Không chỉ lao động là F0, lao động có con là F0 phải nghỉ làm để chăm cũng sẽ được hưởng khoản tiền dưới đây
Người lao động nếu có con là F0 phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc sẽ được hưởng khoản tiền dưới đây theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian phải nghỉ việc chăm con nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện: tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; phải nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi ốm đau; con ốm có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Bởi vậy, trong trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi mắc Covid-19 cũng sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian chăm con khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.
Ảnh minh họa
Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ được quy định như sau:
Video đang HOT
Con dưới 3 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 20 ngày/năm/con.
Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 15 ngày/năm/con.
Trong trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì cha mẹ có thể lựa chọn cùng nghỉ hoặc nghỉ luân phiên để chăm con. Cả hai trường hợp này đều được giải quyết hưởng chế độ ốm đau tương ứng với từng người.
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 27 thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Như vậy mức hưởng trợ cấp theo ngày tính theo công thức:
Mức hưởng/ngày = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ : 24
Trong trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ hưởng chế độ ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng được tính dựa trên tiền lương đóng BHXH của tháng đó.
Từ 1/9, chế độ nghỉ thai sản với lao động nam có gì mới?
Quy định lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh sẽ thực hiện theo hướng dẫn mới, từ ngày 1/9/2021, có phải không? (Trọng Thái).
Luật sư tư vấn
Căn cứ khoản 2 điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 5 ngày làm việc.
- 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2021) hướng dẫn rõ trường hợp lao động nam nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.
Với hướng dẫn mới này sẽ giúp người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội thống nhất cách hiểu; do trước đây có quan điểm cho rằng lao động nam chỉ được nghỉ một lần hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con (không được chia ra nghỉ nhiều lần).
Theo khoản 5 điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở (hiện nay, 2 lần mức lương cơ sở là 2,98 triệu đồng) tại tháng sinh con cho mỗi con.
Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM
8 nhóm được đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội Theo đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ tăng 15% từ ngày 1/1/2022.8 nhóm đối tượng có thể hưởng lợi từ chính sách này. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm...