Không đâu như xứ này: Trồng lan, rau mà bỏ túi 400-700 triệu/năm
Trong 5 huyện ngoại thành TP.HCM, Củ Chi là huyện đầu tiên đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) cấp xã và là huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM.
Huyện Củ Chi bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2009 tại xã điểm của Trung ương là xã Tân Thông Hội, sau đó triển khai đại trà trên 19 xã còn lại. Đến năm 2015, 20/20 xã và huyện và được UBND thành phố và Trung ương công nhận là xã và huyện NTM.
Huyện Củ Chi hoàn thành các tiêu chí cấp xã và huyện NTM.
Đến nay, sau 10 năm xây dựng NTM, trên địa bàn xã đã có nhiều thay đổi tích cực. Có thể kể đến những thành quả cụ thể như sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đường giao thông và vận động người dân sử dụng nước sạch.
Ông Lê Đình Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2019 tăng bình quân 8,12%. Nông sản trên địa bàn có quy mô lớn về số lượng. Sản lượng nông sản cung cấp hàng năm khoảng 208.000 tấn rau, 8.000 tấn thủy sản các loại, 110.000 tấn sữa bò tươi và 35.000 tấn thịt các loại; 22,4 triệu cành lan mỗi năm.
Mô hình trồng lan cho doanh thu bình quân 700 triệu đồng/ha/năm
Doanh thu bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2018 đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Riêng mô hình trồng lan cho doanh thu bình quân 700 triệu đồng/ha/năm; rau an toàn khoảng 400 đồng/ha/năm, hoa kiểng 600 đồng/ha/năm.
Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã phát triển tương đối đồng bộ, đã kết nối liên thông các tuyến đường từ xã đến huyện, phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất, đi lại của người dân, vận chuyển nông sản và vật tư phục vụ sản xuất.
Chương trình nước sạch được triển khai từ năm 2015. Sau hơn 3 năm triển khai, đến nay đã có gần 118.000 hộ dân sử dụng nước sạch, đạt tỷ lệ 99,2%.
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phát triển đồng bộ.
Đánh giá chung, ông Đức cho biết công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được quan tâm, đã làm khơi dậy tính tích cực của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, theo đó bà con đã tham gia hiến hơn 760.000 m2 đất để thực hiện các công trình nông thôn.
Video đang HOT
Quá trình xây dựng NTM đã xuất hiện nhiều mô hình hay trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với nhu cầu đa dạng của thị trường thành phố, khu vực xuất khẩu được phổ biến nhân rộng.
Hơn 99% hộ dân Củ Chi sử dụng nước sạch
Tuy nhiên, ông Đức cũng đánh giá chương trình xây dựng NTM trên địa bàn chỉ mới đạt được một số kết quả bước đầu. Vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục, đổi mới để phát triển tương xứng với tiềm năng của thành phố. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn chậm đổi mới; công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đảm bảo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tình trạng ô nhiễm môi trường, cảnh quan nông thôn chưa thật sự xanh sạch đẹp.
“Đây là các vấn đề mà xã huyện cần tập trung, có giải pháp cụ thể để giải quyết trong năm 2019″, ông Đức nhấn mạnh.
Lưới điện phủ khắp địa bàn nông thôn huyện
Ông Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, các huyện không làm lấy lệ để đạt các tiêu chí mà xây dựng đời sống của bà con nông thôn tốt lên mới là mục tiêu cốt lõi. Nhưng mục tiêu này thể hiện cụ thể qua các tiêu chí.
Trước đó, sơ kết giai đoạn nâng chất tiêu chí NTM 2016 – 2017, nhiều công việc triển khai khá chậm. Nhờ sự đốc thúc và vào cuộc quyết liệt, “đất thép thành đồng” Củ Chi đã đạt được những kết quả đáng mừng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Củ Chi tiếp tục giữ vững các tiêu chí
“Thành phố đặc biệt ghi nhận tâm huyết của bà con nông dân để phấn đấu xây dựng NTM thành công, trong đó có những việc làm cụ thể như hiến đất làm đường và công trình nông thôn”, ông Liêm nói.
Đánh giá cao những nỗ lực mà chính quyền và nhân dân huyện đạt được, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Củ Chi cần tiếp tục giữ vững các tiêu chí đã đạt và nâng chất lên mức cao hơn, thực hiện tốt hơn nữa việc xây dựng và phát triển nông thôn.
Theo Danviet
Dự án chống ngập ở TP.HCM 'vẫn nằm trên giấy' do thiếu vốn đầu tư
Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ có hơn 100 hồ điều tiết để chống ngập cục bộ cho nhiều tuyến đường, song các dự án này đến nay vẫn nằm trên giấy do thiếu vốn đầu tư.
Chiều 12/7, ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM đã báo cáo kết quả giám sát tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn.
Theo đó, TP đã hoàn thành chống ngập tại 22 tuyến ngập do mưa, 5 tuyến ngập do triều cường và 151 tuyến hẻm. Đồng thời, các quận huyện đã giải quyết tình trạng ngập úng ở 1.343 tuyến đường, hẻm kết hợp với chỉnh trang đô thị.
