Không đăng ký giao dịch chứng khoán, Điện cơ Thống Nhất bị phạt 410 triệu đồng
UBCK vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Điện cơ Thống Nhất với mức phạt 410 triệu đồng.
Trong đó, Điện cơ Thống Nhất bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Thêm vào đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật đối với Nghị quyết HĐQT về việc tuyển dụng và bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Quyết làm Kế toán trưởng; miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc theo Nghị quyết Hội đồng quản trị số 156/NQ-ĐCTC-HĐQT ngày 29/8/2018, nên bị xử phạt 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, UBCK còn cảnh cáo Công ty do không ban hành quy chế về công bố thông tin.
Được biết, trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2018, Công ty đã lên kế hoạch dự kiến sẽ hoàn tất việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung ( HNX hoặc HOSE) trong năm 2018.
Hiện Công ty có vốn điều lệ 143 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm và chi tiết sản phẩm như quạt điện, chấn lưu, ổ cắm điện và các đồ điện gia dụng khác của ngành điện: điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, sản phẩm cơ, kim khí, dụng cụ gia đình, trang trí nội thất và các mặt hàng tiêu dùng.
Kết thúc quý I/2019, Điện cơ Thống Nhất ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 374,87 tỷ đồng, tăng 24,32% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế 27,32 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với quý I/2018.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Quy định về đặt cọc mua cổ phần bán lần đầu của DNNN
Việc mua bán cổ phần được thanh toán bằng đồng Việt Nam. Việc thanh toán thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Đây là nội dung nổi bật được nêu tại Thông tư 21/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ.
Theo đó, tiền đặt cọc của nhà đầu tư (NĐT) được quản lý như sau:
- NĐT công chúng phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá mở sổ.
- Đối với NĐT chiến lược, số tiền đặt cọc, ký quỹ phải bằng 20% giá trị CP đăng ký mua, tính theo giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.
Tiền đặt cọc sẽ được trừ vào tổng số tiền phải thanh toán mua cổ phần; nếu số tiền đặt cọc lớn hơn số tiền cần thanh toán thì phần chênh lệch sẽ trả lại cho NĐT trong vòng 03 ngày sau khi kết thúc thời hạn thanh toán.
Thời hạn thanh toán là 10 ngày, kể từ ngày công bố kết quả dựng sổ.
Trường hợp NĐT không thanh toán đủ tiền mua cổ phần đúng hạn, NĐT sẽ không được trả lại tiền đặt cọc.
Thông tư 21/2019/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 03/6/2019.
Việc mua bán cổ phần được thanh toán bằng đồng Việt Nam. Việc thanh toán thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Đối tượng áp dụng của Thông tư 21/2019/TT-BTC bao gồm:
- Đối tượng áp dụng bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ quy định tại Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
- Đối tượng áp dụng chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần.
Thanh Xuân
Theo tapchicongthuong.vn
Đưa cổ phiếu ESOP giá rẻ vào giao dịch, cổ phiếu BVH "đo sàn" 2 phiên liên tiếp Theo tính toán của chúng tôi, nếu tính theo mức giá khoảng hơn 90.000 đồng trước khi cổ phiếu ESOP được giao dịch thì những cán bộ công nhân viên rót tiền mua cổ phiếu ESOP năm ngoái đã đạt mức lãi tạm tính hơn 150% chỉ trong 1 năm. Ngay trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã...