Không lơ là, chủ quan trước diễn biến dịch bệnh
Chiều 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương… đã được kiểm soát. Qua đợt phòng, chống dịch, Bộ Y tế sẽ tổng hợp kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 để tổ chức tập huấn cho các địa phương trên cả nước.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành sổ tay hướng dẫn chung sống an toàn trong điều kiện dịch bệnh. Đặc biệt, Bộ Y tế phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành sổ tay phòng, chống dịch trong trường học.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị, để chung sống an toàn với dịch bệnh, các cơ quan truyền thông, tổ chức đoàn thể tiếp tục tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh cơ bản như: Hạn chế đi ra ngoài; thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc trên các phương tiện công cộng, nơi đông người…; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn…; không lơ là, chủ quan trước diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo thống nhất giao Bộ Y tế tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống máy móc, dự án nghiên cứu sản xuất sinh phẩm; tiếp tục thúc đẩy để chủ động mức cao nhất việc xét nghiệm COVID-19 trên tinh thần xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả.
Bộ Y tế có phương án để các địa phương cùng phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm, chi viện lẫn nhau nhằm tiết kiệm nguồn lực chung của toàn xã hội.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các chuyên gia đề nghị Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trên toàn thế giới; đồng thời cùng Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy các dự án nghiên cứu vaccine phòng chống COVID-19.
Tại cuộc họp, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, qua báo cáo, kiểm tra, Bộ Công an phát hiện có một số địa phương chưa thực hiện đúng quy trình xuất nhập cảnh chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư… vào Việt Nam; còn xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, đưa đối tượng không đúng quy định nhập cảnh vào Việt Nam.
Hiện Bộ Công an tiếp tục tiến hành điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, các thành viên Ban Chỉ đạo yêu cầu tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác xuất nhập cảnh trước diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk… để thống nhất lịch thi phù hợp.
Sau khi tham khảo ý kiến của các địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2020 đợt 2 chính thức diễn ra vào ngày 2-4/9. Hơn 26.000 thí sinh tham gia kỳ thi đợt 2 thuộc thành phố Đà Nẵng; 6 huyện, thị xã tỉnh Quảng Nam; thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và những thí sinh thuộc diện F1, F2 tại các địa phương khác trên cả nước chưa tham gia đợt thi lần 1.
TP.HCM đề xuất bốn trụ cột để tăng tốc phát triển
Bốn trụ cột để TP.HCM phát triển trong giai đoạn mới là đô thị sáng tạo phía đông, cách quản trị đô thị hơn 10 triệu dân, xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, tăng điều tiết ngân sách cho TP.
Sáng 23-8, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc của Ban cán sự đảng Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM để góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025.
Đổi mới mô hình phát triển
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nếu muốn TP tăng tốc trong thời gian tới thì phải đổi mới mô hình phát triển. Mô hình đó dựa trên bốn trụ cột (bốn đề án) là: 1. Hình thành một khu đô thị sáng tạo phía đông và thành lập TP Thủ Đức, đây là hạt nhân phát triển kinh tế TP; 2. Thực hiện chính quyền đô thị để quản lý TP trên dưới 10 triệu dân được hiệu quả, chặt chẽ; 3. Xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế; 4. Điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng bày tỏ ủng hộ bốn đề án trên của TP.HCM.
Về đề án thành lập đô thị sáng tạo phía đông và TP Thủ Đức, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với TP.HCM, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện đề án, chú ý các yếu tố quy hoạch, huy động nguồn lực, phương thức quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Với đề án phát triển trung tâm tài chính TP.HCM, Thủ tướng đề nghị TP.HCM và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu kỹ, đánh giá tác động ảnh hưởng, đặc biệt lưu ý các điều kiện cần thiết, công cụ, phương pháp tổ chức quản lý, huy động nguồn lực quốc tế và trong nước để phát triển trung tâm tài chính này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP
Kỳ vọng của cả nước đối với TP.HCM là rất lớn
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nội dung dự thảo văn kiện của TP.HCM cho thấy sự kết tinh trí tuệ, công sức của Đảng bộ và nhân dân TP, thể hiện được những tư tưởng lớn, tầm nhìn, định hướng lớn cùng với hệ thống các giải pháp tương đối sâu sắc và toàn diện với 24 chỉ tiêu phát triển cụ thể.
Theo Thủ tướng, bảy nhiệm vụ, giải pháp lớn chủ yếu, đặc biệt là bốn đề án phát triển bao quát sự tăng trưởng, phát triển, hội nhập quốc tế của TP.HCM trong giai đoạn mới. "Đây là sự vận dụng sáng tạo, là đặc thù của TP.HCM so với các địa phương khác và thể hiện vai trò trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước trên tinh thần "TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM"" - Thủ tướng nói và cho rằng trong bối cảnh khó khăn hiện nay, kỳ vọng của cả nước đối với sự phát triển của TP.HCM là rất lớn.
Từ đó, Thủ tướng đề nghị TP rà soát kỹ, bổ sung một số nội dung về chủ đề đại hội. Chẳng hạn, về huy động sử dụng mọi nguồn lực, Thủ tướng cho rằng không chỉ huy động mà phải sử dụng có hiệu quả. TP.HCM cũng phải đặt vấn đề đổi mới sáng tạo gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục tiêu, định hướng phát triển TP trong 5-10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước là nội hàm đặc biệt quan trọng với TP.
Cạnh đó, theo Thủ tướng, với vai trò là trung tâm, đầu tàu kinh tế của cả nước, có vị thế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, TP.HCM phải áp dụng các tiêu chí về phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc. "Nếu TP cứ đi theo mô hình cũ thì khó có thể phát triển, nếu không đổi mới cách làm, không có sự tăng năng suất lao động cần thiết thì GRDP của các địa phương khác có thể bắt kịp và vượt TP.HCM" - Thủ tướng nói.
Do đó, Thủ tướng mong muốn với vị thế của mình, TP.HCM cần dẫn đầu về vấn đề này. Cụ thể, môi trường đầu tư cần thông thoáng, cởi mở, thu hút hơn nữa. Một nguy cơ nữa là với cơ cấu dân số và tỉ lệ sinh hiện nay thì trong khoảng 15 năm nữa TP.HCM sẽ đối mặt tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính. Đội ngũ cán bộ, năng lực quản trị một TP 15 triệu dân là điểm then chốt để TP.HCM có thể thành công. Cùng đó, việc lựa chọn cán bộ giỏi, vừa có đức vừa có tài để gánh vác sứ mệnh của TP là vô cùng quan trọng.
Về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025, Thủ tướng đề nghị TP phân tích, đánh giá rõ hơn yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của TP, từ đó đề ra giải pháp, nhất là vấn đề khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực, hạ tầng, thách thức về biến đổi khí hậu...
"Tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc mục tiêu phấn đấu sớm trở thành TP công nghiệp thông minh, hiện đại, hội nhập, trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính có tầm khu vực và toàn cầu" - Thủ tướng nói.
Làm rõ thông tin hỗ trợ tiền Covid-19 không đúng đối tượng tại huyện Phú Xuyên Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới chiều 19-8, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, những ngày gần đây, một số cơ quan truyền thông đăng tải thông tin cho rằng, xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên) đã xét duyệt, chi trả tiền hỗ trợ cho người dân bị...