Không còn cách ly xã hội, Quảng Ngãi vẫn tiếp tục đóng cửa quán bar, vũ trường
Dù không thuộc nhóm tỉnh, thành nguy cơ cao phải thực hiện cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4 nhưng Quảng Ngãi vẫn quyết định tiếp tục đóng cửa quán bar, vũ trường.
Ngày 16/4, trả lời VTC News, ông Nguyễn Minh Đạo – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi – cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng ký công văn hỏa tốc về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu người dân không tụ tập quá 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo tiếp tục tạm dừng các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, giải trí tập trung đông người tại các địa điểm công cộng.
Các cửa hàng internet, karaoke, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, massage, phòng tập gym, yoga, bida tiếp tục phải đóng cửa cho tới khi có thông báo mới.
Các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu hoạt động bình thường và người đứng đầu cơ sở này phải chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, ông Trần Ngọc Căng yêu cầu tiếp tục dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập quá 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; hạn chế ra đường không cần thiết, thực hiện đeo khẩu trang khi ra đường…
Video: Hà Nội đóng cửa quán karaoke vì dịch COVID-19
THANH BA
Chùm ảnh đường phố Huế sau khuyến cáo không tụ tập đông người
Nhiều tuyến đường ở TP Huế vắng vẻ, khác lạ so với ngày thường.
TP Huế tối 28-3, ngày đầu tiên thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc toàn quốc áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người, hạn chế di chuyển, dừng hoạt động hội họp, nghi lễ tôn giáo, tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Cầu Trường Tiền, nơi thường thu hút đông người dân khi về đêm thì nay vắng người qua lại. Ảnh: NGUYỄN DO
Để thực hiện Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên-Huế yêu cầu tạm đóng các dịch vụ kinh doanh, giải trí không cần thiết như dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, sân vận động, câu lạc bộ thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các điểm tập thể dục ngoài trời, du lịch cộng đồng, quán cà phê, quán ăn, nhà hàng.
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các nghi lễ và hoạt động có tập trung đông người. Ảnh: NGUYỄN DO
Đường Nguyễn Huệ, một tuyến đường ở trung tâm TP Huế. Ảnh: NGUYỄN DO
Khu vực bờ bắc thành phố Huế cũng vắng bóng người. Ảnh: NGUYỄN DO
Tuyến đường trước cổng Đại nội Huế cũng vắng bóng người. Ảnh: NGUYỄN DO
Những công viên vắng người, xe của các cơ quan chức năng thực hiện việc tuần tra nhắc nhở người dân chấp hành. Ảnh: NGUYỄN DO
Quán trứng lộn vỉa hè vắng khách. Ảnh: NGUYỄN DO
Một quán ăn trên đường Nguyễn Huệ, TP Huế có biển thông báo ngừng phục vụ tại quán, chỉ ship hàng về nhà. Ảnh: NGUYỄN DO
Phía trước chợ An Cựu, một địa điểm ăn uống về đêm nay tạm đóng cửa. Ảnh: NGUYỄN DO
NGUYỄN DO
Tạm đóng cửa hàng dịch vụ không thiết yếu: Chế tài nào để xử lý sai phạm? Theo luật sư, công văn của TP Hà Nội yêu cầu tạm đóng cửa quán bar, karaoke, vũ trường... không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên chưa thể áp dụng chế tài. Ngày 24/3, TP Hà Nội có công văn hỏa tốc số 1001/UBND-KGVX về việc tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, công văn yêu cầu...