Không để mẹ chồng thiếu thốn thứ gì mà bà vẫn khiến tôi mang tiếng xấu
Có người còn nói tôi không hoàn thành nghĩa vụ của một người con dâu, không biết thương mẹ chồng. Tôi tái mặt trước những lời công kích chĩa vào mình.
Ảnh minh họa
Mỗi tháng vợ chồng tôi đều đưa cho bố mẹ chồng 15 triệu đồng. Đồ đạc, vật dụng trong nhà, chúng tôi mua sắm không thiếu thứ gì. Quần áo của ông bà mặc cũng là hàng tôi đặt may riêng theo số đo của bố mẹ. Có thể nói, vợ chồng tôi đã lo toan cho bố mẹ chồng một cuộc sống đầy đủ nhất trong xóm rồi.
Mấy ngày trước, tôi mua ít đồ ngon về cho bố mẹ chồng nên ghé nhà luôn mà không gọi điện báo trước. Chỉ có bố chồng đang lúi húi nấu ăn trong bếp, còn mẹ chồng không có ở nhà.
Tôi hỏi thì bố bảo bà đã đi bán nước ở trước cổng trường tiểu học. Ông đã khuyên hết lời nhưng bà vẫn mua lại một chiếc xe đẩy cũ rồi bán nước mía, nước ngọt và ít bánh trái. Sáng nào cũng đẩy xe ra trường rồi chiều lại đẩy về. 12 giờ trưa sẽ tranh thủ về nhà ăn cơm rồi lại đi.
Tôi không tin nên ra trường tiểu học xem thử. Tận mắt nhìn thấy mẹ chồng đang đứng bán nước cho học sinh, mồ hôi nhễ nhại vì nắng, tôi nghẹn đắng cổ họng. Rõ ràng tôi không để mẹ túng thiếu thứ gì, vậy mà bà lại tự chuốc khổ vào thân như vậy.
Tôi về nhà, kể lại chuyện cho chồng nghe. Ngày hôm sau, vợ chồng tôi về sớm, định cản không cho mẹ đi bán nữa. Vừa tới đầu làng, mấy người hàng xóm đã nhìn chúng tôi rồi thì thầm vào tai nhau. Vì đường vào nhà chồng có ngõ nhỏ nên chúng tôi đành gửi xe ô tô ở quán cà phê.
Một vài người hàng xóm lại cố tình nói to, chắc để cho chúng tôi nghe. Họ bảo vợ chồng tôi giàu nứt vách mà lại để mẹ phải đứng nắng nôi để bán nước cho học sinh. Có người còn nói tôi không hoàn thành nghĩa vụ của một người con dâu, không biết thương mẹ chồng. Tôi tái mặt trước những lời công kích chĩa vào mình.
Video đang HOT
Vừa vào nhà, chồng tôi đã cản không cho mẹ đi bán nữa. Anh kể lại chuyện bị người ta gièm pha, chê trách dù vợ chồng đã sống hiếu thuận hết mức với bố mẹ rồi. Cứ nghĩ khi biết con cái bị mang tiếng xấu, mẹ chồng sẽ ngừng, nào ngờ bà vẫn tiếp tục đi với lý do muốn tìm niềm vui trong cuộc sống. Bà còn khẳng định sẽ giải thích rõ ràng với mọi người chứ ở nhà buồn lắm.
Chồng tôi vì không khuyên được mẹ nên giận dỗi đi về. Anh còn bảo nếu mẹ đã muốn đi kiếm tiền thì anh không chu cấp tiền bạc hàng tháng nữa. Mà càng làm như thế thì càng sai, giờ phải làm sao để khuyên chồng nguôi giận và khuyên mẹ chồng đừng đi bán nước nữa đây?
Mẹ chồng chỉ muốn "sống với vợ chồng thằng Út"
Mẹ công nhận con dâu mình giỏi, có chăm sóc mẹ chồng, có lo lắng miếng ăn sáng trưa chiều, nhưng xét nét thì vẫn xét nét...
