Không có chuyện SIM nghe gọi mãi mãi!
Trên thị trường đang xuất hiện nhiều điểm bán SIM điện thoại tự phát với lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn như: “SIM nghe gọi mãi mãi”.
Sim sinh viên được rao bán tràn lan trên mạng xã hội – Ảnh: Đức Thiện
Cụ thể, người mua chỉ mất 90.000 – 100.000 đồng là sẽ có ngay SIM điện thoại các mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone được “nghe gọi mãi mãi” như quảng cáo của các chủ điểm bán hàng. Tuy nhiên, đây là một trò tiếp thị của các chủ điểm bán hàng mà nếu người dùng không cảnh giác sẽ bị sập bẫy.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết những loại SIM được quảng cáo “nghe gọi mãi mãi” thực chất là các SIM đã được đăng ký sử dụng gói cước sinh viên. Hiện nay cả ba nhà mạng MobiFone, Vinaphone và Viettel đều có cung cấp loại SIM dành cho học sinh – sinh viên với khá nhiều ưu đãi. Chẳng hạn MobiFone có gói cước Q-student dành cho sinh viên với các ưu đãi như: tặng 25.000 đồng mỗi tháng, cước phí SMS nội mạng chỉ 99 đồng/SMS, miễn phí 35 MB/tháng đối với dịch vụ dữ liệu Mobile Internet. Hay như Vinaphone có gói cước Talk-Student cũng dành cho sinh viên với các ưu đãi: nhắn tin nội mạng 99 đồng/SMS, ngoại mạng 250 đồng/SMS; tặng 30.000 đồng/tháng vào tài khoản; miễn phí sử dụng dịch vụ dữ liệu 20.000 đồng/tháng; miễn phí 25 tin nhắn đa phương tiện (MMS)/tháng… SIM được bán tại các điểm bán lẻ đều đã được đăng ký kích hoạt sẵn, người dùng chỉ việc mua về sử dụng.
Những khuyến mãi của các nhà mạng như trên đã khiến loại hình SIM sinh viên thu hút rất nhiều người mua bán và sử dụng. Ngoài các điểm bán tự phát xuất hiện nhiều trên đường phố ở TP.HCM, người dùng còn dễ dàng tìm mua tại các điểm bán trực tuyến trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, rao vặt… Thậm chí trên mạng còn có cả dịch vụ làm SIM sinh viên hoặc chuyển đổi SIM đang sử dụng thành SIM sinh viên để được hưởng những khuyến mãi của nhà mạng và được “nghe gọi mãi mãi”. Cước phí của những dịch vụ này dao động trong khoảng 100.000 – 250.000 đồng/lần làm SIM.
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, các nhà mạng đều khẳng định không có chuyện SIM di động được nghe gọi mãi mãi một cách vô điều kiện. Cụ thể theo quy định, các thuê bao SIM di động như trên nếu không phát sinh cước phí (thực hiện một trong các giao dịch nạp tiền, gửi tin nhắn, gọi điện đi, dùng dịch vụ 3G) trong vòng 60 ngày thì sẽ bị khóa một chiều hướng đi. Sau đó 10 ngày, số thuê bao sẽ chuyển sang trạng thái khóa hai chiều nếu khách hàng tiếp tục không nạp thẻ. Thời hạn khóa hai chiều là 30 ngày, hết thời hạn này nếu khách hàng vẫn không nạp thẻ, số thuê bao sẽ bị thu hồi.
Loại SIM sinh viên hút khách là vì đã được đăng ký và kích hoạt sẵn, người dùng dù không phải là sinh viên vẫn có thể mua về và sử dụng được. Việc bán sim này là hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật khá phổ biến của các chủ điểm bán SIM di động hiện nay. Những đối tượng không phải là sinh viên sẽ được hưởng lợi từ vi phạm của các chủ điểm bán SIM. Tuy nhiên, chính sự ham lợi này đã khiến nhiều người dùng bị các chủ điểm bán SIM lừa “vào tròng”. Cụ thể, SIM sinh viên chỉ có thời hạn khuyến mãi trong vòng 3-5 năm (thời gian từ khi sinh viên nhập học đến khi tốt nghiệp), hết thời hạn này SIM sẽ không được hưởng ưu đãi và bị tính cước phí như các SIM thông thường khác. Người bán có thể sử dụng thông tin của những sinh viên sắp tốt nghiệp để đăng ký SIM và bán. Người dùng mua về hoặc nhờ dịch vụ làm SIM (có thể tốn nhiều tiền) nhưng chỉ sử dụng được một thời gian ngắn và hết hạn khuyến mãi. Khi đó, “tiền mất tật mang” mà chẳng thể kêu ai.
