Không chỉ riêng con người, Coronavirus còn “tấn công” cả máy tính nữa
Không ngờ con virus này lại lợi hại đến vậy.
Nhiều spammer (kẻ gửi thư rác) đang lợi dụng đợt dịch Coronavirus để gửi email chứa thông tin về cách chống lại con virus này, nhưng thực chất đó lại là email chứa malware.
Hiện tại thì đã có nhiều ca nhiễm Coronavirus được ghi nhận tại các nước châu Á, châu Âu, và Bắc Mỹ. Vì thế nên rất nhiều đài truyền thông đưa tin về con virus này, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ gian gửi email rác chứa malware.
Cách thức hoạt động của kẻ gian như sau: Họ sẽ sử dụng danh sách email đánh cắp được để gửi loạt tin nhắn với nội dung đánh lừa người đọc là họ đến từ tổ chức y tế Nhật Bản. Và trong những tin nhắn đó có chứa các tập tin đính kèm với thông tin giúp người đọc phòng chống virus 2019-nCoV. Nhưng thực chất, đây lại là những tin nhắn chứa malware độc hại.
Những email này chỉ nhắm chủ yếu vào nước Nhật, và vì thế nên nội dung email cũng được viết bằng tiếng Nhật. Ngoại trừ những yếu tố đó ra thì chúng cũng không có gì quá đặc biệt. Malware nằm trong những email này có tên gọi Emotet. Sau khi máy tính đã bị nhiễm malware này thì nó sẽ tự động gửi tin nhắn rác cho các máy khác và đồng thời cài thêm những loại malware khác.
Video đang HOT
Như những thể loại email chứa malware khác, cách phòng chống tốt nhất là không mở những email lạ, và không bấm vào những tập tin đính kèm có trong những email đó.
Theo gearvn
Những dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đã bị nhiễm virus và cách phát hiện ra chúng
Những cỗ máy chạy Windows 10 sẽ có lúc bị nhiễm virus cùng những loại malware khác, tuy nhiên không phải tất cả các cỗ máy PC này đều bị nhiễm nếu chúng chạy chậm hoặc có những trạng thái kì quặc.
Cách để phát hiện ra những dấu hiệu không tốt lành cho PC của bạn rất đơn giản.
Những dấu hiệu của việc nhiễm virus trên PC là gì?
Hiệu suất hoạt động vô cùng chậm chạp, ứng dụng thường xuyên bị crash, máy treo như cơm bữa là những dấu hiệu báo cho bạn biết rằng PC của bạn đang bị nhiễm virus hoặc một loại malware nào đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào những dấu hiệu này cũng đúng.
Ngoài ra, nếu PC của bạn đang chạy tốt thì không có nghĩa là nó không bị lây nhiễm. Khoảng 10 năm về trước, các loại virus được tạo ra chỉ để trêu đùa cho vui và tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của hệ thống. Ngày nay, những loại malware hiện đại lại thích chạy ngầm hơn, chúng liên tục né tránh các chương trình tìm diệt để có thể ăn cắp các thông tin nhạy cảm của bạn. Nói cách khác, malware hiện đại được tạo ra bởi những tên tội phạm để làm ăn phi pháp.
Các ứng dụng lạ liên tục xuất hiện trên PC của bạn cũng có thể là một dấu hiệu của malware, tuy nhiên có đôi khi dấu hiệu này không chính xác vì một số chương trình khi khởi chạy sẽ xuất ra một màn hình sử dụng Command Prompt để cập nhật dữ liệu.
Cách duy nhất để biết chính xác căn bệnh này có diễn ra hay không là sử dụng các chương trình tìm diệt thích hợp.
Làm thế nào để kiểm tra một ứng dụng có bị nhiễm virus hay không?
Khi bật Windows Task Manager lên, nếu thấy nhiều ứng dụng lạ thì bạn nên kiểm tra thủ công trước. Click vào More Details nếu bạn thấy một danh sách nhỏ hơn. Những ứng dụng này có tên rất lạ và dễ gây rối cho bạn nếu lần đầu nhìn thấy. Thật ra thì chuyện này cũng bình thường vì Windows 10 có nhiều ứng dụng chạy nền, hãng sản xuất PC của bạn thêm vào một ít nữa cùng với các ứng dụng chính tay bạn cài đặt vào.
Nếu bị nhiễm malware thì PC của bạn sẽ bị chiếm dụng rất nhiều CPU - RAM - dung lượng ổ cứng. Công cụ Task Manager của Windows 10 cho phép bạn tìm thông tin về ứng dụng trên internet, bạn hãy click chuột phải vào ứng dụng cần tìm và chọn Search Online. Một vài giây sau bạn sẽ có được kết quả.
Hãy chú ý vào những thông tin bạn tìm được. Nếu là những thông tin liên quan về malware thì gần như là máy đã bị nhiễm rồi.
Quét virus trên PC như thế nào?
Có 2 cách để bạn quét virus trên PC: sử dụng hàng "cây nhà lá vườn" của Microsoft là Windows Defender và dùng hàng của bên thứ ba như Avast - Kaspersky - BitDefender - v.v... Dù bạn chọn kiểu nào thì bạn cũng sẽ được cung cấp một công cụ có các tính năng như bảo vệ PC theo thời gian thực - chặn các loại virus - lên lịch quét PC theo thời gian định sẵn - v.v... Giao diện đơn giản, cách tinh chỉnh dễ dàng là những ưu điểm của những chương trình Anti Virus này. Bạn sẽ nhanh chóng làm quen được với chúng thôi.
Thông thường thì các chương trình Anti Virus này có 2 phiên bản miễn phí và trả phí. Nếu sử dụng phiên bản trả phí bạn sẽ có các tính năng bảo vệ cao cấp hơn phiên bản miễn phí.
Theo FPT Shop
Chỉ một tuần, virus corona làm giới công nghệ hỗn loạn Lây lan nhanh và đến nay khiến 170 người chết, virus corona mới đang khiến cho toàn bộ sinh hoạt lẫn các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, gây ảnh hưởng cả ngành công nghệ. Chủng virus corona mới gây viêm phổi cấp vẫn đang nhanh chóng lây lan tại Trung Quốc. Theo thống kê mới nhất của Trung Quốc ngày 31/1,...