Người già, chỉ khi được chiều chuộng là vui. Như mẹ muốn đi chùa, nhưng chân yếu, không tự đi được. Nhà neo đơn nên lúc nào được thằng Út chở đi chùa là mặt sáng rỡ, miệng cười toe, mặc quần áo nhanh lẹ và đi ra xe không cần chống gậy.
Sáng, mẹ thấy thằng Út mặc quần áo, dắt xe ra cửa, hỏi đi đâu, thằng Út trả lời, mẹ không nghe được, hỏi lại lần nữa, thằng Út nói lớn "con đi sửa xe".
Mẹ tôi 93 tuổi, đầu óc minh mẫn, mắt vẫn tinh tường, nhìn rõ từ xa, chỉ có đôi tai hơi nghe khó. Chuyện có vậy thôi, mà mẹ hờn, trách thằng Út to tiếng, quát mẹ. Người già mỗi người mỗi tính. Có người dễ, con cháu trong nhà làm gì, đi đứng, cười nói, ăn ngủ... ra sao cũng mặc kệ, không ý kiến. Có người kỹ tính, thường soi nhìn và muốn con cái, cháu chắt phải sống theo ý mình.
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Quét nhà phải moi trong ngóc ngách ra, không được quét phơn phớt ngoài đường đi. Quần áo mặc dơ phải giặt liền. Chén phải úp theo chén, dĩa úp theo dĩa. Cái nồi nấu ăn phải chùi cả bên ngoài cho trắng, không được để ám khói đen thui... Mẹ tôi thuộc típ người thứ hai.
"Nó bắc cầu cho con vợ nó leo. Nó to tiếng, quát nạt mẹ như vậy nên con vợ nó cũng to tiếng với mẹ. Kêu nó cả chục lần nó không thèm trả lời, dù nó ngồi cách mẹ có 2 bước chân" - mẹ nói.
"Nó" là em dâu tôi, vợ thằng Út. Mẹ chồng - con dâu, chuyện "biết rồi nói mãi". Nhưng cô em dâu út nhà tôi không lười nhác, không hỗn hào với mẹ. Chuyện gì trong nhà cô cũng làm hết, làm gọn gàng, nhanh chóng. Cô lại dễ tính, vui vẻ, ai làm phật lòng nói liền, rồi quên, không để bụng. Mỗi lần mẹ tôi ăn không hết (có sớt ra trước khi ăn) em dâu đều ăn phần còn lại, không câu nệ.
Mẹ đau lưng, không ngồi gội đầu được, em dâu lại làm "thợ" gội đầu cho mẹ. Mẹ nhức mỏi xương khớp, em dâu thành "nhân viên mát xa". Mẹ bệnh, em dâu chở mẹ đi bác sĩ. Mẹ bị té gãy chân, em dâu thành hộ lý sai vặt.
Vậy mà mẹ cứ than vãn "nó coi thường mẹ, biểu nó làm, nó không bao giờ làm liền". Mẹ công nhận con dâu mình giỏi, có chăm sóc mẹ chồng, có lo lắng miếng ăn sáng trưa chiều, nhưng xét nét thì vẫn xét nét.
8 giờ tối mẹ điện thoại cho tôi, than hôm nay mẹ ở nhà một mình, vợ chồng, con cái nó đâu hết rồi, không nói với mẹ đi đâu; mẹ ở trong nhà này giờ như cái bóng, không ai quan tâm, nói chuyện với mẹ, tới giờ ăn thì kêu ăn, rồi thôi.
Hỏi han chuyện nhà, thằng Út rầu rầu, thanh minh: "Mẹ hỏi, trả lời mẹ không nghe, nói to thì mẹ nói sao lớn tiếng, quát nạt mẹ.
Mẹ cứ nói "bắc cầu cho vợ leo", chị cũng biết rồi đó, con dâu như vậy mà chưa hài lòng mẹ. Vì mẹ hay la rầy nên con cháu ít dám nói chuyện, gần gũi, bày tỏ tình cảm. Để cho trong nhà êm ấm, mọi người phải thỏa thuận với nhau là im lặng, mẹ nói gì cũng không được cãi lại. Mà im lặng thì mẹ nói khi dễ mẹ, toa rập với nhau không nói chuyện với mẹ, bỏ bê mẹ... còn nói em là nghe lời vợ".
