Không chiến Hoa Đông: Nhật Bản hay Trung Quốc sẽ thắng?
Ở Hoa Đông, nếu Nhật Bản có lợi thế về chất lượng vũ khí và hệ thống chỉ huy trên không đồ sộ thì Trung Quốc lại có lợi thế về số lượng và địa lý.
F-2(ở trên) có lợi thế về đặc tính kỹ chiến thuật nhưng J-10(ở dưới) lại có lợi thế về số lượng và khoảng cách địa lý.
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quôc va Nhât Ban đêu nhận chu quyên. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
Ngay sau khi thiết lập ADIZ, máy bay quân sự Tu-154 và Y-8 của Trung Quốc đã tiến vào không phận phía nam biển Hoa Đông để thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên. Chiếc Tu-154 bay cách khu vực mà Nhật Bản xem là không phận của ho chỉ 40 khoang km, khiến Tokyo phải lập tức điều hai máy bay chiến đấu F-15 xuât kich đê ngăn chặn.
Giả định rằng có một cuộc không chiến thật sự xảy ra giữa hai nước Trung – Nhật, bên nào sẽ có khả năng giành phần thắng cao hơn?
Chất lượng tiêm kích
Nhìn chung, chất lượng không quân Trung-Nhật tương đương nhau, cả hai bên đều có trong biên chế những chiếc tiêm kích hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản (JASDF) có trong biên chế 94 tiêm kích Mitsubishi F-2. Đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản) và Lockheed Martin (Mỹ). F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt máy bay được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA J/APG-1, biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.
Gần đây, khoảng 60 chiếc F-2 của JASDF đã được nâng cấp với một radar AESA J/APG-2, giúp khả năng không chiến của máy bay tăng lên đến 40% so với chưa được nâng cấp. F-2 thường được xem là đối thủ của tiêm kích “con cưng” J-10 của Không quân Trung Quốc. Mặc dù không thể so sánh với F-2 ở gần như mọi chỉ số nhưng J-10 có lợi thế về số lượng với khoảng 200 chiếc đang hoạt động.
Mặt khác, F-2 được sử dụng với vai trò bảo vệ không phận nên tiêm kích này có thể không phải là lựa chọn số 1 nếu xảy ra xung đột trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, sự hạn chế về địa lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hoạt động của F-2 so với J-10 của Trung Quốc.
Video đang HOT
Nếu có cuộc chán trán trên không phận biển Hoa Đông, F-15J sẽ là tiêm kích đầu tiên được JASDF điều động để ngăn chặn Không quân Trung Quốc. Hiện có khoảng 213 chiếc F-15J trong biên chế của JASDF. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Những chiếc F-15J của Nhật Bản được đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ 4 tốt nhất thế giới.
Xét về đặc tính kỹ chiến thuật F-15J của Nhật Bản (ở trên) và Su-30MK2 của Trung Quốc (ở dưới) không có nhiều sự khác biệt.
Ở khía cạnh tiêm kích đánh chặn hạng nặng, Không quân Trung Quốc cũng không hề kém cạnh. Họ có trong biên chế 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK, 24 chiếc tiêm kích Su-30MK2, khoảng 200 chiếc tiêm kích J-11 các biến thể. Những chiếc tiêm kích trên hoàn toàn ngang cơ với các tiêm kích F-15J của Nhật Bản trong khi đó lại có lợi thế về số lượng.
Đặc biệt, Không quân Trung Quốc có trong biên chế 24 chiếc tiêm kích Su-30MK2 nhập khẩu từ Nga. Đây là một tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển nên sẽ tạo ra nhiều lợi thế so với Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có khoảng 24 chiếc tiêm kích J-16, là “đứa con nhân bản” của Su-30MK2.
Su-30MK2 và J-16 sẽ là những tiêm kích đầu tiên được Không quân Trung Quốc huy động nếu xảy ra một cuộc không chiến ở Hoa Đông. Mặc dù tính năng của J-16 vẫn là một ẩn số nhưng cũng là một thách thức không nhỏ cho Nhật Bản.
Năng lực cảnh báo sớm
Bên cạnh vấn đề chất lượng tiêm kích, một khía cạnh khác có vai trò rất quan trọng nếu xảy một cuộc không chiến trên biển Hoa Đông chính là năng lực chỉ huy trên không. Hiệu quả hoạt động của phi đội chiến đấu phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này.
JASDF có phi đội chỉ huy và cảnh báo sớm trên không rất hùng hậu. Với 4 chiếc máy bay AEW&C Boeing E-767 và 13 chiếc AWACS E-2C Hawkeye, lực lượng này cung cấp khả năng cảnh báo sớm và chỉ huy trên không toàn diện.
Những chiếc máy bay AWACS này đều có phạm vi phát hiện máy bay đối phương trên 400km, điều này mang lại cho phi đội chiến đấu của Nhật Bản khả năng phát hiện mục tiêu và tung đòn tấn công trước khi phi đội chiến đấu của Trung Quốc có thể làm điều tương tự.
Lực lượng AWACS của Không quân Trung Quốc có sự phục vụ của khoảng 5 chiếc KJ-2000, đây là loại máy bay AWACS do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở bộ khung máy bay vận tải IL-76 của Nga. Gần đây, Trung Quốc còn giới thiệu thêm mẫu máy bay AEW&C KJ-500. Mặc dù khả năng của KJ-2000 và KJ-500 vẫn chưa được kiểm chứng nhưng cũng sẽ gây không ít khó khăn cho Nhật Bản.
Sự vượt trội về năng lực cảnh báo sớm và chỉ huy trên không tạo cho Nhật Bản nhiều lợi thế về mặt chiến thuật.
Khoảng cách địa lý
Một bất lợi của Nhật Bản là khoảng cách địa lý. Khoảng cách từ Trung Quốc đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 360km, nếu tính từ đảo Đài Loan, khoảng cách chỉ là 186km. Trong khi đó, khoảng cách từ phía tây đảo Okinawa đến Senkaku/Điếu Ngư khoảng 410km. Nếu tính đến địa điểm có căn cứ Không quân của Nhật Bản, khoảng có thể còn xa hơn, đây sẽ là thách thức không nhỏ cho phi đội tiêm kích của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại có một lợi thế khác là sự trợ giúp của Mỹ, mặc dù khả năng can thiệp của Mỹ vẫn là một câu hỏi ngỏ nhưng ít nhất Washington cũng sẽ trợ giúp cho Tokyo về mặt thông tin tình báo. Những thông tin từ hệ thống giám sát tình báo khổng lồ của Mỹ sẽ giúp ích rất nhiều cho Nhật Bản trong vấn đề hoạch định chiến thuật.
Nhật Bản có lợi về chất lượng còn Trung Quốc có lợi thế về số lượng. Ai sẽ thắng ai trong một cuộc chạm trán giữa số lượng và chất lượng là một câu hỏi rất khó trả lời, nó còn phụ thuộc vào bối cảnh, đường lối tác chiến, chiến lược sử dụng và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác.
Tuy vậy, người ta vẫn đánh giá cao khả năng giành chiến thắng của Nhật Bản trong tình huống xảy ra một cuộc chạm trán với Không quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Theo Xahoi
"Vùng phòng không" của Trung Quốc cũng chồng lấn của Hàn Quốc
Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho hay vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc thiết lập mới đây ở Hoa Đông cũng chồng lấn một phần vùng phòng không của Hàn Quốc.
Vùng phòng không mới của Trung Quốc bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.
Bộ quốc phòng Hàn Quốc lấy làm tiếc về động thái của Trung Quốc và cho biết Seoul có kế hoạch thảo luận với Bắc Kinh về vấn đề này.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho hay, các vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do hai nước thiết lập bị chồng lấn tại một khoảng không rộng 20x115 km ở phía tây đảo Jeju của Hàn Quốc.
Yonhap ngày 25/11 dẫn một nguồn tin chính phủ nói rằng Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ thảo luận các cach thức nhằm giải quyết các vùng ADIZ bị chồng lấn ở Hoa Đông trong tuần này.
Theo nguồn tin giấu tên trên, Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung-joo dự kiến sẽ thảo luận vấn đề trên với người đồng cấp Trung Quốc tại cuộc gặp lần 3 về đàm phán chiến lược quốc phòng song phương sẽ diễn ra ở Seoul vào ngày 28/11.
"Seoul sẽ trình bày quan điểm của mình về vấn đề tranh cãi trên", nguồn tin nhấn mạnh.
Quan chức trên nói thêm rằng Seoul không thể chấp nhập ADIZ mới thành lập của Trung Quốc, vốn trùm lên vùng không phận phía tây đảo Jeju và bên trên Trung tâm nghiên cứu đại dương Ieodo.
"Chính phủ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề nhanh chóng để không ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của chúng ta", quan chức trên nói.
"Theo kế hoạch ban đầu, chủ đề của cuộc gặp là nhằm thúc đẩy hợp tác và niềm tin, nhưng các chủ đề khác cũng sẽ được thảo luận trong bối cảnh có tranh cãi về ADIZ", nguồn tin nói.
Quan chức trên cho biết thêm, vấn đề trên đang gây phức tạp trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, và làm gia tăng thêm sự bất ổn khu vực giữa các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản.
Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 23/11 đã tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Nhật Bản.
Cả Mỹ và Nhật Bản đều đã lên tiếng phản đối ADIZ của Trung Quốc, nói rằng nó có thể gây căng thẳng trong khu vực.
Theo Dantri
Trung Quốc sắp gây chiến giành đảo? Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói sẽ còn lập ra các vùng nhận dạng phòng không khác trong khi điểm nóng tranh chấp lớn nhất của nước này nằm tại biển Đông. Máy bay Tu-154 của Trung Quốc bị phát hiện trên bầu trời biển Hoa Đông hôm 23/11 Hãng tin CNA (Đài Loan) dẫn lời ông Lợi Phong, một chuyên gia quốc...