Không để cá lớn chèn ép cá bé về kết nối Internet
Gần đây, giữa các doanh nghiệp Internet lớn và các doanh nghiệp nội dung, doanh nghiệp Internet nhỏ liên tục xảy ra tranh chấp về kết nối Internet trực tiếp. Để giải quyết vấn nạn này, Bộ TT&TT sẽ ban hành thêm một số quy định như thu phí kết nối Internet chênh lệch hay ban hành giá cước cụ thể cho từng kết nối.
Việc tranh chấp kết nối Internet trực tiếp giữa các doanh nghiệp Internet đã làm ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của người sử dụng. (Ảnh minh họa)
Gần đây, giữa các doanh nghiệp Internet lớn và các doanh nghiệp nội dung, doanh nghiệp Internet nhỏ liên tục xảy ra tranh chấp về kết nối Internet trực tiếp . Để giải quyết vấn nạn này, Bộ TT&TT sẽ ban hành thêm một số quy định như thu phí kết nối Internet chênh lệch hay ban hành giá cước cụ thể cho từng kết nối.
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước với các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng cuối tháng 3/2012, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, mặc dù theo quy định, doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng của doanh nghiệp khác; có nghĩa vụ để các doanh nghiệp khác kết nối vào mạng của mình cũng như có quyền quyền kết nối trực tiếp với nhau trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các bên. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, đã xảy ra một số tranh chấp nhau về kết nối peering giữa các doanh nghiệp.
Qua đó, Cục Viễn thông thấy rằng, so với các nước khác mạng Internet ở Việt Nam có sự khác biệt lớn. Thứ nhất, chỉ có một số ít là doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng, đa phần là các doanh nghiệp nội dung Internet hoặc kinh doanh tên miền. Hai là nhiều quy định đối với Hệ thống trạm trung chuyển lưu lượng Internet Quốc gia – VNIX (VNNIC) chưa được ban hành trong các văn bản pháp luật như tăng dung lượng kết nối để đảm bảo chất lượng khi lưu lượng vượt quá mức 85% trong 7 ngày liên tục, từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp viễn thông không nghiêm túc thực hiện.
Cũng theo đại diện Cục Viễn thông, dù theo Nghị định 25 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, Bộ TT&TT sẽ phải ban hành giá cước, khung giá cước kết nối nhưng để thúc đẩy thị trường phát triển nên cơ quan quản lý vẫn để các doanh nghiệp tự thỏa thuận căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Ông Ngô Trọng Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CMC Telecom cho biết, trước Tết Dương lịch 2013, đơn vị đã gửi rất nhiều công văn lên Bộ TT&TT cũng như Cục Viễn thông về việc kết nối peering với các doanh nghiệp khác. Dù hiện nay việc kết nối đã được xử lý nhưng chủ yếu mang tính chất tạm thời. “CMC Telecom mong muốn và ủng hộ các quy định về Internet peering sớm được đưa ra để doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng”, ông Hiếu khẳng định.
Sẽ thu phí kết nối Internet chênh lệch giữa các doanh nghiệp?
Video đang HOT
Đại diện Cục Viễn thông khẳng định, nhằm khắc phục tình trạng tranh chấp kết nối peering giữa các doanh nghiệp, Bộ TT&TT sẽ ban hành thêm một số quy định về kết nối Internet peering, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp viễn thông báo cáo với Bộ về cách tính, chi phí kết nối để phê duyệt và giám sát.
Cục Viễn thông đề xuất một số phương án như sau:
Phân chia các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP), doanh nghiệp cung cấp nội dung… theo các cấp khác nhau dựa trên số lượng khách hàng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Internet cùng cấp có thể kết nối peering với nhau mà không mất phí. “Cách làm này tương tự một số nước như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp…, các cơ quan quản lý cũng chia doanh nghiệp Internet thành các cấp khác nhau và không thu phí peering với doanh nghiệp cùng cấp”, đại diện Cục Viễn thông dẫn chứng.
Phương án còn lại là coi các tất cả doanh nghiệp có giấy phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cùng một cấp và ngang hàng với nhau. ” Việc thu phí peering sẽ diễn ra nếu các doanh nghiệp có lưu lượng kết nối chênh lệch chiều đến và đi cao hơn một tỷ lệ nhất định, trong đó giá cước kết nối sẽ do Bộ TT&TT ban hành”, đại diện Cục Viễn thông nói.
Cũng theo đại diện Cục Viễn thông, có 2 phương án thu phí cước kết nối peering, thu theo giá cước dung lượng chênh lệch chiều đến và đi sẽ tính theo đơn vị MB. Ví dụ như 2 doanh nghiệp A và B quy định kết nối peering 1Gbps/tháng nhưng thực tế trong tháng đó, 2 doanh nghiệp này peering hết 1,2 Gbps (tổng chênh lệch là 200 MB), mức giá chênh lệch sẽ phải trả là 200 MB nhân với mức giá MB mà Bộ quy định. Tuy nhiên, phương án này khiến các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý khó có thể đưa ra mức giá phù hợp.
