Không có cái gọi là “COVID-22″, Twitter chặn thuật ngữ này vì phản khoa học
Trả lời trên tờ Newsweek, bản thân giáo sư Sai Reddy cũng cho biết mình hối hận khi lỡ lời đặt ra thuật ngữ mới này.
Có thể bạn đã nghe đâu đó, trên mạng xã hội hoặc một số phương tiện truyền thông đại chúng nhắc đến “ COVID-22″. Kèm theo đó là một làn sóng lo sợ về một căn bệnh mới hoặc virus mới.
Hastag #COVID-22 thậm chí còn xuất hiện trên tab thịnh hành của Twitter tuần này với hơn 58.000 lượt tweet chỉ trong một ngày. Thế nhưng, Twitter sau đó đã chặn cụm từ “COVID-22″ hiển thị trên mục xu hướng của mình.
Người phát ngôn mạng xã hội này cho biết “COVID-22″ là một thuật ngữ vi phạm chính sách của nền tảng, bởi nó đang lan truyền một thông tin gây hiểu lầm về mặt khoa học.
Không có cái gì gọi là “COVID-22″, vậy thuật ngữ này bắt nguồn từ đâu?
Tra ngược lại dòng thông tin về hastag “COVID-22″ trên Twitter, chúng ta có thể thấy nó bắt nguồn từ Insider Paper, một trang tin tức tổng hợp của Thụy Sĩ. Insider Paper đã tweet một bài báo của mình có tựa đề “Chuyên gia cảnh báo về một siêu biến thể mới COVID-22 có thể nguy hiểm hơn Delta”.
Tweet này nhận được 13.000 lượt thích và hơn 30.000 lượt retweet hay chia sẻ lại đã bắt đầu làn sóng hastag #COVID-22 với hàng ngàn bình luận gây hoảng loạn. Thế nhưng, bài báo của Insider Paper cũng chỉ là bản dịch Tiếng Anh của một bài phỏng vấn trên tờ Blick bằng tiếng Đức với Sai Reddy, một giáo sư miễn dịch học tại Đại học ETH Zrich, Thụy Sĩ.
Trong một bài phỏng vấn này, giáo sư Reddy dường như đã sử dụng cụm từ “COVID-22″ để thảo luận về tương lai của đại dịch COVID-19.
” Giai đoạn tiếp theo của đại dịch, khi biến thể Beta hoặc Gamma lây nhiễm nhiều hơn còn biến thể Delta sẽ tiếp tục phát triển ” sẽ là một vấn đề lớn, Reddy cho biết. Ông nói: ” COVID-22 có thể còn tồi tệ hơn những gì chúng ta đang thấy hiện nay”.
Video đang HOT
Các trích dẫn của giáo sư Reddy nhanh chóng lan truyền trực tuyến, với nhiều người hiểu sai về thuật ngữ mà ông sử dụng và đặt ra mối lo ngại về một biến thể SARS-CoV-2 mới. Không chỉ xuất thiện trên tab thịnh hành của Twitter, số lượng tìm kiếm từ khóa “COVID-22″ và “Sai Reddy” còn tăng đột biến vào tuần trước trên Google Trends.
Hàng loạt tờ báo trong và ngoài nước đã giật title từ khóa mới này và trích dẫn các bình luận của giáo sư Reddy. Một số trang mạng xã hội còn thổi phồng thuật ngữ này và tạo ra một làn sóng tin giả về “COVID-22″ là một virus có thể nguy hiểm hơn biến thể Delta, hiện là biến thể COVID-19 lây nhiễm nhiều người nhất trên thế giới.
” COVID-22 ” không phù hợp với bất cứ định nghĩa khoa học nào
Mặc dù có vẻ là một thuật ngữ rất trực quan, “COVID-22″ thực ra không đại diện cho bất kỳ một virus hay biến thể bệnh mới nào. Theo Dave Wessner, một giáo sư sinh học tại Đại học Davidson, những gì mà giáo sư Reddy muốn nói tới với thuật ngữ này chỉ là một làn sóng tiếp theo của đại dịch. Việc sử dụng từ “COVID-22″ như một thuật ngữ vô tình đã khiến mọi người bối rối và hiểu sai về nó.
Giáo sư Wessner cho biết chúng ta có thuật ngữ COVID-19 (với CO nghĩa là “corona”, VI là “virus” và D là “disease”) để chỉ căn bệnh mà virus SARS-CoV-2 gây ra, được phát hiện từ năm 2019.
Theo đúng định nghĩa này, COVID-22 nghĩa là bệnh mà virus SARS-CoV-2 gây ra vào năm 2022. Để được công nhận là một căn bệnh mới, nó phải có khác biệt so với COVID-19, chẳng hạn như sự thay đổi trong triệu chứng bệnh. Nhưng thực sự thì những người nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 như Delta cũng vẫn mắc các triệu chứng cũ của COVID-19.
Việc đặt ra một thuật ngữ mới là COVID-22 sẽ khiến nhiều người hiểm lầm là căn bệnh đã biến đổi. “Nó không phải ánh chính xác đặc điểm sinh học nào cả, và tôi nghĩ rằng việc giới thiệu những cái tên mới như vậy chỉ gây hiểu lầm cho người dân, hơn bất cứ điều gì khác” , giáo sư Wessner nói.
COVID-22 cũng không đại diện cho bất cứ biến thể virus mới nào. Bởi các biến thể hiện tại được Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp, như Delta và Lambda. Còn các hệ thống danh pháp khoa học gọi tên biến thể theo vị trí mà các đột biến xuất hiện, chẳng hạn như B.1.1.7 (Alpha), B.1.351 (Beta), P.1 (Gamma), B.1.617.2 (Delta).
Trong tất cả các biến thể mới này, căn bệnh mà chúng gây ra không có bất kỳ thay đổi nào và về sinh học cơ bản của virus cũng không thay đổi. Vì vậy, giáo sư Wessner nói gọi một biến thể virus mới là COVID-22 cũng không hợp lý.
Ngay cả khi các biến thể như Delta xuất hiện với các đột biến khiến chúng dễ lây truyền hơn hoặc có khả năng kháng vắc-xin, chúng vẫn có thể được nhận biết là các biến thể của SARS-CoV-2.
Các biến thể COVID-19 hiện được đặt tên theo hệ thống danh pháp khoa học Pango và bảng chữ cái Hy Lạp theo WHO.
Twitter sau đó đã chặn cụm từ “COVID-22″ hiển thị trên mục xu hướng của mình với lý do vi phạm chính sách của nền tảng. Trả lời trên tờ Newsweek, bản thân giáo sư Sai Reddy cũng cho biết mình hối hận khi lỡ lời nói ra thuật ngữ mới này.
” Rất tiếc, tôi đã không nhận ra rằng việc sử dụng thuật ngữ COVID-21 hoặc COVID-22 của tôi sẽ dẫn đến một phản ứng như vậy. Ý tôi muốn truyền đạt là khi SARS-CoV-2 phát triển theo đúng nghĩa đen, cách chúng ta suy nghĩ để ứng phó và đối phó với đại dịch cũng sẽ phải thay đổi “, ông nói.
“Tất nhiên, tôi đồng ý rằng COVID-19 thuật ngữ hợp lý và chính xác nhất cho căn bệnh do SARS-CoV-2 gây ra”.
Người bán kem trộn mix đủ thứ trên đời bị chỉ trích gay gắt
Từ trước đến nay, kem trộn luôn là vấn đề gây nhức nhối bởi không ít bạn trẻ vì dại dột mà rước họa vào thân khiến da bị hư tổn nặng nề. Dù đã cảnh cáo nhiều lần nhưng nhiều người vẫn mê mẩn loại kem này bởi những lời quảng cáo quá đà.
