Không dám đặt mông lên bồn cầu trong toilet công cộng, bạn đã phạm phải một sai lầm rất lớn
Nhiều người vì sợ bẩn mà phải “vận công” ngồi rất hờ hững trên bồn cầu, thậm chí leo lên ngồi xổm luôn mà không biết đến những nguy cơ khủng khiếp đằng sau.
Có lẽ hiếm người có thể cảm thấy thoải mái khi bước vào một nhà vệ sinh công cộng. Đa số chỉ dùng để đi “nhẹ”, còn phải đến lúc bí bách lắm, không còn lựa chọn nào khác mới tìm cách “hạ bàn” xuống chiếc bồn cầu trong đó.
Cũng dễ hiểu thôi! WC vốn là một từ gắn với định nghĩa bẩn, nữa là một cái WC được hàng trăm, hàng ngàn người sử dụng trước đó.
Vừa ngồi vừa lo mất…
Nếu bạn cũng sợ thì quả thực là xét trên một số góc độ, bạn không sai đâu. Bản chất của thế giới này là một ổ vi khuẩn, trong đó mỗi chúng ta thậm chí nuôi dưỡng cả một hệ sinh thái vi khuẩn khác nhau trên cơ thể. Như khoa học đã chứng minh thì ít nhất 1kg cân nặng của chúng ta chính là vi khuẩn rồi.
Và cũng theo khoa học thì khi “đi cầu”, ít nhất 54% lượng phân thải ra chính là vi khuẩn trong ruột của bạn. Phần lớn là lợi khuẩn, nhưng cũng có trường hợp mang mầm bệnh như E.coli, Staphylococcus (tụ cầu khuẩn), Streptococcus (liên cầu khuẩn)… cùng vô vàn các loại virus khác nữa.
Bản chất toilet công cộng là để nhiều người sử dụng, nên hiển nhiên đó là một nơi bẩn. Nhưng cũng vì nghĩ như vậy nên nhiều người khi sử dụng còn chẳng dám đặt mông xuống, chỉ… ngồi hờ, thậm chí đặt hẳn chân lên bệ để ngồi xổm khi “hành sự”.
Vì sợ bẩn, nhiều người hoặc ngồi xổm, hoặc ngồi theo kiểu “vũ trụ” (phải)
Và đó là một sai lầm lớn
Video đang HOT
Trên thực tế, việc nhiễm khuẩn chỉ vì ngồi xuống một cái bồn cầu là điều rất hiếm khi xảy ra. Đơn giản là vì hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn đều yêu cầu có sự tiếp xúc qua đường miệng: từ tay chạm miệng, tay chạm đồ ăn đi vào miệng, hoặc đồ ăn đặt trên bề mặt bị nhiễm khuẩn…
Còn bản chất da người đã được bao phủ bởi một lớp vi khuẩn tự nhiên, có tác dụng giống như tấm khiên bảo vệ chúng ta vậy. Và ngay dưới lớp vi khuẩn này còn là một tấm khiên khác hiệu quả hơn – chính là hệ miễn dịch.
Vi khuẩn bên ngoài có thể bị cơ thể chặn lại, khó lòng xâm nhập
Nói cách khác, bạn chẳng việc gì phải… vận nội công mà ngồi lơ lửng trên bồn cầu, cũng không việc gì phải ngồi xổm trên bệ cả, vì chúng chẳng có tác dụng gì đâu. Mà thậm chí, các tư thế như vậy còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, thậm chí khiến bạn dễ gặp chấn thương hơn hẳn.
“ Vấn đề khi vận sức “ngồi hờ” là các cơ xung quanh vùng xương chậu – bao gồm cả cơ bụng, cơ lưng và cơ xoay hông – đều bị căng quá mức” – Brianne Grogan – chuyên gia sức khỏe tại Anh Quốc giải thích.
“Cơ hông căng quá mức sẽ khiến bàng quang khó xả nước, khiến bạn buộc phải “rặn” mạnh hơn. Quá trình này lặp lại thường xuyên có thể khiến các cơ quan xung quanh hông bị sệ xuống.”
