Không có đột phá về vấn đề Biển Đông ở Brunei
Không có đột phá về vấn đề Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Brunei, khi Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề đơn phương với từng nước một.
Ảnh minh họa.
Trung Quốc vẫn muốn đàm phán đơn phương
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 10/10, qui tụ lãnh đạo của 18 nước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng các cuộc thảo luận nên tập trung vào những lĩnh vực hợp tác như phát triển kinh tế và cải thiện mức sống của người dân. Ông Lý cũng nói rằng khu vực Đông Á đã có được những tiến bộ to lớn trong những năm qua vì không có những vụ xung đột quân sự và nhờ đó mà các nước trong vùng có thể tập trung nỗ lực vào mục tiêu phát triển.
Ông Lý Khắc Cường cũng tuyên bố rằng “tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) chưa bao giờ là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề.” Ông cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục ra sức đạt được tiến bộ trong các cuộc tham vấn với các thành viên ASEAN về một bộ qui tắc hành xử trong vùng biển có tranh chấp, “dựa trên cơ sở của việc hình thành nhận thức chung.”
Nói một cách khác, Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề một cách riêng rẽ với từng nước một, chứ không phải giải quyết chung như mong muốn của Washington, Tokyo và một số nước hội viên ASEAN.
Một thông cáo chung ASEAN-Trung Quốc công bố ngày 10/10 không cho thấy có sự đột phá nào mà chỉ có cam kết hai bên “làm việc để hướng tới… một B ộ Qui tắc ứng xử Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận”.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị, Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei cho biết trong thời gian gần đây đã “những diễn tiến tích cực” hướng tới một bộ qui tắc hành xử.
Phản ứng của các nước
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Ngoại trưởng Kerry nói rằng “một Bộ Qui tắc ứng xử là cần thiết cho dài hạn, nhưng các nước cũng có thể thực hiện những bước đi ngay từ ngày hôm nay để giảm thiểu mối rủi ro ngộ nhận và tính toán sai lầm”. Ông nói thêm rằng “quyền của mọi nước, bất kể lớn nhỏ, đều phải được tôn trọng”.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố rằng những căng thẳng vì vấn đề Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và ổn định của toàn khu vực.
Ông Abe muốn thấy một Bộ qui tắc ứng xử Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN được thực thi càng sớm càng tốt.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 10/10, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hoan nghênh cam kết của các nước hữu quan trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Singh một lần nữa kêu gọi các bên theo đuổi một giải pháp ôn hòa dựa trên luật lệ để bảo vệ an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Nhà lãnh đạo Ấn ộ cũng công bố ý định của New Dehli tham gia vào an ninh ASEAN, một nỗ lực trong chính sách hướng về phương Đông của Ấn trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Lên tiếng trong phiên họp kết thúc thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ 11 ở Brunei, Thủ tướng Singh nhấn mạnh Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của ASEAN để phát triển các khía cạnh an ninh trong “Chính sách Hướng Đông” của Ấn Độ, nhằm tăng cường Kế hoạch Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN 2015.
Ngày 10/10, New Dehli loan báo sắp thành lập một phái bộ ngoại giao riêng tại ASEAN để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa với các nước Đông Nam Á về kinh tế và an ninh.
Về phần mình, Thủ tướng Australia Tony Abbott cảnh báo nguy cơ xung đột tiềm ẩn giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 10/10, ông Abbott nhấn mạnh ổn định chiến lược ở Biển Đông là hết sức quan trọng vì đây là đường hàng hải huyết mạch của thương mại quốc tế. Thủ tướng Abbott cảnh báo nguy cơ xung đột vẫn còn đó và kêu gọi nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) để tránh bùng nổ xung đột tại vùng biển vô cùng quan trọng này.
Theo Kiến thức
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8
Tiếp tục các Hội nghị Cấp cao ASEAN liên quan, sáng 10/10/2013, tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-oan, Bru-nây, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và đã có các phát biểu quan trọng tại các Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 3: Lãnh đạo các nước ASEAN và 3 nước Đối tác Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) hoan nghênh và đánh giá cao hiệu quả hợp tác ASEAN 3 thời gian qua; tiếp tục đẩy mạnh ưu tiên thực hiện các chương trình hợp tác đã thỏa thuận, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, đầu tư và tài chính; triển khai Lộ trình mới về Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á và sáng kiến Phát triển Trái phiếu Tài chính Hạ tầng; đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nhân dịp này, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Kế hoạch công tác ASEAN 3 sửa đổi đến 2017; quyết định sớm triển khai Đối tác ASEAN 3 về Kết nối, bao gồm cả việc xem xét lập Quĩ tài chính ASEAN 3 về Kết nối hạ tầng khu vực; tiếp tục mở rộng Sáng kiến Chiềng Mai. Ngoài ra, các Lãnh đạo cũng đã quyết định đẩy hợp tác về an ninh, chính trị và ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; trong đó có hợp tác về bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh và an toàn lượng thực, môi trường, ứng phó với thảm họa thiên nhiên, phát triển bền vững, y tế, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, thông tin và truyền thông, giao lưu nhân dân...
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao cơ chế ASEAN 3 và các kết quả đạt được vừa qua, góp phần đẩy mạnh hơn nữa liên kết ở Đông Á. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, hai bên cần tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả Kế hoạch Công tác hợp tác ASEAN 3; tiếp tục tăng cường hợp tác về duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, cũng như trong các lĩnh vực như quản lý thiên tai, an ninh hàng hải, an ninh năng lượng và các vấn đề phi truyền thống khác; đặc biệt ASEAN 3 cần đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư ở các cấp độ song phương và đa phương, triển khai hiệu quả các FTA hiện có giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như thúc đẩy nỗ lực để hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm 2015; mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác tài chính và tiền tệ. Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị ASEAN 3 cần tăng cường kết nối trong khu vực, bao gồm kết nối về hạ tầng, thể chế và nhân dân trên cơ sở mở rộng triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN.
Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 8: Các nhà Lãnh đạo đã trao đổi các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược của Cấp cao Đông Á với tư cách là Diễn đàn của các nhà Lãnh đạo, với ASEAN đóng vai trò chủ đạo, để bàn và quyết định về các vấn đề chiến lược, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, và phát triển ở khu vực. Theo đó Cấp cao Đông Á cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực; mở rộng liên kết và kết nối; cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên khác như tài chính, năng lượng, giáo dục, bệnh dịch, quản lý thiên tai và kết nối ASEAN. Hội nghị nhất trí về việc đẩy nhanh đàm phán để có thể đạt được Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2015.
Theo đó, các Lãnh đạo hoan nghênh việc triển khai Sáng kiến Phát triển Đông Á, thông qua Tuyên bố EAS về An ninh lương thực, trong đó khuyến khích đầu tư có trách nhiệm vào sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, mở rộng hợp tác quản lý thủy sản, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước và rừng... Các nhà Lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực; trong đó có an ninh an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; hợp tác phòng chống cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường và an ninh biển.
Các Lãnh đạo đề cao các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982; thực hiện nghiêm túc DOC và các thỏa thuận đã đạt được, đi đôi với cần thiết phải sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu nêu bật trọng tâm "Tạo dựng và thúc đẩy một cấu trúc khu vực vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng" ở Đông Á. Đánh giá khu vực đang đứng trước những vận hội mới, to lớn về hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển, nhưng vẫn còn không ít thách thức phức tạp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Cấp cao Đông Á, với tư cách là diễn đàn của các Lãnh đạo, cần phát huy vai trò chủ động và quyết định của mình về mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược; Cấp cao Đông Á cần phát huy vai trò là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc khu vực nhằm bảo đảm các mục tiêu nêu trên; đồng thời Cấp cao Đông Á cần đẩy mạnh hợp tác nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng và bước phát triển về chất cho tiến trình liên kết, kết nối và hội nhập khu vực; theo đó, đề nghị ASEAN và Đông Á cần đề ra chương trình nghị sự phát triển và mục tiêu ưu tiên phù hợp với các tiêu chí mới của Liên hợp quốc. Đề nghị các nước cần đẩy mạnh các nỗ lực về ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huy diệt khác, nhân dịp này, Thủ tướng cũng thông báo Việt Nam sẽ sớm tham gia "Sáng kiến An ninh không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt - PSI".
Về Biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và xây dựng lòng tin ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS); đề nghị ASEAN và Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực thương lượng để sớm đạt Bộ Quy tắc COC.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Việt Nam đóng góp quan trọng vào các chủ đề lớn ASEAN 23 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc trả lời phỏng vấn về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 23 và các hội nghị cấp cao liên quan. Xin Bộ trưởng cho biết trọng tâm và những kết quả chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN 23 và các hội nghị cấp cao liên quan? Bộ trưởng Phạm...