Không còn nhà máy ở Trung Quốc, Samsung thuê bên thứ ba sản xuất điện thoại
Dự kiến trong năm tới, những công ty gia công tại Trung Quốc sẽ làm cho Samsung khoảng 60 triệu máy.
Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin của Reuters, Samsung đang có kế hoạch thuê các công ty bên ngoài, thực hiện việc sản xuất điện thoại Galaxy A vào năm tới. Đây là hệ quả của việc hãng công nghệ Hàn Quốc đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc.
Những công ty sản xuất thuê này thường được gọi là các nhà sản xuất ODM. Theo đó, nhiệm vụ của họ chỉ là thực hiện sản xuất điện thoại theo đặt hàng của một công ty khác, dán mác của công ty này và chuyển lại máy cho chính đơn vị đặt bán.
Đối với Samsung, việc đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc giúp họ giảm chi phí cho việc sản xuất các mẫu điện thoại giá rẻ. Ngoài ra, khi đi thuê sản xuất bên ngoài, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi khá nhiều, kể cả khi cần mang những mẫu máy này bán ở thị trường khác.
Chiến lược thuê sản xuất gia công không chỉ mình Samsung thực hiện, chính một tên tuổi Trung Quốc khác là Xiaomi cũng đi thuê ngoài toàn bộ việc sản xuất điện thoại.
Đơn vị được Samsung lựa chọn để thuê là Wingtech. Nhiều khả năng công ty này sẽ sản xuất các mẫu máy giá rẻ để bán ở Đông Nam Á và Nam Mỹ. Bên cạnh đó, họ cũng muốn mở rộng thị phần của mình trên thị trường di động thế giới khi Huawei đang phải chịu cấm vận của Mỹ.
Video đang HOT
Tất nhiên, việc cấm vận Huawei không ảnh hưởng tới thị trường nội địa của hãng nhưng ở quy mô toàn cầu, đây thực sự là một cơ hội lớn cho mọi nhà sản xuất điện thoại. Cũng theo Reuters, số lượng máy được thuê sản xuất ở Trung Quốc vào khoảng 60 triệu máy, chiếm 20% kế hoạch sản xuất năm 2020 của cả Samsung.
Nhưng ngoài việc giá rẻ hơn, Samsung cũng phải đối mặt với một số vấn đề, đó là chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, còn là vấn đề bí mật công nghệ. Wingtech cũng là một nhà thầu sản xuât thuê cho Xiaomi.
Samsung Galaxy A6 có thể được sản xuất tại Trung Quốc năm tới.
Trước những lo ngại này, Samsung cho biết họ áp dụng quy trình kiểm thử và bộ tiêu chuẩn sản phẩm đồng nhất và các máy được sản xuất ở Trung Quốc cũng phải tuân thủ.
Wingtech cũng là một đối tác truyền thống của Samsung khi họ đã gia công máy tính bảng cho công ty Hàn Quốc từ năm 2017. Khi đó tổng số sản phẩm mà họ làm được chỉ chiếm 3% tổng số thiết bị mà Samsung tạo ra. Tới năm nay họ dự kiến sẽ sản xuất 8% số thiết bị, ứng với khoảng 24 triệu sản phẩm.
Theo BizLive
Mất đi thị trường Ấn Độ sẽ là thất bại tiếp theo của Samsung
Ấn Độ trong những năm qua đã tạo được vị thế quan trọng đối với các nhà sản xuất điện thoại lớn trên thế giới.
Quốc gia này đã vượt mặt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ điện thoại lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, với tỷ lệ thâm nhập smartphone chiếm 25%. Ấn Độ đang là một thị trường tiềm năng để các hãng lớn phát triển.
Theo dữ liệu từ IDC, thị trường điện thoại thông minh của Ấn Độ ghi nhận mức tiêu thụ kỷ lục với 46.6 triệu chiếc trong quý 3 năm 2019, tăng 9.3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi thị trường tiêu thụ điện thoại trên toàn cầu đang giữ ở thế cân bằng.
Thật không may cho Samsung khi thị phần của hãng tại Ấn Độ ngày càng có xu hướng suy giảm. Trước đó, Samsung đã đạt được thị phần lên đến 22.6% trong quý 3 năm 2013. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, con số này đã giảm xuống 18.9%, các lô sản phẩm đã giảm từ 9.6 triệu xuống còn 8.8 triệu chiếc. Samsung hiện đang giữ ngôi vương thứ 2 tại Ấn Độ sau Xiaomi. Nhưng các nhà sản xuất hiện thoại lớn của Trung Quốc như Vivo, Realme và OPPO đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.
Samsung đã thất bại thảm hại tại thị trường số 1 thế giới - Trung Quốc
Theo báo cáo của IDC và Counterpoint, thị phần của Samsung tại thị trường số 1 thế giới - Trung Quốc, đang ở mức dưới 1%. Quay trở lại năm 2015, gã công nghệ Hàn Quốc đã từng là một thương hiệu lớn thống trị 20% thị trường của quốc gia này. Nhưng chỉ trong 4 năm, thương hiệu điện thoại lớn nhất thế giới đã biến mất hoàn toàn trên bản đồ của đất nước triệu dân.
Không chỉ vậy, Samsung cũng đang nằm trên quỹ đạo đi xuống tại thị trường lớn thứ hai thế giới - Ấn Độ, trong khi các hoạt động kinh doanh tại Mỹ - thị trường lớn thứ ba thế giới, cũng không có gì tiến triển hơn. Nếu tiếp tục đi theo dấu chân thất bại từ thị trường Trung Quốc, Samsung sẽ sớm bị đá ra khỏi hai thị trường lớn và phát triển nhất thế giới. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến thị phần toàn cầu và hiệu quả tài chính của công ty.
Cạnh tranh với các thương hiệu điện thoại giá rẻ của Trung Quốc
Tại thị trường Trung Quốc, Huawei đang giữ át chủ bài với 42% thị phần, Vivo (18.3%), OPPO (16.6%) và Xiaomi (9.8%). Không chỉ chiếm ưu thế cao tại thị trường trong nước, các nhà sản xuất này cũng đạt được con số ấn tượng tại thị trường Ấn Độ. Cụ thể, Xiaomi đang dẫn đầu với 27.1% Samsung (18.9%), Vivo (15.2%), Realme (14.3%) và OPPO (11.8%). Nguy hiểm hơn, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt tại Ấn Độ.
Đối với người tiêu dùng, việc lựa chọn một thương hiệu khác ngoài Samsung là điều không mấy ngạc nhiên. Những thương hiệu điện thoại Trung Quốc cung cấp một thiết bị có ngoại hình tốt, phần cứng mạnh mẽ, hệ thống máy ảnh chất lượng. Và hơn hết, chúng có mức giá hết sức phải chăng. Cùng với đó là số lượng sản phẩm được ra mắt mỗi năm lớn, phủ kín mọi phân khúc, đánh vào toàn bộ mức giá và nhu cầu của thị trường.
Cho đến năm 2019, Samsung mới có xu hướng tạo ra nhiều dòng điện thoại tầm trung Galaxy A và Galaxy M series. Mặc dù hãng đã đẩy mạnh tiến độ ra mắt sản phẩm có trang bị cấu hình tốt, nhưng các hãng điện thoại Trung Quốc vẫn là lựa chọn hàng đầu của đa số người dùng. Hơn nữa, những thương hiệu này cũng phổ biến hơn cả về không gian phân phối hàng cũng như hình ảnh xuất hiện trên quảng cáo.
Năm 2020 có thể là năm xác định của Samsung
Là nhà sản xuất lớn trong lĩnh vực điện thoại thông minh, áp lực buộc Samsung phải duy trì đà tăng trưởng. Một nhiệm vụ khó khi thị trường điện thoại thông minh trên toàn cầu đã bị đình trệ. Một thất bại khác ở thị trường Ấn Độ sẽ ảnh hưởng lớn đế sự phát triển của Samsung trong tương lai.
Măc dù Samsung đang thống trị thị trường tại châu Âu, Hàn Quốc và một phần lớn của Mỹ, tuy nhiên những thị trường này đã bị bão hòa và khó phát triển. Hơn nữa, doanh số có thể tiếp tục giảm khi người dùng đang có xu hướng giữ thiết bị sử dụng lâu hơn. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến ngành điện thoại của Samsung, mà nó còn ảnh hưởng đến các ngành cung cấp khác như chip xử lý, tấm nền hiển thị....
Xét về khía cạnh tích cực, Samsung vẫn là một thương hiệu lớn tại thị trường thứ 4 thế giới - Brazil với 40% thị phần. Mặc dù vậy thì Brazil hay Nga vẫn là một mảnh đất tiềm năng cho các hãng lớn phát triển. Năm 2020 sẽ là một năm mang lại thành công cũng như đột phá của Samsung tại các thị trường này. Samsung liệu có củng cố được vị thế của mình? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn nhé!
Theo Thế Giới Di Động
Vivo bất ngờ hợp tác Samsung sản xuất điện thoại chạy chip Exynos Hôm qua, Samsung đã công bố Exynos 980, là bộ vi xử lý điện thoại đầu tiên của họ có tích hợp sẵn modem 5G. Và mới đây, Vivo cũng tuyên bố sẽ ra mắt điện thoại sử dụng vi xử lý này vào cuối năm nay. Vivo thông báo sẽ công bố một chiếc smartphone 5G tầm trung trong năm nay và...