Cách thứ hai là Bộ TT&TT sẽ quy định giá cước kết nối Internet cho từng loại hình như kết nối peering qua VNIX, kết nối peering trực tiếp giữa 2 doanh nghiệp… Căn cứ vào đó, các doanh nghiệp sẽ chọn loại hình kết nối phù hợp và gửi báo cáo về cho Bộ TT&TT để xem xét, phê duyệt. “Nếu có tranh chấp, Bộ TT&TT sẽ áp dụng theo giá cước kết nối do Bộ xây dựng và có sự tham chiếu phù hợp”, đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh.
Đại diện Viettel phân tích, sở dĩ các doanh nghiệp không thể tự đàm phán được với nhau là do những xung đột về mặt quyền lợi giữa doanh nghiệp nội dung và doanh nghiệp hạ tầng cũng như giữa các doanh nghiệp có hạ tầng với nhau. Vì vậy, việc thu phí dung lượng peering chênh lệch giữa chiều đến và đi sẽ có những bất cập nhất định: chẳng hạn như kết nối giữa Viettel và doanh nghiệp nội dung, nếu các thuê bao Internet của Viettel kết nối đến các doanh nghiệp nội dung nhiều sẽ dẫn đến sự chênh lệch lớn về dung lượng.
Theo quy định, Viettel phải trả phí cho doanh nghiệp nội dung trong khi vẫn phải đầu tư rất lớn về chi phí hạ tầng. Hay đối với Viettel và doanh nghiệp có hạ tầng khác, do các trung tâm dữ liệu (data center) của họ chứa rất nhiều nội dung nên sẽ được thu 2 lần phí bao gồm dung lượng kết nối chênh lệch của Viettel và phí hosting, server của doanh nghiệp nội dung đặt ở data center của họ. “Bộ TT&TT cần đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp thực hiện”, đại diện Viettel kiến nghị.
Cùng quan điểm, đại diện FPT Telecom và VNPT cho rằng, dịch vụ Internet có sự khác biệt rất lớn đối với dịch vụ thoại. Cụ thể, đối với dịch vụ thoại, người gọi sẽ là người trả tiền nhưng dịch vụ Internet thì người nhận thông tin (tải dữ liệu) mới là người phải trả phí. “Vì vậy, quy định nên nói rõ khi chênh lệch dung lượng chiều đi và về thì doanh nghiệp nào sẽ được hưởng, như theo quy định quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam nếu dùng nhiều dữ liệu hơn thì sẽ phải trả phí cho họ”, đại diện VNPT kết luận.
Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép về kết nối Internet, tại buổi làm việc với đoàn Bộ TT&TT ngày 4/4, ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc VDC/VNPT cho biết, trong hai tuần đầu tháng 3/2013, một doanh nghiệp di động ngoài VNPT chặn truy nhập từ 3G tới các website đang hosting tại VDC đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Ông Hải cho rằng sự việc này vi phạm luật CNTT và gây bức xúc cho công ty VDC. VDC đề nghị Bộ TT&TT có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo việc kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như quyền lợi hợp pháp của người sử dụng.
Theo IctnewsGần đây, giữa các doanh nghiệp Internet lớn và các doanh nghiệp nội dung, doanh nghiệp Internet nhỏ liên tục xảy ra tranh chấp về kết nối Internet trực tiếp . Để giải quyết vấn nạn này, Bộ TT&TT sẽ ban hành thêm một số quy định như thu phí kết nối Internet chênh lệch hay ban hành giá cước cụ thể cho từng kết nối.
Theo GenK
Hạ tầng Internet Việt: Khi các ông lớn ra tay chèn ép
Những ngày đầu tháng 3/2013, khách hàng sử dụng D-Com 3G và thuê bao di động của Viettel đã liên tục gặp khó khăn khi truy cập vào nhiều trang báo điện tử và website. Một điểm chung của tất cả những website không thể truy cập được bằng 3G của Viettel như: nhaccuatui.com; dantri.com.vn; kenh14.vn; tamtay.vn,... đó là chúng đều có hosting tại Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC).
Khi bị thắc mắc, Viettel trả lời khiếu nại của khách hàng 3G như sau: "do VDC quản lý trang Web nhaccuatui.com và chặn khách hàng 3G của Viettel nên khách hàng không truy nhập vào trang đó và do Viettel đang tiến hành thỏa thuận lại dịch vụ với VDC..." . Thông tin này được phía VDC cho biết là được ghi âm lại từ cuộc gọi tới Đài hỗ trợ của Viettel. Lý do Viettel đưa ra có thể hiểu là để "trả đũa" vì phía VDC đã chặn của Viettel trước. Với việc có trong tay một thị phần khá lớn dịch vụ truy nhập Internet qua mạng di động 3G, hành động chặn các website có hosting từ VDC của Viettel đã khiến VDC chịu thiệt hại không nhỏ.
