Không dễ ‘tẩy chay’ Facebook
Lượng người dùng quá lớn, sự “ma mãnh” của Facebook và phong trào tẩy chay nhỏ lẻ là lý do mạng xã hội này vẫn sống bất chấp bê bối.
Sau bê bối rò rỉ dữ liệu, liên tiếp nhưng lời kêu gọi xóa bỏ tài khoản từ phía người dùng Facebook. Thậm chí trên mạng xã hội này còn có hẳn chiến dịch tẩy chay với hastag #DeleteFacebook. Thế nhưng, với hơn 2,2 tỷ người dùng, không dễ để những điều tự phát này có tác động lớn. Thậm chí, giữa bão chỉ trích, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg còn tự tin rằng, ông không thấy một “số liệu đáng kể” nào trong việc người dùng rời bỏ Facebook khi trò chuyện vớiNew York Times.
Không dễ để xóa Facebook bởi sức hút của nó vẫn rất lớn.
Khi bê bối xảy ra, người dùng công nghệ, thậm chí là các nhân vật ảnh hưởng trong xã hội một lần nữa xem xét xóa bỏ hoàn toàn Facebook. Thế nhưng, quyết định này sẽ khiến họ đặt ra hai câu hỏi: Facebook có phải đã đánh mất sự tin tưởng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của chúng ta, phải chăng Facebook đã quá quan trọng, là “một phần tất yếu của cuộc sống” online và offline khiến ta không thể từ bỏ?
Câu hỏi đầu tiên sẽ rất dễ trả lời với nhiều người, song câu thứ hai không như vậy. Facebook đã có quá nhiều thứ cầm chân người dùng, khiến họ không dễ rời đi. Hiếm có một công ty trực tuyến nào lại thu hút lượng người dùng đến như vậy. Facebook gần như “không có đối thủ” trên lĩnh vực mạng xã hội, hay nói cách khác đây là một “đế chế”, một sự độc quyền và nó ảnh hưởng đến gần như tất cả lĩnh vực từ trực tuyến đến thực tế. Ngay chính Mark cũng từng thừa nhận Facbook quá lớn và cần được kiểm soát bởi chính quyền liên bang.
“Facebook đã nỗ lực để giữ hình ảnh của họ sau bê bối. Nhưng nếu không làm điều này, lượng người dùng rời bỏ cũng chỉ như muối bỏ bể mà thôi. Độc quyền là thứ gì đó rất khó ngăn chặn”, chuyên gia Nick Statt củaThe Vergenhận định.
Video đang HOT
Đối với cách hiểu của hầu hết mọi người, Facebook là miễn phí. Facebook không bán một dịch vụ nào cho người dùng cả, thay vào đó là bán quyền tiếp cận sự chú ý của người dùng thông qua quảng cáo. Không có trao đổi tiền tệ giữa người dùng với Facebook. Điều này khiến cho những đợt tẩy chay trở nên mơ hồ và không ít đã giữ lại tài khoản sau một thời gian đắn đo. Nên nhớ, Facebook đã “năm lần bảy lượt” làm người dùng phẫn nộ, song số lượng thành viên vẫn không ngừng tăng lên.
Nếu nói đến tẩy chay, không thể không nói đến sự thờ ơ của đa phần người dùng trong việc bảo vệ dữ liệu của chính mình. Họ cho rằng những thứ mình khai báo với Facebook không có giá trị bằng việc hàng ngày trò chuyện với bạn bè, người thân, tìm lại những người bạn cũ hay đơn giản là đọc tin tức. Sau đó, họ lo lắng khi rời khỏi hệ sinh thái này, họ sẽ mất đi một dịch vụ trực tuyến mang lại nhiều lợi ích.
Trước đây, bảng tin (newsfeed) còn là một mớ lộn xộn, người dùng thường lướt một cách vô thức. Nhưng hiện tại, nó đã có nhiều nội dung thú vị hơn, thậm chí được tích hợp thêm nhiều tiện ích “mì ăn liền” nhưng mang lại giá trị lớn. Mạng lưới quan hệ bạn bè được gói gọn trong một bảng thống kê, ghi chú đơn giản hay ôn lại kỷ niệm tình bạn… những thứ đó tuy nhỏ nhưng lại có mức hấp dẫn đến mức khó từ bỏ. Và nó đúng cho cả cá nhân lẫn chuyên nghiệp. Mất những thứ đó là mất liên kết xã hội hữu hình với những người mà chúng ta quan tâm.
Một điểm nữa khiến con người ta không dễ dàng từ bỏ Facebook dù đã có nghiên cứu rằng dùng mạng xã hội này nhiều sẽ không hạnh phúc, đó là những liên kết xung quanh. Nếu bạn bỏ thuốc lá, bạn sẽ chỉ bỏ mỗi thuốc lá, nhưng nếu bỏ Facebook, bạn còn bỏ cả các dịch vụ khác như Instagram hay Messenger.
Năm ngoái, chiến dịch tẩy chay Uber #DeleteUber và đạt hiệu quả khi khiến 200.000 tài khoản tài xế bị hủy bỏ, CEO phải từ chức. Nó lập tức truyền đi thông điệp rằng sự kiêu ngạo và không tôn trọng lợi ích khách hàng sẽ phải trả giá đắt. Nhưng Facebook thì khác. Uber có dịch vụ đi nhờ xe khác thay thế (Lyft), nhưng mạng xã hội của Mark thì không, hoặc chưa thể ở thời điểm này.
