Không chịu nổi chi phí, IBM tìm nơi bán lại mảng sản xuất chip
Việc vận hành các nhà máy sản xuất chip thường đòi hỏi chi phí rất cao và đôi khi nó là một gánh nặng cho các công ty, ngay cả với các công ty lớn như IBM.
Theo một báo cáo mới đây của trang Wall Street Journal, IBM đang cân nhắc bán lại mảng sản xuất chip của mình, mặc dù hãng công nghệ Mỹ vẫn sẽ tiếp tục thiết kế chip. Động thái này của IBM giống với cách mà AMD từng áp dụng: thuê các công ty ngoài sản xuất các con chip do họ thiết kế. “IBM đang tìm kiếm đối tác để bán lại các mảng hoạt động sản xuất chip, tuy nhiên hãng vẫn giữ lại mảng thiết kế” – nguồn tin của trang Wall Street Journal cho biết.
Còn theo trang The Financial Times, IBM đã chỉ định Goldman Sachs (1 ngân hàng đầu tư và hãng chứng khoán toàn cầu) để “tìm kiếm đối tác mua lại mảng sản xuất chip”. Đồng thời, hãng cũng chuẩn bị sẵn phương án B đó là liên doanh với 1 hãng khác “cho các hoạt động trong mảng bán dẫn”. Theo nguồn tin của Financial Times, các đối tác có thể sẽ mua lại mảng sản xuất chip của IBM gồm GlobalFoundries và TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company).
IBM là hãng thiết kế các con chip cho các máy chủ Power của hãng cũng như dòng máy tính mainframe (hệ thống máy tính lớn). Dòng máy chủ POWER của IBM hiện đang thống trị thị trường máy chủ Unix, còn dòng mainframe của hãng cũng có thị phần thuộc hàng lớn nhất. Hồi tháng trước, IBM cũng vừa bán lại mảng kinh doanh máy chủ x86 cho hãng công nghệ Trung Quốc Lenovo.
Việc vận hành các nhà máy sản xuất chip thường đòi hỏi chi phí rất cao và đôi khi nó là một gánh nặng cho các công ty, ngay cả với các công ty lớn như IBM. “Việc sản xuất chip yêu cầu phải có nhiều vốn trong khi đây lại là mảng kinh doanh rất dễ gặp các biến động” – Wall Street Journal cho biết. Việc bán đi mảng sản xuất này có thể giúp IBM tăng thêm lợi nhuận. “Ngoài chi phí cho nhà máy và trang thiết bị vốn tiêu tốn hàng tỷ USD, IBM và các công ty trong lĩnh vực này cũng thường phải tiêu tốn nhiều tiền của cho việc phát triển các công nghệ sản xuất mới để cải tiến hiệu năng, khả năng lưu trữ dữ liệu, và giá cả của con chip” – trang tin này cho biết.
Video đang HOT
Trước đây, chip của IBM được dùng cho các máy chơi game PS3 của Sony và Xbox 360 của Microsoft. Tuy nhiên, sang tới thế hệ console tiếp theo là PS4 và Xbox One, IBM đã bị cho “ra rìa”. Cả 2 console mới nhất của Sony và Microsoft đã chuyển sang dùng chip của AMD. IBM chỉ giành được hợp đồng sản xuất chip của Wii U của Nintendo.
Theo dự đoán của hãng nghiên cứu tài chính Sanford C. Bernstein, mảng sản xuất chip của IBM tạo ra doanh thu khoảng 1,75 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng thua lỗ 130 triệu USD thu nhập trước thuế.
Hiện IBM không đưa ra bình luận gì về tin đồn này.
Theo PLXH
IBM muốn bán bộ phận sản xuất con chip
IBM hiện đang tìm kiếm khách mua lại mảng sản xuất chip, nhưng muốn duy trì hoạt động thiết kế con chip...
Các nhà máy sản xuất con chip không còn nhiều ý nghĩa với IBM như trước bởi hãng này đang giảm bớt sự phụ thuộc vào các sản phẩm máy chủ.
Tập đoàn công nghệ International Business Machines Corp. (IBM) đang tính khả năng bán lại bộ phận sản xuất chất bán dẫn hay còn gọi là con chip. Thông tin này vừa được một nguồn thân cận tiết lộ với báo Wall Street Journal.
IBM có các nhà máy sản xuất chip máy tính sử dụng cho các hệ thống máy chủ cao cấp của hãng, cũng như cho khách hàng bên ngoài. Theo nguồn tin, IBM hiện đang tìm kiếm khách mua lại mảng sản xuất chip, nhưng muốn duy trì hoạt động thiết kế con chip.
Sản xuất chip là một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều vốn và thường xuyên gặp biến động. Việc rút lui khỏi lĩnh vực này có thể giúp IBM cải thiện lợi nhuận, đồng thời phù hợp với các động thái gần đây của hãng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bán phần cứng máy tính.
Mới đây, IBM đã ký thỏa thuận bán lại bộ phận máy chủ cấp thấp cho đối tác Trung Quốc Lenovo. Hãng này hiện vẫn đang sản xuất các loại máy tính lớn (mainframe) và máy chủ cao cấp dựa trên các loại con chip do chính hãng thiết kế, nhưng doanh số của các loại máy chủ sử dụng phần mềm hệ điều hành Unix của IBM đã sụt giảm mạnh trong những quý gần đây.
Nhà phân tích Toni Sacconaghi thuộc hãng nghiên cứu Sanford C. Bernstein, nói rằng, các nhà máy sản xuất con chip không còn nhiều ý nghĩa với IBM như trước bởi hãng này đang giảm bớt sự phụ thuộc vào các sản phẩm máy chủ. Ngoài ra, IBM cũng sản xuất ít con chip hơn cho các khách hàng bên ngoài, nên càng có lý do để rút lui khỏi lĩnh vực này.
Trước đây, các nhà máy chip của IBM cung cấp con chip sử dụng cho máy chơi trò chơi của Sony và Microsoft, nhưng cả hai khách hàng này giờ đều đã chuyển sang dùng chip của hãng AMD. Đến nay, IBM vẫn cung cấp chip cho máy chơi game Wii của hãng Nintendo.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của IBM, trong quý 3/2013, doanh thu từ bộ phận vi điện tử của IBM giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính của Bernstein, bộ phận này đem về cho IBM doanh thu khoảng 1,75 tỷ USD trong năm ngoái và chịu mức lỗ trước thuế khoảng 130 triệu USD. Theo dự báo, doanh thu của bộ phận này chỉ đạt 1,45 tỷ USD trong năm nay và sẽ lỗ trước thuế thêm một khoản 130 triệu USD.
Năm 2000, IBM công bố đầu tư 2,5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất con chip hiện đại ở vùng East Fishkill, bang New York, Mỹ, đánh dấu vụ đầu tư cơ bản lớn nhất trong lịch sử của hãng. Dự án đầu tư này là một phần trong kế hoạch đầu tư cơ bản trị giá 5 tỷ USD để hậu thuẫn cho bộ phận chất bán dẫn của IBM khắp toàn cầu.
Ngoài chi phí xây dựng nhà máy và sắm thiết bị sản xuất chip thường lên tới hàng tỷ USD, IBM và các nhà sản xuất khác còn phải chi mạnh cho việc phát triển các công thức sản xuất mới nhằm cải thiện tính năng, chất lượng, khả năng lưu trữ và chi phí của sản phẩm.
Theo Vneconomy
Lenovo mua lại bộ phận kinh doanh máy chủ của IBM với giá 2,3 tỷ Tập đoàn Lenovo và tập đoàn IBM đã cùng đi đến một thỏa thuận cuối cùng về việc Lenovo sẽ mua lại bộ phận kinh doanh máy chủ x86 của IBM. Giá trị của thương vụ này vào khoảng 2,3 tỷ đô-la Mỹ, trong đó khoảng 2 tỷ là tiền mặt và phần còn lại là bằng cổ phần Lenovo. Bộ phận kinh...