Dự án chống ngập, xử lý nước thải 'nằm trên giấy'
Đại biểu Nguyễn Tấn Tuyến, Phó ban Đô thị HĐND TP, đánh giá cao những nỗ lực của TP đã đầu tư nhiều dự án giúp khu vực nội thành giảm ngập, cải thiện môi trường.
Một số tuyến đường từng là "rốn ngập" như vòng xoay Cây Gõ, An Dương Vương, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, bến xe Chợ Lớn... đến nay đã hết ngập.
Tuy nhiên, đại biểu này lo lắng mục tiêu xây dựng nhà máy xử lý nước thải khó hoàn thành do đến nay mới chỉ xây dựng được một nhà máy và 4 nhà máy vẫn đang phải kêu gọi đầu tư.
Đại biểu Nguyễn Tấn Tuyến, Phó ban Đô thị HĐND TP. Ảnh: Lê Quân.
Theo ông Cao Thanh Bình, Phó ban Kinh tế - Ngân sách, nếu kêu gọi đầu tư khó trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, TP cần đánh giá lại kế hoạch xây hồ điều tiết và nhà máy xử lý nước thải.
Ông cũng đề nghị cần khẩn trương xây dựng nhà máy xử lý bùn thải để tận dụng được nguồn tài nguyên này.
"Chỉ riêng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng mỗi tháng đã thải hơn 1.000 tấn bùn. Thay vì coi đây là nguồn tài nguyên thì hiện nay TP phải tốn tiền vận chuyển, xử lý bùn", ông Bình nói.
Vị đại biểu này cũng chỉ ra một lượng lớn bùn thải đạt chuẩn về môi trường có thể dùng để san lấp nhưng phải đem đi đổ, trong khi các địa phương khác phải tốn tiền mua bùn đất về san lấp, gây lãng phí ngân sách.
Nhắc đến việc xây hồ điều tiết, đại biểu Lê Minh Đức đặt câu hỏi: "Theo quy hoạch, thành phố có 104 vị trí xây hồ điều tiết, đến nay đã xây dựng được bao nhiêu hồ và khi nào thì xây xong?".
Cho rằng việc kêu gọi đầu tư các công trình chống ngập và xử lý nước thải thường rất khó, đại biểu Đức đề nghị TP tới đây phải khơi thông điểm nghẽn này.
TP.HCM cần hơn 96.327 tỷ để chống ngập
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan thừa nhận bài toán chống ngập ở TP rất nan giải, vì phải đối mặt với 2 tổ hợp.
TP.HCM vẫn còn thiếu hơn 100 hồ điều tiết chống ngập. Ảnh: H. B.
Tổ hợp thứ nhất gồm các yếu tố tự nhiên như mưa lớn, triều cường, xả lũ, sạt lở. Còn tổ hợp xã hội do công tác quản lý nhà nước chưa tốt, nhận thức người dân chưa cao, doanh nghiệp chưa coi trọng khơi thông dòng chảy, thậm chí còn lấp kênh rạch.
Nhìn lại 3 năm thực hiện chương trình chống ngập, ông Hoan nhận định thành phố đã làm được nhiều việc có ý nghĩa lớn, nhưng vẫn còn một số tuyến đường bị ngập.
"Ngập vẫn còn xuất hiện nhưng không ngập dai dẳng, triền miên như những năm trước, các phản ánh của bà con không còn gay gắt như trước nữa", ông Hoan nói.
Về kế hoạch sắp tới, lãnh đạo TP cho biết sẽ thực hiện 6 giải pháp để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ, trong đó bài toán quy hoạch được đặt lên hàng đầu.
Liên quan đến quy hoạch cốt nền, ông Hoan cho rằng phải nương vào tự nhiên để khi xây dựng dự án không ảnh hưởng đến người dân. "Tinh thần chung của thành phố là làm đường để chống ngập, nhưng cũng không được làm ngập nhà dân", ông Hoan nhấn mạnh.
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP đang rà soát lại các quy hoạch chống ngập. Ảnh: Lê Quân.
Vị lãnh đạo này cũng cho hay, riêng với nhiệm vụ chống nhập giai đoạn 2016-2020, TP.HCM sẽ cần hơn 96.327 tỷ, trong đó ngân sách chỉ đáp ứng hơn 6.356 tỷ (chưa được 10%) nên cần phải huy động các nguồn vốn khác.
Ông nói thành phố sẽ tính đến phương án thanh toán quỹ đất công dọc 2 bờ kênh cho nhà đầu tư để họ giải phóng mặt bằng, xây dựng bờ kè, đường giao thông 2 bên.
Theo Sỹ Đông - Thu Hằng (Zing)
Ông Võ Văn Hoan và thiếu tướng Ngô Minh Châu được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM và thiếu tướng Ngô Minh Châu, Phó giám đốc Công an TP.HCM vừa được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Ông Võ Văn Hoan (phải) và thiếu tướng Ngô Minh Châu . ẢNH: NGỌC DƯƠNG Sáng 11.5, kỳ họp lần thứ 14 HĐND TP.HCM khóa IX (kỳ họp bất thường) diễn ra tại...