 3/8, hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Dương gửi văn bản đến Bộ Y tế, đề xuất tiêm thí điểm vaccine Nanocovax trong thời gian sớm nhất. Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho biết “muốn góp phần sớm đưa Nanocovax vào phục vụ người dân”; lãnh đạo tỉnh Bình Dương mong muốn “thúc đẩy công tác phòng, chống Covid-19, khống chế dịch, không cho bùng phát trên diện rộng”.
Video đang HOT
Nanocovax là vaccine Covid-19 do Công ty Nanogen nghiên cứu, phát triển, đưa vào thử nghiệm lâm sàng từ 17/12/2020. Hai đơn vị phối hợp nghiên cứu vaccine gồm Học viện Quân y và Viện Pasteur TP HCM. Hiện vaccine thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba trên 13.000 người, chia làm hai giai đoạn nhỏ gồm 3a thử nghiệm trên 1.000 người, 3b thử nghiệm trên 12.000 người, sử dụng giả dược để đối chứng. Kết quả đánh giá giai đoạn 3a và giai đoạn một, hai là cơ sở để các chuyên gia xem xét đề xuất cấp phép khẩn cấp đối với Nanocovax, theo Bộ Y tế ngày 22/7.
Cuộc họp thẩm định giai đoạn 3a dự kiến diễn ra ngày 15/8, đã bị hoãn. Theo đại diện Bộ Y tế, nguyên nhân là các đơn vị nghiên cứu gồm Học viện Quân y, Viện Pasteur TP HCM và Nanogen vừa trình kết quả nghiên cứu giai đoạn 3a cho Bộ Y tế và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia.
Các chuyên gia dự kiến tổ chức họp thẩm định trong tuần này.
Vaccine Nanocovax do công ty Nanogen nghiên cứu và sản xuất. Ảnh: Quỳnh Trần
Nhiều tỉnh xin tiêm vắc xin Nanocovax, Bộ Y tế không đồng ý
Đơn vị chủ trì nghiên cứu và nhà sản xuất đều kiến nghị không mở rộng địa bàn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin Nanocovax.
Vì thế, Bộ chưa phê duyệt thêm địa phương tham gia nghiên cứu.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh thành về việc xem xét bổ sung địa bàn thử nghiệm vắc xin Nanocovax.
Theo đó, thời gian vừa qua Bộ Y tế nhận được đề nghị của một số tỉnh, thành về việc hỗ trợ tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax do Công ty Cổ phần y sinh học dược Nanogen nghiên cứu phát triển, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Về chủ trương, Bộ Y tế ủng hộ việc mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax. Tuy nhiên, việc mở rộng địa bàn nghiên cứu cần đảm bảo: an toàn, khoa học, khả thi, tuân thủ đạo đức nghiên cứu, hồ sơ nghiên cứu phải được nhóm nghiên cứu xây dựng và đệ trình Bộ Y tế phê duyệt sau khi được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thẩm định và chấp thuận.
Bộ Y tế nhấn mạnh việc cấm sử dụng vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm cho mục đích sử dụng thí điểm hoặc mục đích thương mại.
Trên cơ sở đề xuất của một số tỉnh, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các cơ quan chủ trì nghiên cứu (Học viện Quân Y và Viện Pasteur TPHCM) và nhà sản xuất (Công ty Nanogen) có ý kiến trả lời.
Cụ thể, các cơ quan chủ trì nghiên cứu đề nghị không mở rộng thêm địa điểm triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax để đảm bảo tiến độ báo cáo giữa kỳ và hoàn tất nghiên cứu so với kế hoạch được duyệt. Theo đó sẽ tiếp tục triển khai theo đúng đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
Công ty Nanogen cũng trả lời rằng hiện nay do tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp nên sẽ rất khó khăn để triển khai nghiên cứu trên diện rộng. Vì thế, Công ty cũng đề xuất không mở rộng địa bàn triển khai, mà tiếp tục tiến hành nghiên cứu giai đoạn 3 theo đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Trên cơ sở trả lời của các cơ quan chủ trì nghiên cứu và nhà sản xuất Bộ Y tế tạm thời chưa phê duyệt mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm làm sàng giai đoạn 3 đối với vắc xin Nanocovax trong giai đoạn hiện nay. Bộ Y tế trân trọng cảm ơn UBND các tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua.
Trước đó, đầu tháng 8, Khánh Hòa và Bình Dương đã có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị được tham gia thử nghiệm vắc xin Nanocovax giai đoạn 3. Trong đó, Bình Dương đề nghị đăng ký tham gia "Chương trình tiêm thí điểm vắc xin Nanocovax giai đoạn 3" cho 200.000 tình nguyện viên là nhân viên và công nhân trên địa bàn. Lý do vì tình hình dịch Covid-19 tại đây đang diễn biến hết sức phức tạp. Dịch tác động lớn đến tính mạng, sức khỏe, tình hình phát triển kinh tế và an ninh trên địa bàn. Hiện tỉnh ghi nhận hơn 17.000 ca nhiễm.
Đến nay, Nanocovax của Công ty Nanogen là vắc xin Covid-19 đầu tiên và duy nhất của Việt Nam bước sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3, được hy vọng là vắc xin hiệu quả trong nước có để phòng Covid-19. Bước đầu vắc xin được đánh giá an toàn, có tính sinh miễn dịch khá tốt, đặc biệt ở hàm lượng 25mcg.
100 người đầu tiên sắp tiêm thử vaccine Covid thứ ba của Việt Nam Đại học Y Hà Nội dự kiến ngày 15 và 16/8 khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vaccine ARCT-154 phòng Covid-19, tiêm cho 100 tình nguyện viên tại Hà Nội. Theo kế hoạch, các tình nguyện viên khỏe mạnh, sẽ được tiêm mũi một vaccine ARCT-154 tại Trung tâm thử nghiệm lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội. Trước...