Theo TTO
Nhà mạng "luộc" tiền khách: Lỗi của khách hàng?
Việc nhà mạng tự ý cài đặt ứng dụng, thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng là có lỗi của khách hàng. Hội Bảo vệ người tiêu dùng chỉ là một tổ chức xã hội hỗ trợ khách hàng về mặt thủ tục, pháp lý với trường hợp này nếu nhà mạng không thực hiện thì Hội cũng không có cách nào.
Ông Tuấn phân tích, việc này có lỗi của cả khách hàng và cả nhà cung cấp dịch vụ. Bởi lẽ, thứ nhất, giữa nhà mạng và khách hàng không có một hợp đồng thỏa thuận cùng những điều khoản quy định sử dụng dịch vụ rõ ràng. Nghĩa là giữa khách hàng và nhà mạng đã không có được một thỏa thuận công khai, minh bạch, rõ ràng.
Thứ hai, nhà mạng tự ý cài đặt dịch vụ, không cảnh báo, không niêm yết giá cước dù khách không có nhu cầu rồi tự ý trừ tiền là sai. Nhưng khách hàng cũng không có phản ứng mà gần như là chấp nhận sự việc đó diễn ra, chỉ đến khi các nhà quản lý phát hiện sự việc đó thì khách hàng mới quan tâm.
Lẽ ra khi phát hiện sai phạm, khách hàng phải có ý kiến kiến nghị tới nhà mạng. Ngoài ra còn các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng phải tìm hiểu vì Hội chỉ là một tổ chức xã hội chứ không phải là cơ quan nắm quyền quyết định.
Thách thức cơ quan chức năng, nhà mạng vẫn trừ tiền khách hàng
Ông Tuấn cho biết, Hội đã nhận được nhiều khiếu nại đơn lẻ của các khách hàng liên quan đến việc bị dịch vụ của nhà mạng quấy rối, Hội cũng đã có những trợ giúp và đều thành công.
"Tất nhiên, nếu nhà mạng không thực hiện thì Hội cũng chịu. Lúc đó chỉ có thể đưa ra cơ quan cao hơn là phán xử của tòa. Hội cũng chỉ là tổ chức hỗ trợ khách hàng tại tòa thôi", ông Tuấn nói.
Tương tự, mạng MobiFone cũng phải hoàn lại gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.
Trước đó, Thanh tra Bộ TT&TT đã yêu cầu VinaPhone hoàn lại tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng số tiền gần 693 triệu đồng.
Trong trường hợp này, khách hàng khi bị trừ tiền, phải có đơn khiếu nại kèm theo chứng cứ lúc đó Hội mới có thể trợ giúp được cho khách hàng thông qua con đường thông ngôn thân thiện là yêu cầu và đề nghị nhà mạng thực hiện.
Ngoài ra, Thanh tra còn xác định rõ sai phạm của các nhà mạng, chính là những con số tại VinaPhone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.
Với sai phạm này Bộ TT&TT cho biết, theo luật nhà mạng sẽ bị đình chỉ dịch vụ, tuy nhiên hiện thanh tra đang để doanh nghiệp tự khắc phục và báo cáo.
Phản ứng trước thông tin này, các luật sư đều lên tiếng cho rằng cần phải khởi tố hình sự, yêu cầu các nhà mạng hoàn trả lại số tiền này cho khách hàng. Đồng thời cũng cho biết, khách hàng có thể thông qua Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoặc ủy quyền cho một cá nhân đứng ra khiếu nại, yêu cầu khởi tố hành vi này.
Theo Baodatviet
Pháp sư "rởm" lừa mua bán sim điện thoại Cơ quan CSĐT điều tra công an TP.HCM đang thụ lý điều tra vụ lừa đảo dưới hình thức mua bán sim card ĐTDĐ và truy tìm Nguyễn Hồng Thịnh (SN 1978, trú quận 9, TP.HCM), là giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Công ty TNHH-TM-DV Đức Minh Khánh 24.7 Mart, trụ sở đặt tại quận Tân Phú, TP.HCM để điều tra, xử...