Không chia cổ tức: Các ngân hàng “toan tính” gì?
Mùa chia cổ tức năm nay, nhiều ngân hàng đã thông qua quyết định không chia cổ tức, để giữ lại lợi nhuận nhằm phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh. Với các cổ đông, những quyết định này không mang lại nhiều niềm vui, dù theo các ngân hàng, đây là sự “đánh đổi” cho những phát triển sau này.
Lỡ hẹn bởi “cục máu đông” tại VAMC
Nhiều ngân hàng không chia cổ tức để phục vụ các mục tiêu kinh doanh. Ảnh: ST
Tại ĐHĐCĐ của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, lợi nhuận để lại của năm 2019 còn gần 900 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chia cổ tức thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực hoạt động, hơn nữa, năm 2020, MSB đặt mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản trái phiếu nợ xấu đang được quản lý tại Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Trong khi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng nào chưa xử lý xong nợ xấu tại VAMC thì chưa thể được chia cổ tức. Do đó, vị này hứa hẹn, năm 2021 sẽ trả cổ tức cho cổ đông, bởi vào năm 2019, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch không chia cổ tức cho năm 2019 mà sẽ chia cổ tức 10% cho năm 2020, nhưng đến nay lại không thực hiện được.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã nhiều năm không chia cổ tức, trong khi tổng tài sản đã tăng lên nhiều lần. Điều này khiến không ít cổ đông tỏ ra không đồng tình, yêu cầu chia cổ tức. Nhưng theo lãnh đạo SCB, việc chia cổ tức mà chưa được phép thì rất khó, bởi ngân hàng vẫn đang trong quá trình xử lý nợ xấu đang được quản lý tại VAMC.
Tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), để được chia cổ tức cho cổ đông, ngân hàng này cũng phải xử lý hết khoảng 3.300 tỷ đồng trái phiếu đang được quản lý tại VAMC. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, Eximbank đã trích dự phòng được 2.100 tỷ đồng. Nên ngân hàng này còn cần thêm hơn 1.000 tỷ đồng để tất toán toàn bộ trái phiếu tại VAMC. Dự kiến việc này có thể thực hiện trong tháng 6/2020, khi mọi việc xong xuôi thì Eximbank mới có thể lên kế hoạch chia cổ tức theo quy định.
Không chia rồi lại… không chia
Video đang HOT
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), HĐQT dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc phân phối lợi nhuận, với đề xuất cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc ABBank sẽ không chia cổ tức cho cổ đông. Trong khi trước đó, vào năm 2019, ĐHĐCĐ ngân hàng này cũng thông qua kế hoạch không chia cổ tức cho cổ đông, toàn bộ lợi nhuận còn lại năm 2108 là 624 tỷ đồng được giữ lại để tiếp tục gia tăng năng lực tài chính. Do đó, tổng lợi nhuận còn lại chưa phân phối hiện đã lên tới trên 1.403 tỷ đồng.
HĐQT của ngân hàng này lý giải, việc giữ lại lợi nhuận sau thuế là để tích luỹ vốn tăng cường năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định của NHNN và nhu cầu phát triển của Ngân hàng trong những năm tới. Điều này là cần thiết nên HĐQT đề xuất giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại để tăng vốn điều lệ.
Một ngân hàng khác cũng tiếp tục không chia cổ tức là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Điều này đã khiến nhiều cổ đông của Sacombank “bức xúc” trước việc nhiều năm rồi, ngân hàng này không chia cổ tức dù kết quả kinh doanh rất tốt, lợi nhuận tích lũy cũng đạt mức khá cao. Lý do được ban lãnh đạo ngân hàng này đưa ra là do NHNN chưa đồng ý với đề xuất cho Sacombank chia cổ tức bằng cổ phiếu do đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Vì thế, đại diện lãnh đạo Sacombank chỉ còn biết hy vọng đến khoảng năm 2022-2023 sẽ có sự bứt phá, khi ấy ngân hàng tái cơ cấu xong thì sẽ mạnh hơn và được chia cổ tức.
Với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), 2 năm 2019 và 2020, ngân hàng này đã không chia cổ tức mà để lại lợi nhuận để phát triển ngân hàng. Ông Bùi Hải Quân, Phó Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết đây là sự đánh đổi, bởi mục tiêu của ngân hàng giữ lại tiền là để phát triển ngân hàng, do ngành ngân hàng cần tăng trưởng liên tục để đảm bảo thị phần và các chỉ số an toàn, nên không thể đáp ứng được việc chia cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm.
Thực tế là ngay khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong nước hồi tháng 3, NHNN đã có chỉ thị các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới. Vì thế, một phần để thực hiện yêu cầu này của cơ quan quản lý, một phần để đáp ứng các kế hoạch tài chính, nhất là kế hoạch tăng vốn, các ngân hàng, một là không chia cổ tức, hai là chia cổ tức bằng cổ phiếu.
ĐHĐCĐ mới đây của Ngân hàng TMCP Tiên phong ( TPBank) đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 8.566 tỷ đồng lên 10.199 tỷ đồng bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 20%, dự kiến thực hiện trong quý 3 và quý 4/2020. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đưa ra mục tiêu chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25-27% nhằm tăng vốn thêm 1.299 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trả cổ tức 30% bằng cổ phiếu. Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và chia cổ tức tổng tỷ lệ 65%…
Phân loại hệ thống thông tin ngân hàng theo 5 cấp độ
Các hệ thống thông tin của tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ được phân loại theo 5 cấp độ, thay vì 3 cấp độ như quy định hiện hành
Phân loại hệ thống thông tin ngân hàng theo 5 cấp độ. Ảnh: Dân sinh
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang lấy ý kiến vào dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng với nhiều bổ sung mới về đối tượng và phân cấp hệ thống thông tin 5 cấp độ.
Dự thảo thông tư được xây dựng nhằm cập nhật đầy đủ quy định của Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn, đồng thời phù hợp với thực tế tình hình an toàn thông tin mạng trong ngành so với Thông tư 18 (ban hành năm 2018).
Theo NHNN Việt Nam, trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020, các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống ngân hàng gia tăng cả về quy mô và mức độ dai dẳng lẫn thủ đoạn tinh vi. Cuối 2019, ngành ngân hàng đã xảy ra vụ việc liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin như lộ lọt thông tin khách hàng, phát hiện mã độc tấn công xâm nhập vào hệ thống thông tin. Ngoài ra, Cục CNTT (NHNN) cũng ghi nhận vướng mắc và các đề xuất trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 18.
Dự thảo Thông tư thay thế có thể giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động CNTT tại các tổ chức, cụ thể với quy định về phân loại hệ thống thông tin theo 3 mức độ, do số lượng các hệ thống thông tin nhiều, tập trung vào mức độ 2 (hệ thống thông tin quan trọng) nên các tổ chức gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong đầu tư nguồn lực để quản lý an toàn các hệ thống thông tin.
Dự thảo thông tư bổ sung thêm đối tượng hiện chưa có các quy định về tuân thủ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin. Theo đó, ngoài các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dự thảo Thông tư bổ sung một số đối tượng áp dụng thuộc phạm vi quản lý, cấp phép của NHNN hiện chưa có các quy định về tuân thủ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin. Cụ thể là công ty thông tin tín dụng (hiện có Công ty Cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam - PCB), Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Nhà máy in tiền quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thiết lập và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ cho một hoặc nhiều hoạt động kỹ thuật, nghiệp vụ của tổ chức.
Một nội dung được đưa vào dự thảo Thông tư mới so với quy định hiện hành là phân loại hệ thống thông tin theo 5 cấp độ.
Cụ thể, dự thảo thông tư quy định đối với các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng phải tuân thủ phân loại hệ thống (theo quy định tại Nghị định 85/2016/NĐ-CP). Đối với các hệ thống khác, thực hiện phân loại theo 5 cấp độ trên cơ sở tham khảo quy định tại Nghị định 85 và phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng. Đây sẽ là quy định thay thế phân loại 3 mức độ theo quy định tại Thông tư 18 đang có một số bất cập gây khó khăn cho các tổ chức khi triển khai.
Trong trường hợp hệ thống thông tin bao gồm nhiều hệ thống thành phần, mỗi hệ thống thành phần lại tương ứng với một cấp độ khác nhau, cấp độ hệ thống thông tin được xác định là cấp độ cao nhất trong các cấp độ của các hệ thống thành phần cấu thành. Dự thảo nêu rõ, danh sách hệ thống thông tin theo cấp độ quan trọng phải được rà soát, cập nhật ngay sau khi hệ thống được triển khai và định kỳ hàng năm.
Trên cơ sở các hệ thống thông tin được phân loại theo cấp độ, các yêu cầu về an toàn bảo mật với từng hệ thống thông tin theo cấp độ có sự khác nhau, dẫn đến nguồn lực cần triển khai cũng khác nhau.
Dự thảo Thông tư cũng quy định áp dụng xác thực đa thành tố khi phê duyệt giao dịch tài chính phát sinh chuyển tiền điện tử sang đối tác bên ngoài có giá trị từ 100 triệu trở lên nhằm phòng ngừa rủi ro lộ lọt thông tin đăng nhập bằng mật khẩu của cán bộ nghiệp vụ.
Xác thực đa yếu tố là phương pháp xác thực yêu cầu tối thiểu hai yếu tố để chứng minh tính đúng đắn của một danh tính. Các yếu tố xác thực bao gồm: những thông tin mà người dùng biết (số PIN, mã khoá bí mật,...); những gì mà người dùng có (thẻ thông minh, thiết bị token, điện thoại di động ...); những dấu hiệu sinh trắc học của người dùng.
Ngoài ra, đối với các hệ thống thông tin từ cấp độ 4 trở lên phải áp dụng xác thực đa thành tố đối với các tài khoản quản trị máy chủ, ứng dụng và các thiết bị mạng, an ninh mạng quan trọng.
Ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng cổ phiếu đến 30% Không được chia cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để tập trung giảm lãi suất, các ngân hàng quay sang chia cổ tức bằng cổ phiếu, lên đến 30%. Chia cổ tức và cổ phiếu thưởng Ngày 16/6 tới, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ tiến hành đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020....