Ảnh mang tính minh họa - Jcomp
Mẹ có 9 đứa con, nhưng mẹ nằng nặc ở với thằng Út - đứa biết ý mẹ rõ nhất và chiều mẹ nhất. Mẹ không ăn nguội, thức ăn lúc nào cũng được hâm nóng. Không bao giờ mua hủ tíu, vì mẹ không thích ăn. Không bao giờ mua gạo dẻo, vì mẹ thích cơm khô. Đặc biệt, bình thường thì lơ lơ, nhưng khi nhậu xỉn lại ôm mẹ hun chùn chụt, nói liên thuyên "con thương mẹ lắm".
Mỗi lần chị em gái tụ về, lại khuyên mẹ bớt khó với con dâu. Mẹ cứ suy nghĩ đi, con gái mẹ một lũ, có đứa nào gội đầu cho mẹ, nấu cơm mỗi ngày cho mẹ, thậm chí đổ "bô xí" khi mẹ bệnh nằm một chỗ không. Chỉ có con dâu làm thôi. Mẹ thủng thẳng nói, mẹ biết, nó tốt với mẹ, mẹ cảm ơn rồi mà. Nhưng dạo này nó đổi tính, hay chống đối, tự quyền, không theo ý mẹ. Từ hồi mẹ sang tên nhà đất cho vợ chồng nó, là thấy nó khác liền.
Mẹ chồng - con dâu, vậy đó. Hay suy diễn khi không hài lòng. Cả lũ con gái lại hùa, phân tích. Chắc không phải vậy đâu mẹ ơi.
Mà mẹ cứ thử nghĩ đi, nếu mẹ chồng của con gái mẹ có suy nghĩ như vậy thì con gái mẹ làm sao sống. Biết là người già, cần có người nói chuyện, chia sẻ, hỏi han. Nhưng ai cũng phải đi làm kiếm cơm, mẹ thông cảm cho con cháu, đừng bắt lỗi nữa. Mẹ lại làm thinh, mắt ngân ngấn nước.
Người già, chỉ khi được chiều chuộng là vui. Như mẹ muốn đi chùa, nhưng chân yếu, không tự đi được. Nhà neo đơn nên lúc nào được thằng Út chở đi chùa là mặt sáng rỡ, miệng cười toe, mặc quần áo nhanh lẹ và đi ra xe không cần chống gậy.
Ảnh mang tính minh họa - Jcomp
Người già khó tính, làm sao chiều? Em dâu cười khúc khích, giờ hiểu ý rồi, mẹ biểu làm cái gì thì làm ngay, đừng nói để chút con làm. Có đi đâu thì phải "báo cáo" đi đâu, mấy giờ về. Em dâu bông đùa, ông bà xưa có câu "già, trẻ bằng nhau". Vậy thì, nếu ta đối xử với một đứa trẻ như thế nào thì cũng đối xử với người già như thế đó. Dỗ dành, chăm sóc, cho ăn cho uống, tắm rửa, quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, nâng niu, là những "tiết mục" không được thiếu.
Em dâu còn văn vẻ, mẹ già như bóng nắng buổi chiều, hắt sáng rực rồi tàn nhanh. Bây giờ còn được ngắm nhìn ánh nắng ấy, không ngắm, trân trọng, một ngày ánh nắng lụi chìm, có muốn nhìn ngắm cũng không có nữa.
Trước khi mất mẹ chồng dặn con dâu chỉ để tang 100 ngày, biết tâm nguyện của bà mà tôi day dứt Càng nghĩ càng thương mẹ chồng quá. Bản thân tôi cũng thấy có lỗi và day dứt khôn cùng. Tôi về làm dâu khi nhà anh chỉ còn có 2 mẹ con. Nghe mẹ anh kể, bố chồng đã mất gần 20 năm về trước. Bà cứ thế ở vậy nuôi con trai khôn lớn mà chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đi...