Không được lơ là, chủ quan với thiên tai
Đó là kết luận chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 tại Tổng cục PCTT sáng ngày 21/12.
Toàn cảnh Hội nghị
Theo thống kê, năm 2018, trên thế giới và các nước trong khu vực liên tiếp xảy ra các trận thiên tai lớn gây thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỷ đồng, làm 218 người chết và mất tích (tính đến ngày 20/12/2018).
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, dù năm 2018 thiệt hại về người và tài sản không lớn như năm 2017 (năm 2017 chết 346 người, thiệt hại tài sản khoảng 60.000 tỷ đồng – PV) nhưng không lúc nào được lơ là, chủ quan với thiên tai.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh cần đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực cán bộ để công tác dự báo, cảnh báo được tốt hơn nữa. Đồng thời, công tác PCTT cần có sự vào cuộc đồng bộ từ các cấp chính quyền địa phương, làm tốt phương châm “4 tại chỗ” để luôn chủ động, kịp thời ứng phó với các loại hình thiên tai khi xảy ra.
Video đang HOT
Ngọc Trìu
Theo TP
"Dọn đường" xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào năm 2019
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Năm 2019, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu (XK) sữa sang quốc gia này.
Dọn đường để xuất khẩu sữa sang Trung Quốc
Mới đây, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường với ông Đoàn Minh Khôi - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, nhiều thông tin về dư địa xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang quốc gia này đã được đề cập.
Ông Đoàn Minh Khôi nhấn mạnh: Hoạt động xuất nông sản sang Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD. Đặc biệt, đến nay phía Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam.
Trong năm 2019, mặt hàng sữa của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ
Phía Trung Quốc đã soạn thảo xong Nghị định thư để DN Việt Nam có thể xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, sau khi Bộ NNPTNT cho ý kiến sẽ đưa sang Bộ Công Thương, tiến tới ký kết nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 4.2019.
Như vậy, trong năm 2019, mặt hàng sữa của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Trung Quốc, tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp sữa của Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đang dự kiến, sau khi Nghị định thư được ký kết, sẽ chủ trì Ngày hội sữa Việt Nam tại Trung Quốc vào khoảng tháng 5 - 6/2019 để quảng bá sản phẩm.
Dư địa XK sữa sang Trung Quốc là rất lớn, bởi hiện nay ở quốc gia này, sau khi xảy ra vụ sữa bột nhiễm melanine chính người dân Trung Quốc nghi ngại khi sử dụng sữa trong nước, chất lượng bò sữa cũng có vấn đề do đồng cỏ bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, thách thức lớn là hiện nay sữa của Úc và New Zealand đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa Trung Quốc, do đó sữa của Việt Nam vào Trung Quốc có triển vọng nhưng sẽ gặp phải cạnh tranh của hai "ông lớn" này.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhất trí quan điểm đưa ba công ty sữa hàng đầu Việt Nam là Vinamilk, TH True Milk và Mộc Châu Milk có chất lượng sản phẩm cao thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Đẩy mạnh chất lượng hàng hóa để XK bền vững
Tại buổi làm việc, Đại sứ Đoàn Minh Khôi nhấn mạnh về việc sáp nhập cơ quan kiểm dịch động, thực vật của Trung Quốc về Tổng cục Hải quan, giám sát chặt chẽ hơn hàng hóa NK vào nội địa.
Đặc biệt, gần đây Trung Quốc thắt chặt thương mại biên giới nên chúng ta cần đẩy mạnh XK chính ngạch. Vì vậy, một mặt duy trì XK tiểu ngạch sang Trung Quốc để góp phần giải quyết những mặt hàng chưa đủ điều kiện XK chính ngạch, cần đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Về cơ chế XNK, giữa biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại các cửa khẩu chính thức tiến tới thực hiện chính sách "1 cửa 1 điểm dừng", Trung Quốc đã triển khai với Lào, nếu thực hiện được chính sách này hàng hóa của Việt Nam sẽ lưu thông được nhanh hơn. Điều này cần có sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NNPTNT.
Theo Khánh Vũ (Báo Lao động)
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân trần về các HTX "không chịu lớn" Chiều 30.10, khi trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường thừa nhận việc phát triển của hệ thống HTX chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Lê Hiếu Trả lời câu...