Tại buổi làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) diễn ra sau đó, Giám đốc VDC Nguyễn Văn Hải tỏ ra vô cùng bức xúc và cho rằng hành vi của Viettel vừa qua là chơi xấu, đồng thời yêu cầu Bộ xem xét nhắc nhở, tránh để tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra.
Viettel đang nắm giữ một thị phần tương đối lớn về dịch vụ truy nhập Internet thông qua mạng di động 3G ở Việt Nam (nguồn: sách trắng về CNTT 2012)
Khi các ông lớn ra tay chèn ép
Trên thực tế, việc các nhà mạng xảy ra mâu thuẫn rồi "đánh chặn" lẫn nhau không phải là hiếm. Đối với VDC, công ty này có quy mô tương đối lớn và còn nhận được hậu thuẫn từ VNPT nên có thể "đôi công".
Tuy nhiên, với những nhà mạng nhỏ thì vấn đề lại phức tạp hơn nhiều. Đầu tháng 1 vừa qua, khách hàng sử dụng mạng của công ty cổ phần viễn thông CMC Telecom liên tục gọi điện đến than phiên về việc mạng chập chờn hoặc không thể truy cập vào một số website như vnexpress, tinhte,... Phía CMC Telecom cho biết, FPT đã tiến hành chặn toàn bộ các đường truyền của công ty này vào các dịch vụ có hosting của FPT. Ông Nguyễn Đức Thành, tổng giám đốc CMC Telecom cho biết, trước thời điểm tháng 1/2013, hai mạng của CMC và FPT kết nối trực tiếp với nhau, kết nối của khách hàng hai bên hoạt động bình thường. Tuy nhiên, phía FPT đã đơn phương cắt kết nối trực tiếp và khách hàng hai mạng đã phải kết nối với nhau thông qua mạng chuyển quốc gia VNNIC. Đến cuối tháng 1, khi khách hàng liên tục gặp sự cố khi kết nối, phía VNNIC cũng như FPT hoàn toàn không xử lý các sự cố kết nối này.
Chưa tính đến những thiệt hại về kinh tế, hành động đánh chặn của FPT đã khiến CMC bị thiệt hại rất lớn về lòng tin của khách hàng khi bị đánh giá là mạng chập chờn, chất lượng kém. Sự việc chỉ kết thúc sau khi hai bên đề xuất một "thỏa thuận mới" với phần lợi nghiêng về phía nhà mạng lớn hơn. "Các nhà mạng hiện nay đều có thỏa thuận khi kết nối với nhau. Tuy nhiên, các thỏa thuận này chỉ mang tính tạm thời, thiếu đi tính đảm bảo và ổn định", ông Thành cho biết..
Bộ TT&TT: Khó can thiệp
Dù động thái chèn ép của các nhà mạng lớn đã bị phản ánh tới Bộ TT&TT nhiều lần, động thái của Bộ lại không cho thấy sự quyết liệt. Ngay cả khi giám đốc VDC "tố" Viettel trực tiếp trong cuộc họp của Bộ TT&TT, Bộ chỉ cho biết sẽ xem xét gửi công văn đến để cảnh cáo, nhắc nhở đối với Viettel. "Nguyên lý quản lý chung của Bộ là tạo điều kiện cao nhất, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh nhất cho thị trường", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu trong cuộc họp. Tuy nhiên trên thực tế, Bộ TT&TT rất khó để can thiệp xử phạt. Nguyên nhân chính, theo ông Thành, là bởi Bộ TT&TT hiện chưa có một quy định chính thức nào về kết nối liên thông (peering) giữa các nhà khai thác hạ tầng mạng Internet. Thiếu quy định nên việc quản lý hoạt động, tiến hành giám sát, xử phát các nhà mạnh lớn là rất khó.
"Để bảo đảm cạnh tranh công bằng, Bộ TT&TT cần sớm ban hành quy định kết nối giữa các Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng Internet nhằm đảm bảo quyền lợi các mạng nhỏ trên thị trường. Điều này cũng tương tự như việc Bộ đã ra quy định kết nối giữa các mạng di động/cố định thời điểm đầu những năm 2000", đại diện CMC Telecom nhận định. Trong khi chờ Bộ TT&TT soạn thảo và ban hành quy định mới, phía đang phải chịu thiệt thòi nhất có lẽ vẫn là người tiêu dùng, khi bất đắc dĩ bị kẹt ở giữa cuộc chiến của hai nhà mạng.
Theo GenK
Cuộc đua 3G, mạng nhỏ lo "sập bẫy" 3G được nhận định là xu hướng của di động Việt Nam. Thế nhưng, 3G lại đangđược ví như chuyện đầu tư làm thương hiệu hơn là chuyện lợi nhuận cho nhà mạng bởi đầu tư quá lớn nhưng thu hồi vốn lại khá mịt mờ. Cước 3G 2 USD/tháng Dịch vụ 3G chính được cung cấp tại Việt Nam từ tháng 10/2009...