Cũng theo Grogan, dòng chảy nước tiểu bị nghẽn sẽ dẫn đến tình trạng bàng quang không xả hết nước, và nó khiến tần suất phải “đi” của bạn tăng lên. Trong một số trường hợp, bạn còn dễ bị viêm nhiễm bàng quang, và trải nghiệm ấy thì không hay chút nào đâu.
Riêng với trường hợp ngồi xổm – sẽ thế nào nếu không may bạn trượt chân? Hơn nữa, bồn cầu vốn không được thiết kế để chịu áp lực quá lớn, và nếu nó vỡ ra thì nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là không hề nhỏ đâu.
Bạn có thể bị nhiễm khuẩn qua đường nào?
Như đã nêu, lớp vi khuẩn tự nhiên ngoài da cùng hệ miễn dịch có thể trở thành lớp lá chắn bảo vệ chúng ta một cách hết sức hiệu quả.
Hơn nữa, WC công cộng ở hầu hết các nước phát triển đều tương đối sạch sẽ vì được lau dọn thường xuyên – đặc biệt là khu vực bồn cầu. Có thể nói, chúng không bẩn như bạn nghĩ, và cũng khó lòng khiến vi khuẩn phát tán mạnh được.
Tuy nhiên, câu chuyện lại nằm ở các khu vực xung quanh bồn cầu. Theo như một nghiên cứu vào năm 2011 thì mỗi lần chúng ta bấm nút xả, nước trong bồn cầu sẽ văng ra những giọt tí hon, bắn đi mọi hướng. Bởi vậy, các vật dụng xung quanh bồn cầu – như sàn toilet, cửa, nắm đấm cửa, thậm chí là cả khay đựng giấy vệ sinh cũng chứa một lượng vi khuẩn rất lớn.
Vi khuẩn có thể bắn đi hàng mét khi giật nước bồn cầu
Đó là chưa kể đến chuyện nhiều người sau khi đi vệ sinh còn quên rửa tay. Vậy nên ngay cả nắm đấm cửa chính của toilet cũng là một ổ vi khuẩn khổng lồ.
Tóm lại, kẻ thù chính của bạn khi vào WC công cộng không phải là cái bồn cầu, mà chính là đôi bàn tay. Hãy rửa nó thật kỹ bằng xà phòng – ít nhất trong vòng 20s – 30s.
Và khi mở cửa bước ra, có thể cân nhắc dùng một lớp giấy bọc tay nắm lại, tránh cho số vi khuẩn ấy lọt vào tay bạn một lần nữa.
Tham khảo: University of Leicester
Theo Helino
Nhà có hai mẹ chồng
Cuộc sống đang êm ấm trong căn nhà nhỏ, thì một ngày, có người đến báo với chồng tôi rằng mẹ ruột của anh đang đợi anh ở Hà Tĩnh.
Tôi sốc, anh sốc, cứ nghĩ rằng người ta nhầm lẫn. Nhưng sự việc lại đúng như thế.
Cách đây gần 40 năm, anh được sinh ra ở một bệnh viện tỉnh miền núi, sau 2 ngày mẹ ôm anh "chạy tàu" về Sơn Tây. Tôi và anh gặp nhau ở trường đại học, ra trường thì cưới và theo anh về làm dâu. Mấy năm sau, chúng tôi lên thành phố lập nghiệp và mua được nhà.
Lúc đó bố chồng tôi mất, nhà chỉ còn mẹ chồng nên chúng tôi đưa bà lên thành phố để chăm nom, ngôi nhà cũ ở quê cho người ta thuê để làm chỗ ở cho thợ nề. Kể từ khi bố chồng mất, mẹ chồng khó tính hơn. Bà tập trung vào chăm sóc chồng tôi nhiều hơn nhưng cũng tỏ thái độ "giành giật" cho nên cuộc sống của chúng tôi đôi khi khó xử, bí bách. Nghĩ rằng mẹ chỉ sinh được mình anh nên tôi luôn cố nhẫn nhịn, thông cảm và cố yêu thương bà.
Nghe người ta nói, mẹ không phải mẹ ruột của chồng tôi, mà thực ra mấy chục năm trước bệnh viện đã trao nhầm con cho sản phụ. Thật ra thì người mẹ ruột của anh đã phát hiện ra chuyện nhầm con từ sau đó mấy ngày nhưng vì thời điểm biên giới loạn lạc nên bà không thể tìm lại được con ruột của mình. Rồi gần đây có người y tá cũ vô tình gặp lại bà ở Hà Tĩnh đã cho biết địa chỉ của nhà chồng tôi. Bởi vậy, họ đến tìm và muốn chồng tôi vào đón mẹ ruột của mình.
Bán tín bán nghi, hai vợ chồng dấu mẹ để vào Hà Tĩnh. Phải nói rằng, anh trông giống hệt người cha đã mất của anh, không lẫn đi đâu được. Chỉ có điều, mẹ anh nghèo quá, nhà tranh vách đất giữa một vùng cát ven biển nắng cháy. Còn người con nuôi của mẹ thì nheo nhóc một vợ 4 con vì kinh tế gia đình eo hẹp. Anh không cầm được lòng, liền xin phép đưa mẹ ra Bắc. Tôi nhìn thấy bà thật hiền lành, kham khổ và đáng thương nên đồng tình ngay.
Cả gia đình lớn sum họp, người con của mẹ chồng tôi cũng ra Bắc và có nhã ý đón bà về Hà Tĩnh. Nhưng chồng tôi lo mẹ nuôi khổ, hơn nữa những gì anh có ngày hôm nay là do một tay mẹ nuôi vun vén, anh không muốn bà đi đâu. Vì thế, mẹ chồng tôi quyết định cho con ruột của bà ngôi nhà ở quê, và vẫn sống cùng chúng tôi. Vậy là tôi có tới 2 mẹ chồng theo đúng nghĩa đen.
Vừa đi làm, vừa chăm con cái học hành, vừa chăm lo cho hai người già khó tính khiến tôi muốn bở hơi tai. Thật ra thì việc nhà cũng không nhiều, hai mẹ cũng có thể chia sẻ với nhau, có bầu có bạn tuổi già cũng tốt, nhưng cứ thỉnh thoảng, mẹ nuôi chồng tôi lại lấn át mẹ đẻ của chồng vì bà là người nhà quê chân lấm tay bùn, lại thật như đếm cho nên thỉnh thoảng giữa hai mẹ chồng lại xảy ra cuộc chiến khiến vợ chồng tôi rất đau đầu.
Mỗi lần cãi cọ là mẹ nuôi chồng lại lớn tiếng kể lể chuyện nuôi nấng con trai thế nào, rồi trách móc mẹ ruột chồng là làm cho con ruột của bà khổ sở, sống ở đất chó ăn đá, gà ăn sỏi, không ngóc đầu lên được. Những lúc như thế, mẹ ruột chồng lại khóc lóc, đòi về Hà Tĩnh rồi trách móc chúng tôi có hiếu với mẹ nuôi hơn mà coi khinh mẹ đẻ.
Những lúc con ốm đau, cộng với áp lực công việc và những cuộc chiến từ hai mẹ chồng khiến tôi bị stress ghê gớm. Chồng tôi cũng không có cách nào giải quyết được vấn đề cho nên anh ngày càng lẩn tránh bằng cách nán lại cơ quan cho đến hết giờ ăn cơm mới về nhà để không phải nghe hai mẹ chỉ trích nhau. Từ một gia đình nhỏ êm đềm, giờ nhà tôi không khác gì một bãi chiến trường với những "tiếng súng" của hai người mẹ, tiếng khóc trẻ con và thỉnh thoảng là tiếng cãi cọ của hai vợ chồng. Nhiều lúc tôi chỉ ước mình có một mẹ chồng như cả triệu nàng dâu khác.
Theo GĐVN
Không phải bồn cầu, cũng không phải bọt biển rửa bát, đây mới là vật dụng bẩn nhất trong nhà của bạn Bạn sẽ bất ngờ khi biết những loại vi khuẩn mà vật này có thể mang, và sẽ ngay lập tức xử lý chúng trước khi quá muộn. Vật dụng bẩn nhất trong nhà, nghe thì ai cũng nghĩ đó là bồn cầu. Thế rồi khoa học nghiên cứu và xác định được bồn cầu không phải nơi bẩn nhất, mà thứ bẩn...