Không chủ quan, lơ là với bệnh sốt xuất huyết
Dù là bệnh lưu hành quanh năm nhưng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, cứ đến mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết lại có xu hướng tăng mạnh.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu có dấu hiệu gia tăng.
Hiện khu vực phía Nam đang là thời điểm giao mùa, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh này đang lây lan rộng tại nhiều khu vực. Các chuyên gia cảnh báo, cùng với COVID-19, sốt xuất huyết đang đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh trong mùa mưa
Cuối tháng 9/2021, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) tiếp nhận 1 trẻ sơ sinh 28 ngày tuổi (ngụ tỉnh Cà Mau) được chuyển đến từ bệnh viện địa phương. Khai thác bệnh sử ghi nhận, bệnh nhi đã sốt 3 ngày, nôn ói 4-5 lần/ngày, phân sệt có lẫn máu, xuất hiện nhiều chấm xuất huyết da vào ngày thứ 3. Các bác sỹ chẩn đoán, bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trẻ được truyền dịch, máu, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, điều trị hỗ trợ gan… Sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, bú được, tỉnh táo. Các bác sỹ cho biết, đây là trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh biểu hiện tổn thương gan nặng hiếm gặp được cứu sống.
Bác sỹ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, chỉ riêng trong tháng 9/2021, đơn vị này đã tiếp nhận 12 ca sốc sốt xuất huyết rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 5-6 bệnh nhân; so với cùng kỳ năm ngoái, số ca sốt xuất huyết nhập viện giảm nhưng số ca nặng thì nhiều hơn.
Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 những ngày gần đây cũng liên tục ghi nhận gia tăng số trẻ phải nhập viện do sốt xuất huyết. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận 10-15 trẻ mắc sốt xuất huyết, đặc biệt đã có 1 trẻ tử vong do mắc sốt xuất huyết nặng. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết cho biết, mùa mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển, lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Nếu người dân không thực hiện các biện pháp phòng dịch thì có nguy cơ “dịch chồng dịch”, trẻ có thể vừa mắc COVID-19 vừa có thể mắc sốt xuất huyết.
Thống kê của Bộ Y tế, đến đầu tháng 10/2021, cả nước ghi nhận hơn 50.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong. Số ca mắc và tử vong đa số ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng….
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo bác sỹ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC), số ca bệnh sốt xuất huyết ở thành phố có chiều hướng gia tăng trong một tháng trở lại đây do đang vào cao điểm mùa mưa, có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch. Từ đầu năm đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Tháng 7-11 hàng năm là thời điểm bệnh sốt xuất huyết bùng phát do mưa nhiều, độ ẩm cao, thuận lợi để muỗi vằn phát triển. Do đó, người dân cần cảnh giác cao độ với sốt xuất huyết bằng các biện pháp mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh đã khuyến cáo.
Video đang HOT
Dễ nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và COVID-19
Theo bác sỹ Nguyễn Minh Tiến, trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã tiếp nhận và điều trị cho 5 trẻ vừa mắc COVID-19 vừa bị sốt xuất huyết. Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã điều trị cho 3 trẻ mắc bệnh “kép”.
Theo các bác sỹ, các triệu chứng của sốt xuất huyết như sốt, đau mỏi cơ… rất dễ nhầm lẫn với COVID-19, khiến người dân chỉ chú trọng vào điều trị COVID-19 mà không để ý đến sốt xuất huyết. Điều này dẫn đến trẻ không được điều trị kịp thời, chuyển biến nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Cả 2 bệnh đều có triệu chứng sốt, đau nhức cơ, đau đầu, đau vai, đau chân, đau khớp.
Bác sỹ Nguyễn Minh Tiến cho hay, khi mắc COVID-19, người bệnh thường ho, hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tức ngực hoặc tiêu chảy, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến khó thở, suy hô hấp, suy đa cơ quan. Ngược lại, khi mắc sốt xuất huyết, da và kết mạc người bệnh thường sung huyết, có biểu hiện xuất huyết da; nếu diễn tiến nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý, với sốt xuất huyết, triệu chứng sốt thường diễn ra rất đột ngột, không phải sốt nhẹ từ từ, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu mũi, chảy máu răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen. Trẻ gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt có thể gây xuất huyết âm đạo bất thường. Để chẩn đoán xác định chắc chắn 2 bệnh này, phải dựa trên xét nghiệm.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Quang – Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ, bình thường điều trị sốt xuất huyết mất khoảng 1 tuần, nếu bệnh nhi mắc thêm COVID-19 thì phải kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần. Những trẻ bị sốt xuất huyết kèm COVID-19 sẽ được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực để điều trị cùng lúc cả 2 bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì trẻ sẽ khỏi nhanh hơn.
Mới đây, trong cuộc họp giao ban hoạt động y tế dự phòng, bác sỹ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết đang vào mùa và trùng với thời điểm dịch COVID-19 hoành hành. Do đó, lãnh đạo Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn lên kế hoạch cập nhật, tập huấn điều trị cho bệnh viện các tuyến, trong đó chú trọng phân biệt giữa triệu chứng sốt xuất huyết và COVID-19 để tránh nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bác sỹ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc HCDC nêu lên thực tế cho thấy, hiện nhiều người dân vẫn e ngại đến các cơ sở y tế thăm khám do lo sợ COVID-19 nên đã bỏ qua thời gian “vàng” trong điều trị, khiến nhiều người rơi vào trạng thái sốc do sốt xuất huyết. “Khi bản thân hoặc gia đình có người bị sốt, cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sỹ, nếu thấy mệt nhiều, sốt cao hoặc có bất cứ bất thường nào, cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời”, bác sỹ Lê Hồng Nga khuyến cáo.
Về phòng bệnh, cùng với tuân thủ quy định phòng, chống dịch COVID-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, người dân cần phải chú ý các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết bằng cách dọn dẹp nơi làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi (lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối, đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi).
Người dân có thể sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt. Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn…, người dân đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đối với người bệnh sốt xuất huyết được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà cần chú ý theo dõi những dấu hiệu trở nặng như đau bụng nhiều và liên tục; nôn ói nhiều, nôn ra máu; chảy máu chân răng; chân tay lạnh, bồn chồn, vật vã, lừ đừ, li bì… cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Nguy kịch vì sốt xuất huyết gây biến chứng nguy hiểm: Làm sao phân biệt với Covid-19?
Trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp thì sốt xuất huyết trỗi lên và gây các biến chứng nguy hiểm.
Các bệnh viện Nhi đồng ở TPHCM liên tục tiếp nhận các ca bệnh nhi bị sốt xuất huyết.
Nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết
Bé C. L. M. Y. 28 ngày tuổi, ngụ ở Cà Mau, được chuyển lên BV Nhi đồng Thành phố HCM từ bệnh viện địa phương. Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh 3 ngày sốt, nôn ói, ọc sữa 4-5 lần/ngày, tiêu phân sệt có lẫn ít máu, ngày thứ 3 trẻ đừ, xuất hiện nhiều chấm xuất huyết da, nhập bệnh viện địa phương ghi nhận trẻ đừ, bú ít, sốt môi hồng, thở đều, mạch rõ 130 lần/phút, chi ấm, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, gan to 2cm dưới bờ sườn, thóp phẳng. Test nhanh kháng nguyên dương tính với sốt xuất huyết.
Tại đây các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết tiêu hóa. Trẻ được truyền dịch, truyền máu, truyền tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, vitamin K1, điều trị hỗ trợ gan.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố HCM cho biết, bệnh viện đã cấp cứu cho nhiều trẻ sốc sốt xuất huyết, thậm chí có trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi.
Đặc điểm các bệnh nhi này là các cháu quá nhỏ bệnh nặng diễn biến khó lường, lại không biết diễn đạt ngoài quấy khóc bứt rứt, sốt cao, lấy đường truyền khó khăn..
