Không có nhà đầu tư nào tham gia phiên đấu giá trọn lô 46 triệu cổ phiếu FPT của SCIC
Trước đó vào đầu tháng 7, SCIC đã ra thông báo bán đấu giá trọn lô hơn 46 triệu cổ phần FPT với giá khởi điểm 49.400 đồng/cổ phần, tương ứng giá trị khởi điểm gần 2.300 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE) cho biết, vào lúc 16h00 ngày 06/8/2020, là thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cả lô cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Công ty Cổ phần FPT, không có nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá.
Theo Khoản 9.2 Điều 9 Quy chế bán đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty Cổ phần FPT ban hành kèm Quyết định số 283/QĐ-ĐTKDV ngày 10/7/2020 thì cuộc đấu giá này không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá nên cuộc đấu giá được coi là không thành công.
Video đang HOT
Trước đó vào đầu tháng 7, SCIC đã ra thông báo bán đấu giá trọn lô hơn 46 triệu cổ phần FPT với giá khởi điểm 49.400 đồng/cp, tương ứng giá trị khởi điểm gần 2.300 tỷ đồng. Mức giá này cao hơn so với thị giá hiện tại của FPT (khoảng 47.000 đồng/cổ phiếu). Khối ngoại sẽ không được tham gia mua cổ phần từ SCIC do FPT đã hết room nước ngoài.
FPT đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt lần lượt là 13.611 tỷ đồng và 2.428 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng là 9% và 14% so với cùng kỳ. Biên LNTT của Tập đoàn đạt 17,8% so với 17,1% cùng kỳ năm 2019.
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm tăng trưởng lần lượt 13,5% và 14,7%, đạt tương ứng 2.021 tỷ đồng và 1.626 tỷ đồng.
Vissan (VSN) vẫn chưa thể giảm vốn nhà nước trong ngắn hạn
Ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan, mã chứng khoán VSN - UPCoM) cho biết, việc thoái vốn nhà nước tại Công ty vẫn chưa có tiến triển vì liên quan đến đề án hoàn thành tái cơ cấu công ty mẹ Satra, phụ thuộc vào phê duyệt của Ủy ban nhân dân TP.HCM.
"Chúng tôi chưa nhận được thông tin gì về việc thoái vốn nhà nước nên chúng tôi vẫn giữ tỷ lệ vốn như hiện nay. Chúng tôi vẫn đang chờ". Thông tin được ông Khoa chia sẻ bên lề Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Vissan tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày 18/6 vừa qua.
Như vậy, sau vài năm cổ phần hóa chào bán thành công cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là ANCO thuộc Masan, Vissan vẫn có tỷ sở hữu của cổ đông Nhà nước là 67,76%.
Về tiến độ thực hiện dự án "Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy gi ết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan", ông Khoa cho biết, dự án bị chậm tiến độ một phần phải đáp ứng các thủ tục triển khai đầu tư theo quy trình của doanh nghiệp nhà nước. "Có thể thấy Masan là doanh nghiệp tư nhân nên họ triển khai dự án rất nhanh", ông Khoa bình luận.
Dự kiến năm 2020, Vissan sẽ hoàn thành việc lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp và lắp đặt dây chuyền gi ết mổ heo công suất 360 con/giờ, tổ chức chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Năm 2020, Vissan đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 5,580 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2019, trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 180 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả của năm 2019.
Theo Tổng giám đốc Vissan Nguyễn Ngọc An, dự báo giá thịt heo sẽ giảm dần và ổn định vào năm 2022. Năm 2019, diễn biến giá thịt tăng cao dẫn đến chi phí giá thành thực phẩm chế biến tăng theo làm giảm một phần lợi nhuận đối vơi nhóm hàng thực phẩm chế biến.
Dịch tả và giá heo tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng hạn chế sử dụng thịt heo, chuyển sang dùng thịt bò thay thế và dịch Covid khiến người dùng tăng cường đặt hàng các sản phẩm thực phẩm chế biến.
Thời điểm giá thịt heo tăng cao, Vissan khó khăn trong việc tìm nguồn thu mua heo đạt chất lượng. Việc thực hiện bình ổn giá thịt heo tươi cũng khiến tỷ suất lợi nhuận bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận cả năm của Vissan đạt cao là do Công ty dự báo được tình hình thị trường.
Vissan đã cho ra mắt 10 sản phẩm mới thuộc dòng Thịt ngu ội, Xúc xích tiệt trùng, Giò các loại và Chế biến khô, đồng thời cải tiến thành công 16 sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Công ty cũng hoàn tất nâng cấp và đổi mới toàn bộ hệ thống bao bì sản phẩm theo hệ nhận diện riêng cho từng phân khúc khách hàng gắn liền với thương hiệu Vissan, 3 Bông Mai và Mai Vàng.
Song song đó, Vissan còn mở rộng thêm các kênh bán hàng trực tuyến như: đặt hàng qua Hotline 19001960, Fanpage www.fb.com/CuaHangVissan, sàn thương mại điện tử SENDO và NOW giúp khách hàng yên tâm và thoải mái chọn mua các sản phẩm của công ty tiện lợi, nhanh chóng.
Năm 2020, Công ty sẽ tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu heo hơi, đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong năm 2020 Vissan sẽ mở rộng và đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến thông qua website để cung cấp những sản phẩm thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận lợi tối đa.
Vissan đang sở hữu hệ thống phân phối bao gồm 130.000 điểm bán trên kênh truyền thống, hơn 1.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi và hệ thống gần 50 cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc.
Giao dịch với bên liên quan, cổ đông đòi hỏi minh bạch Để đảm bảo tính minh bạch, tính không vụ lợi, cổ đông lớn của một số công ty đã yêu cầu thành viên hội đồng quản trị không được biểu quyết trong các giao dịch với bên liên quan hoặc phải tiến hành đấu thầu rộng rãi, thay vì mua chỉ định từ bên liên quan. Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông...