Không chỉ là loại quả tráng miệng đơn thuần, thứ quả vàng được trồng nhiều ở các làng quê Việt này còn chữa ti tỉ bệnh
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Đặc biệt, chuối tiêu phát huy công dụng rất tốt với những bệnh thường xuất hiện khi giao mùa.
Chuối tiêu – Thứ quả quen thuộc ở vườn của người Việt là siêu thực phẩm, nhất là vào mùa thu
Mùa thu là mùa se lạnh, mùa gợi nhớ gợi thương cũng là mùa của trái ngọt đậm đà. Một trong những loại quả được nhiều người ưa chuộng chính là chuối tiêu. Chuối tiêu có quanh năm nhưng đến mùa thu – đông lại thành thức quà quý. Hương thơm vị ngọt đậm đà lại dễ trồng ở vườn của mọi nhà, chuối tiêu chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Do đó, bạn không nên bỏ qua tác dụng chữa bệnh của chuối vào mùa này. Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tác dụng chữa bệnh của chuối đã được ghi nhận lâu đời trong sách Đông y.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, chuối tiêu có rất nhiều công dụng về mặt dinh dưỡng và chữa bệnh. Chuối có chất béo tự nhiên và không cholesterol. Sử dụng chuối nghiền để thay thế cho những thực phẩm nhiều đường hơn là lựa chọn tuyệt vời khi làm bánh. Chuối được biết đến với hàm lượng kali cao, với hơn 400mg kali trong một chuối cỡ vừa.
Một quả chuối cung cấp khoảng 10mg vitamin C, tương đương 15% vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khoẻ của tế bào và cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác như sắt. Ăn một quả chuối mỗi ngày cũng cung cấp 35% lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày – một loại vitamin cần thiết giúp cơ thể sản sinh, phát triển tế bào mới.
Chuối cũng là một nguồn mangan tốt, cần thiết cho sức khoẻ xương và sự trao đổi chất. Theo USDA, một chuối có khoảng 3g chất xơ, giúp bạn no lâu và tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Ăn chuối cũng cung cấp chất sắt, magiê, canxi và phốt pho cũng như vitamin A và E, folate, carotene và choline. Chuối cũng có chứa một lượng nhỏ các axit amin cần thiết trong cơ thể.
Video đang HOT
Những bài thuốc chữa bệnh dễ áp dụng từ chuối tiêu ai cũng nên dắt túi khi tiết trời giao mùa
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chuối tiêu để làm thuốc chữa bệnh. Ăn nhiều chuối cũng giúp cơ thể luôn dồi dào sinh lực, đôi mắt sáng và làn da khỏe đẹp.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ chuối tiêu rất dễ làm, dễ thực hiện mà bạn có thể làm ngay tại nhà:
- Viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón: Lấy 3 quả chuối tiêu chín, 100g đường phèn. Chuối tiêu bóc vỏ, đem cắt thành từng đoạn khoảng 2cm, cùng với đường phèn đem hấp cách thủy. Ăn mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi hết bệnh.
- Bệnh nhân cao huyết áp: Mỗi ngày ăn 3 lần chuối tiêu, mỗi lần ăn 1-2 quả, ăn liên tục trong 2 tháng sẽ giúp giảm tình trạng bệnh.
- Táo bón: Ăn chuối tiêu trước khi đi ngủ sẽ đem lại công dụng chữa bệnh táo bón rất tốt.
- Viêm loét dạ dày: Chuối tiêu xanh đem sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
- Chữa đau dạ dày: Bạn lấy chuối tiêu xanh gọt vỏ, rửa sạch, xắt thành từng miếng nhỏ, ngâm qua nước muối, sau đó đem phơi sấy khô, tán thành bột mịn cất vào lọ. Mỗi lần lấy khoảng 30g đem ra uống với nước sẽ có tác dụng chữa đau dạ dày. Hoặc bạn có thể trộn thêm cùng mật ong để tăng cường khả năng chữa bệnh đau dạ dày.
Theo Helino
Đổ bệnh vì giao mùa và ô nhiễm
Đợt ô nhiễm không khí tại TP HCM mới đây rơi đúng vào thời điểm giao mùa, trùng với chu kỳ của nhiều bệnh đã tạo tác động kép khiến nhiều người phải tìm đến bác sĩ
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa (CK) II Phạm Văn Hoàng, Trưởng Khoa Khám bệnh - Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP HCM, ghi nhận trong những ngày qua cho thấy số trẻ được đưa đến khám tại đây có sự tăng nhẹ.
Hạn chế ra đường khi không cần thiết
Vừa đăng ký khám cho con tại BV Nhi Đồng 1 TP HCM, chị H.T.G (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) vừa than thở: "Con tôi bị viêm mũi dị ứng, mấy hôm nay vừa ô nhiễm không khí, vừa mưa lạnh, khiến bé hắt hơi liên tục. Đến tối qua thì phát hiện sưng họng, sốt cao nên phải đi khám vì ngày trước có đợt vậy mà chuyển qua viêm phổi, nên tôi rất sợ". Theo chị G., trong lớp của bé (lớp 2) mấy hôm nay cũng có vài bạn bị ho, sổ mũi.
BSCK II Phạm Văn Hoàng cho biết do đang vào chu kỳ bệnh, lại thêm tình trạng ô nhiễm không khí khiến nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp. Nặng nhất có thể bị viêm phổi, ngoài ra cũng có thể là viêm phế quản, hen suyễn hay viêm hô hấp trên nhẹ.
Cũng theo BSCK II Phạm Văn Hoàng, thời điểm này, các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết vẫn còn đe dọa, các bậc phụ huynh cần lưu tâm đề phòng. Ngoài ra, hiện nay cũng đang vào thời điểm gọi là "giao mùa", TP HCM bắt đầu lạnh hơn, vì vậy nhóm bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng.
"Khi ra đường, nên chú ý đeo kính và khẩu trang để chống bụi bặm và giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, có những loại bụi mịn ô nhiễm mà khẩu trang không thể ngăn chặn được. Vì vậy, cách duy nhất là cố gắng cho bé ở trong nhà vào những giờ cao điểm xe đông, hạn chế ra đường khi không cần thiết. Ngoài ra, khi ở ngoài đường về, nên nhỏ mắt, rửa mũi cho bé bằng các loại dung dịch nhỏ mắt, mũi mua ở nhà thuốc để loại bỏ bớt bụi bẩn bay vào mắt, đường hô hấp" - BSCK II Phạm Văn Hoàng khuyến cáo.
Đợt ô nhiễm không khí tại TP HCM rơi đúng vào thời điểm giao mùa, khiến số trẻ đến khám bệnh tại bệnh viện gia tăng. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Lưu ý nhóm bệnh lý hô hấp với người có tuổi
BSCK II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp BV Thống Nhất, đơn vị chuyên về lão khoa, cho biết người già là nhóm dễ bệnh trong thời điểm giao mùa, hiện nay còn có thêm sự kết hợp đáng lo ngại giữa thời tiết giao mùa và ô nhiễm không khí làm tăng thêm nguy cơ bệnh cho người có tuổi.
"Nên lưu ý nhất là nhóm bệnh lý hô hấp. Nhất là người có bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn... đây là thời điểm rất dễ khởi phát cơn hen, đợt viêm cấp. Vì vậy, rất cần chú ý tuân thủ điều trị và nhanh chóng đến BS nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng" - BSCK II Trương Quang Anh Vũ nói.
Bệnh tim mạch ở người lớn tuổi cũng có xu hướng bất ổn khi thời tiết chuyển lạnh, bởi khi gặp lạnh, nếu không được giữ ấm đúng cách, cơ thể có xu hướng phản ứng điều tiết vận mạch bằng cách co mạch, gây tăng huyết áp.
BSCK II Trương Quang Anh Vũ khuyên cần chú ý nhất là lúc đêm khuya. Khi đi ngủ, căn phòng có người lớn tuổi, người có bệnh tim mạch nằm, nếu có dùng máy lạnh cần để nhiệt độ vừa phải để dự phòng trường hợp nhiệt độ tự nhiên thay đổi đột ngột trong đêm, ví dụ có những đêm đang hơi nóng nực bỗng đổ mưa, trời lạnh. Nằm máy lạnh chỉ nên để thấp nhất là 26-27 độ C, nếu dùng quạt nên dùng ở mức vừa phải và không phả trực tiếp vào người. Đang ngủ mà giật mình thấy lạnh quá thì nên dậy điều chỉnh quạt, máy lạnh, đừng cố chịu đựng, chú ý giữ ấm khi bước ra khỏi giường. Bị nhiễm lạnh khi đang ngủ là tình huống rất dễ dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Tác hại khó ngờ của ô nhiễm lên trẻ em
Nghiên cứu vừa công bố của Trường Y khoa thuộc Đại học Cardiff (Xứ Wales, Anh) cho biết khí thải từ hoạt động giao thông là NO2, PM10 và SO2 từ sản xuất (đốt than, dầu hay gas) sẽ làm tăng từ 20%-40% nguy cơ tử vong sơ sinh, 30%-50% tỉ lệ tử vong sớm trước khi tròn 1 tuổi (qua khảo sát gần 8 triệu trẻ em).
Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Ohio, Mỹ) cũng vừa công bố kết quả khảo sát qua 13.176 lượt bệnh nhi. Theo đó, ô nhiễm không khí, nhất là khi tỉ lệ các bụi cực mịn (PM2.5) gia tăng sẽ khiến trẻ bị các rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu...
ANH THƯ
Theo nguoilaodong
Cách phòng tránh một số bệnh thường gặp lúc giao mùa Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu. Một số bệnh thường gặp lúc giao mùa Tháng 10 là lúc thời tiết thay đổi hết sức thất thường,...