Trong đại dịch Covid-19, bác sĩ Tiến lưu ý, khi trẻ sốt kèm theo quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, lơ mơ, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, đỏ, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống thì cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
Một trẻ sơ sinh mắc Covid-19 tại BV Nhi đồng thành phố.
Phân biệt sốt xuất huyết với Covid-19
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn- Trưởng khoa Sốt xuất huyết và Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sốt xuất huyết do virus Dengue truyền bệnh qua trung gian muỗi vằn Aedes aegyptie. Còn Covid-19 do virus SARS CoV-2 truyền bệnh qua ho, hắt hơi và giọt bắn. Cả hai đều có một số triệu chứng giống nhau có thể dễ gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy.
Khi nhiễm Covid-19, người bệnh thường có các triệu chứng của đường hô hấp như ho, hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tức ngực hoặc tiêu chảy, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến khó thở, suy hô hấp, suy đa cơ quan.
Ngược lại, khi sốt xuất huyết, người bệnh thường có da và kết mạc sung huyết, các biểu hiện xuất huyết da và niêm mạc như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu mũi, đau bụng, nôn ói, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.
Phụ huynh cần lưu ý bệnh sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn:
Giai đoạn sốt (3-5 ngày đầu của bệnh): Trẻ thường sốt rất cao khó giảm dù được dùng thuốc hạ sốt, mệt mỏi, đau nhức mình mảy, buồn nôn, chán ăn, da sung huyết.
Giai đoạn nguy hiểm (từ ngày 3-ngày 6 của bệnh): Giai đoạn này thường xảy ra khi người bệnh bắt đầu hết sốt, nhưng không cảm giác khỏe hơn, tươi tỉnh hơn mà xuất hiện các dấu hiệu nặng như: đau bụng, nôn ói nhiều, lừ đừ, bứt rứt, vật vã, tay chân mát lạnh, tiểu ít, xuất huyết bất thường nhất là ở niêm mạc như chảy máu mủi, nôn ra máu, chảy máu răng, xuất huyết âm đạo, đi cầu phân đen...
Giai đoạn phục hồi(thường từ ngày 7 của bệnh): trẻ hết sốt, tổng trạng tươi tỉnh hơn, thèm ăn trở lại, tiểu nhiều, không đau bụng và nôn ói; ngoài da có thể có phát ban hồi phục.
Để chẩn đoán phân biệt chắc chắn sớm giữa nhiễm Covid-19 và sốt xuất huyết cũng phải dựa vào xét nghiệm. Trong nhiễm Covid-19, xét nghiệm tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính. Còn trong sốt xuất huyết, xét nghiệm máu thấy bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, kháng nguyên virus Dengue (NS1) dương tính.
Khi chăm sóc trẻ nhiễm sốt xuất huyết tại nhà, cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn 1 - 2 ngày đầu của sốt, cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10 - 15 mg ứng với mỗi kilogram cân nặng (ví dụ: trẻ 10 kg dùng 100 - 150 mg paracetamol) khi nhiệt độ trên hoặc bằng 39 độ C. Có thể kết hợp lau mát khi trẻ sốt cao. Liên lạc các số điện thoại tư vấn sức khỏe để nhờ hỗ trợ khi không đi khám được.
Từ ngày 3 - 5 của bệnh trở đi, nếu diễn tiến bệnh của trẻ có cải thiện, bé vẫn chơi, chịu ăn uống khá, không đau bụng, không nôn ói, tiểu nhiều, có thể tiếp tục theo dõi thêm tại nhà. Tiếp tục cho trẻ uống nhiều nước, ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao vào ngày 3 - 5 của bệnh trẻ vẫn không cải thiện cần liên hệ bác sĩ tư vấn hỗ trợ.
Bé sơ sinh tổn thương gan do sốt xuất huyết Bé gái 28 ngày tuổi, ngụ Cà Mau, sau ba ngày sốt, nôn ói, ọc sữa, tiêu phân sệt có lẫn ít máu thì xuất hiện nhiều chấm xuất huyết da. Bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán bé sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm gấp vài chục lần bình thường, men gan tăng, rối loạn đông máu. Siêu âm thấy tràn...