Fan kêu gọi làm kem trộn theo nhiều màu khác nhau. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mới đây, một lần nữa kem trộn lại trở thành chủ đề gây sốt khi được một chị bán hàng online mix với đủ thể loại trên đời. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách, người này sẽ phối hợp nó với nhiều loại như phẩm màu, sầu riêng, nho, cam... Dù trộn với hàng loạt thứ phản khoa học nhưng người bán vẫn tự tin quảng cáo kem mình cực kỳ hiệu quả, nhiều khách dùng một lần là ưng rồi mê luôn.
Người này còn dùng luôn cả bột màu để làm kem trộn. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể trong video, người bán quảng cáo: "Chị làm kem nào nho tím mộng mơ đi em kêu cả xóm follow chị. Cứ nói kem trộn là chị làm trong 5 phút. Dùng củ dền nấu ra để lấy màu thiên nhiên. Mình phải dùng chất bảo quản để ức chế sự phát sinh của vi khuẩn. Thấy chưa đâu phải dễ dàng, nhỏ không học lớn bán kem trộn sao được. Không phải thần đồng hóa học thì cũng phải thiên tài mỹ thuật. Tụi bây thấy bán kem trộn lợi hại không, ví dụ bán ế thì đi bán bánh sinh nhật cũng được. Thành phẩm này mấy đứa, chị làm đẹp như vậy sao mấy cưng tiếc với chị mấy follow."
Kem trộn có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da. (Ảnh: Chụp màn hình)
Điều đáng nói, dù nội dung cực kỳ phi lý nhưng những video này đều thu hút hàng chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn lượt xem. Phía dưới bình luận, nhiều người là fan của kem trộn đã vào dành lời khen, cam kết ủng hộ lâu dài.
Cư dân mạng nhận định, đây có thể là những bình luận nhằm quảng cáo thêm cho chủ bán kem trộn, ý kiến chỉ trích có thể đã bị xóa. Dân tình khuyến cáo mọi người không nên dùng kem trộn vì nó có thể mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho da.
"Trời, thần đồng toán với mỹ thuật mới bán được kem trộn á, có nhầm không vậy mấy má. Tôi nghe nhầm đúng không."
"Tôi dùng kem trộn rồi nát cái mặt đây, tôi đi chữa khắp nơi chưa hết đây này, tốn hàng chục triệu chứ không ít đâu, chừa nhé các mẹ."
"Kem trộn là vấn đề nan giải mà ta bảo dập mãi không hết á, bà này chìm thì bà khác lại lên, thấy sợ luôn mà nhiều người vẫn cuồng vậy."
"Thật sự nó chỉ có ích thời gian đầu thôi nha em gái, chứ dùng ít tháng rồi không dùng nó nữa coi có nát cái mặt ra không. Em đòi kêu cả xóm follow dại theo em à."
Kem trộn còn mix luôn với sầu riêng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Chỉ cần lên Google gõ từ khóa tác hại của kem trộn bạn có thể thu về hàng triệu kết quả. Kem trộn sẽ khiến da mỏng, bị bào mòn, viêm nha, nhiễm trùng da và nặng hơn nữa là bệnh hiểm nghèo về da. Tuy nhiên vì giá thành rẻ và hiệu quả tạm thời cực kỳ tốt, làn da trở nên trắng mịn và căng bóng nên không ít người cắn răng mua dùng. Mỗi người cần phải hiểu rõ tác hại của kem trộn để tránh tiền mất tật mang. Còn bạn nghĩ gì về những video này, hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Phản đối chuyện giảm cân cực đoan bằng cách ăn quá ít, tập quá nhiều, HLV "bật mí" nguyên tắc đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi giảm cân HLV Mai Chi mới đây có những chia sẻ về các cách giảm mỡ, giảm cân vô cùng phản khoa học mà cô nhận được từ các học viên trong thời gian qua. Điều đáng nói, những học viên này đều có PT đi kèm... HLV Mai Chi (HLV được cấp bằng NCSF Hoa Kỳ) hiện đang sinh sống và làm việc tại...