Không dùng nước nóng để rã đông thịt
Các bạn không nên dùng nước nóng để rã đông thịt vì việc này sẽ làm vỡ tế bào và chín thịt.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các cách rã đông thực phẩm thông dụng mà giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm là để sản phẩm nguyên trong bao gói và ngâm vào nước lạnh, hoặc dưới vòi nước. Không nên ngâm thực phẩm trực tiếp vào nước vì dịch bào có chất dinh dưỡng sẽ tan ra và hòa vào trong nước, thực phẩm sẽ mất chất dinh dưỡng và bị nhão.
Để sản phẩm nguyên trong bao gói và ngâm vào nước lạnh. (Ảnh minh họa)
Một cách để rã đông là chuyển thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh. Trước khi sử dụng 1 ngày nên chuyển nguyên liệu từ ngăn đá xuống ngăn lạnh để rã đông. Đây là một phương pháp được xem là tối ưu và an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Sản phẩm được rã đông dần trong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa dùng ngay vẫn có thể bảo quản trong điều kiện như vậy 3-5 ngày. Nếu cần, có thể tái đông trở lại bằng cách chuyển trở lại ngăn đá để bảo quản lâu hơn.
ThS.BS Nguyễn Văn Tiến cho biết thêm, rã đông bằng lò vi sóng cũng rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào.
Video đang HOT
Với phương pháp này, thực phẩm phải được chế biến ngay vì phần thịt có thể đã hơi chín. Ngoài ra thịt, cá đông lạnh có thể quay, nướng trong lò vi sóng mà không cần phải rã đông.
Ăn nóng có hại cho sức khỏe không?
Nhiều người có thói quen ăn thức ăn thật nóng, vì cho rằng ăn khi nóng, thực phẩm mới giữ nguyên vẹn các vitamin và khoáng chất, ăn nóng kích thích sự ngon miệng.
Nhưng thói quen đó lợi bất cập hại.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn quá nóng hay quá lạnh cũng đều không tốt và gây tổn hại tới đường ruột cùng các bộ phận trong cơ thể.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc dùng đồ ăn nóng và căn bệnh ung thư vùng miệng, ung thư đường ruột là có liên quan với nhau. Đó chính là bởi vì vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 đến 60 độ C. Vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương.
Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70 đến 80 độ C, đặc biệt là khi chúng ta uống trà, nhiệt độ này có thể lên tới 90 độ C sẽ gây tổn thương nặng nề cho đường ruột.
Nếu bạn thường xuyên uống canh nóng thì hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột sẽ ngày càng bị tổn thương nặng nề. Thức ăn có nhiệt độ phù hợp chính là không quá nóng hoặc không quá lạnh.
Đồng thời, khi uống nước, chúng ta cũng cần phải chú ý tới nhiệt độ của nước. Độ ấm của nước trong khoảng từ 18 độ C đến 45 độ C là phù hợp. Uống nước quá nóng không chỉ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tới răng.
Mặt khác nếu ăn nóng lâu dài sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh có sẵn ở khoang miệng, thực quản, dạ dày....
Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn thức ăn quá nóng sẽ làm tổn thương tế bào vị giác trên lưỡi ảnh hưởng đến thần kinh vị giác, suy giảm khả năng vị giác dẫn đến chán ăn... Ăn thức ăn quá nóng còn ảnh hưởng tới chất lượng men răng...
Một nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư Quốc tế đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống trà nóng và ung thư thực quản - và cụ thể nhiệt độ là nguyên nhân đáng lo ngại.
Theo đó, việc nhiều năm ăn, uống đồ nóng là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với ung thư thực quản. Bất kỳ loại thức ăn hoặc chất lỏng nào nóng đều có khả năng gây kích ứng niêm mạc cổ họng và thực quản. Chính nhiệt độ là yếu tố rủi ro lớn nhất.
Khi bạn ăn hoặc uống thứ gì đó quá nóng, nó có thể gây ra tổn thương ở niêm mạc cổ họng hoặc thực quản. Những tổn thương này (đặc biệt nếu nó lặp lại nhiều lần) có thể dẫn đến viêm mãn tính và hình thành các tế bào ung thư.
Theo các nhà khoa học ở Kenya, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm và đồ uống nóng hơn 60 độ C có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn những người khác. Chấn thương nhiệt từ thức ăn và đồ uống nóng là nguyên nhân có thể gây ra các vết loét ở họng và thực quản, dẫn đến ung thư.
Những người thích uống trà ở khu vực tây Kenya nằm trong số những người thường uống trà nóng nhất thế giới. Đồ uống của họ thường nóng đến 72,1 độ C.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thích uống trà nóng hơn 60 độ C và uống nhiều hơn hai cốc lớn mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn 90%.
Ăn thức ăn quá nóng sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là thực quản. Bởi đây là cơ quan tiêu hóa rất nhạy cảm đối với những loại thức ăn quá nóng. Khi ăn thức ăn nóng nhiều lần sẽ làm bỏng thực quản, tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm thực quản. Niêm mạc thực quản không thể tiếp tục tự khỏi thì cuối cùng sẽ hình thành các tế bào ung thư.
Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng thức ăn và đồ uống ở mức độ nóng vừa phải, như thế các chất dinh dưỡng vẫn đảm bảo mà lại không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Có nên rửa sạch trứng trước khi cho vào tủ lạnh? Rửa trứng hay không rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh là băn khoăn của nhiều bà nội trợ. Trứng là món ăn thông dụng nên các gia đình thường mua để sẵn trong tủ lạnh. Trứng có nguồn chất béo rất quý, đó là Lecithin vì Lecithin, ít có ở các thực phẩm khác (trừ đậu nành). Theo ThS.BS Nguyễn Văn...