Tất nhiên, ở đây việc xóa Facebook hay không là quyền của mỗi người, điều đó giúp bạn có thể an tâm rằng không bị ai theo dõi, đọc lén hồ sơ, hay bị gợi ý quảng cáo một cách trắng trợn. Thế nhưng, việc xóa tài khoản Facebook đôi khi không phải là cách hay bởi có thể xem Facebok là bản sao phản ánh thế giới thực. Thay vì xóa, người dùng cần có trách nhiệm hơn với thông tin cá nhân bằng cách hạn chế chia sẻ nhiều thứ trên đó, dùng số điện thoại hay email “rác” để đăng ký, giảm tối đa thời gian dành cho Facebook… chẳng hạn.
Bảo Lâm
Theo vnexpress.net
Facebook đã thành 'vũ khí nguy hiểm', không còn là cộng đồng
Với những hậu quả gây ra, Facebook không còn là một cộng đồng xã hội để mọi người kết nối với nhau.
Facebook đang đối mặt với bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng lớn nhất từ trước đến nay. Nhưng phải mất 5 ngày sau, Mark Zuckerberg mới lên tiếng lần đầu tiên. Tuy nhiên, ông chỉ dừng lại ở các câu nói "lấy làm tiếc" và "thừa nhận sai lầm" trong các bài phát biểu, không nói lời xin lỗi.
CEO Facebook đang bất lực với chính "con quái vật" do mình tạo ra?
Thay vào đó, ông đưa ra ba điểm để khắc phục vấn đề: Khởi động điều tra toàn bộ hệ thống, xem xét tất cả các quyền mà ứng dụng (bao gồm ứng dụng bên thứ ba) có thể truy cập từ 2014 và thắt chặt vấn đề này; Các ứng dụng bên thứ ba sẽ bị hạn chế tính năng truy cập vào tên, địa chỉ email, tiểu sử và hình ảnh; Người dùng có thể được cấp một ứng dụng cho phép theo dõi, quản lý dữ liệu của họ.
Tuy nhiên, cả ba điểm đều không hề nhắc đến việc chịu trách nhiệm với dữ liệu đã rò rỉ.
Trên thực tế, tuyên bố của Mark có thể đang muốn đưa người dùng sang một hướng suy nghĩ khác, hoặc ông đã hiểu lầm trên chính nền tảng mà mình đã tạo ra. "Ông ta đề cập đến Facebook như một 'cộng đồng' và nhấn mạnh điều này. Nhưng cụm từ đó có lẽ đã không còn phù hợp với Facebook", nhà báo Mark Serrels của Cnet nhận xét.
Theo thống kê đầu năm nay, hiện có khoảng hơn 2,2 tỷ người đang sử dụng Facebook, chiếm 31% dân số toàn cầu. Có thể xem đây là một mô hình thế giới mới. Tuy nhiên, Serrels cho rằng thế giới này đang bị thao túng bởi những người giàu có và quyền lực. Trong quá khứ, nền tảng này đã được dùng để định hướng phục vụ cho các chiến dịch bầu cử, là nơi tin tức giả mạo lan truyền một cách thoải mái mà không bị trừng phạt, là nơi một ứng viên tổng thống được tính chi phí quảng cáo ít hơn so với người bình thường...
Năm ngoái, Trump được cho là thắng cử nhờ mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và Twitter. Cũng chính mạng này tác động lên cuộc trưng cầu dân ý của người Anh về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và nó đã cho thấy sự tác động trong việc định hình lại một lục địa.
"Quyền lực thể hiện thông qua những cú nhấp chuột. Bạn có cho rằng nó là cộng đồng nữa hay không? Theo tôi, nó đã trở thành cái gọi là 'vũ khí', một thứ vũ khí nguy hiểm", Serrels nhấn mạnh.
Theo BGR, thông thường, dữ liệu người dùng sau khi thu thập sẽ được Facebook bán cho các nhà quảng cáo, dù theo hình thức này hay hình thức khác - điều mà Google, Twitter và các dịch vụ trực tuyến khác đang làm để duy trì sự "miễn phí". Người dùng chấp nhận đánh đổi điều này, song cũng cần biết dữ liệu của họ đã được dùng để làm gì, có phù hợp, an toàn hay không, chứ không phải để bị lợi dụng cho các mục đích mờ ám phía sau.
Tuyên bố của Mark không đề cập đến việc xin lỗi hoặc né tránh câu nói đó mà không rõ lý do là vấn đề nghiêm trọng. "Phải chăng chính CEO Facebook lại không hiểu Facebook, hay đang sợ phải đối đầu với con 'quái vật' do chính mình tạo ra. Có cảm giác một điều gì đó nghiêm trọng đang đến", Serrels lo ngại.
Vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook được báo chí đăng tải ngày 19/3. Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lượng thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho dữ liệu này được mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dưa trên ưng dung thisisyourdigitallife. Sự vụ gây rúng động bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản Facebook tương đương 25% sô cư tri My trươc giai đoạn bâu cư.
Bảo Lâm
Theo VNE
Mark Zuckerberg đã giãi bày gì trên Facebook CEO mạng xã hội lớn nhất thế giới kể về quá trình diễn ra sự cố Cambridge Analytica và những điều Facebook đang cố gắng để khắc phục. Sự cố bảo mật thông tin đang khiến Facebook gặp nhiều khó khăn. Thay vì trả lời truyền thông, Mark Zuckerberg đã có bài viết dài trên trang Facebook cá nhân về sự cố liên...