Không chỉ iPhone, Apple đang gặp phải khó khăn về mảng dịch vụ
Các công ty đăng ký trong App Store hiện đang chống lại Apple vì hãng này đánh ‘thuế’ quá cao.
Hiện tại, Apple đã phải thừa nhận nhu cầu với các mẫu iPhone 2018 chậm lại và bày tỏ sự tin tưởng vào bộ phận dịch vụ của mình. Dịch vụ của hãng bao gồm các danh mục: AppleCare, Apple Pay, App Store, iTunes, Apple Music,… Đây là công cụ tạo ra doanh thu lớn thứ hai cho Apple (sau iPhone). Giám đốc điều hành Apple – Tim Cook đã chỉ ra rằng các lợi ích kinh doanh dịch vụ của công ty có được là từ cơ sở được cài đặt lớn của iPhone, lên tới khoảng 1,5 tỷ chiếc trên toàn cầu. Điều này giúp hãng bảo đảm doanh thu trong trường hợp doanh số iPhone yếu.
App Store đánh “thuế” quá cao với các nhà phát triển.
Apple đã đưa ra mục tiêu doanh thu dịch vụ sẽ đạt khoảng 50 tỷ USD vào năm 2020 từ tổng doanh thu 30 tỷ USD năm 2017. Trong quý tài chính thứ tư năm 2018, bao gồm ba tháng từ tháng 7 đến cuối tháng 9 năm 2018, doanh thu dịch vụ của hãng đã đạt mức kỷ lục – 10 tỷ USD.
Trong khi Apple đang trên đường đạt được mục tiêu của mình, một nhà phân tích lại dự đoán hãng này sẽ tiếp tục vấp phải khó khăn về mảng này. Theo trang tin CNBC, nhà phân tích Toni Sacconaghi của hãng AB Bernstein lo ngại rằng các công ty đăng ký trong App Store đang bắt đầu “nổi loạn”, chống lại “Thuế Apple” – “ Apple tax”.
Video đang HOT
Doanh số iPhone thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Apple hiện đang tính phí các công ty streamer video Netflix và streamer nhạc Spotify từ 15% đến 30% doanh thu hàng tháng từ người dùng App Store. Apple sẽ lấy 30% số tiền của một thuê bao trả cho năm đầu tiên và 15% số tiền trả trong những năm tiếp theo.
Để tránh việc phải trả quá nhiều tiền, các nhà phát triển như Netflix và Spotify đã hạn chế việc chấp nhận người đăng ký mới thông qua ứng dụng iOS. Ví dụ, vào tháng trước Netflix cho biết sẽ không cho phép thành viên mới hoặc những người quay trở lại sau khi xóa dịch vụ đăng ký thông qua hệ sinh thái của Apple. Mặc dù những người đã đăng ký vẫn có thể tiếp tục thực hiện thanh toán trong ứng dụng nhưng những người khác sẽ phải tham gia (hoặc tham gia lại) bằng cách truy cập trang web Netflix.
Mặt khác, Giám đốc tài chính của Apple – Luca Maestri chỉ ra rằng Netflix là nhà phát triển lớn nhất trong App Store nhưng chỉ đóng góp chưa tới 0,5% tổng doanh thu dịch vụ trong năm ngoái. Nói cách khác, công ty dường như không quá lo lắng về việc các nhà phát triển từ chối “Thuế Apple”.
Tuy vậy, nhà phân tích Sacconaghi lo ngại “sự bất mãn” đang gia tăng, điều này có thể phát triển thành một “cuộc nổi dậy” lớn của các nhà phát triển vì đã được đưa ra Tòa án tối cao. Nếu tòa án đưa ra phán quyết “Thuế Apple” được cho là độc quyền thu phí các nhà phát triển quá đắt, doanh thu dịch vụ của “Táo Khuyết” có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện tại, tòa án vẫn chưa ra quyết định liệu các nguyên đơn có quyền khởi kiện hay không.
Theo dân việt
Đối tác của Huawei phạt tiền các nhân viên mua iPhone
Menpad - đối tác của Huawei và ZTE - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, hãng sẽ phạt bất cứ nhân viên nào mua iPhone của Apple.
Menpad - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và là đối tác của Huawei, đã đưa ra quy định ủng hộ "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc.
Mức phạt mà công ty Menpad đua ra với nhân viên mua điện thoại thông minh từ hãng của Mỹ là số tiền phạt tương đương với giá thị trường của thiết bị mà họ mua.
"Nếu các nhân viên mua bất kỳ iPhone nào cho mình, công ty sẽ áp dụng mức phạt tương đương 100% giá điện thoại trên thị trường" - tuyên bố nêu rõ.
Menpad - đối tác của Huawei cấm nhân viên dùng đồ Apple. (Ảnh: Internet)
Thêm vào đó, hãng có trụ sở tại Thâm Quyến cũng khẳng định sẽ ngừng mua bất cứ sản phẩm nào, từ thiết bị văn phòng, máy tính và ô tô có nguồn gốc từ Mỹ. Menpad cũng sẽ thưởng cho những nhân viên mua các sản phẩm của điện thoại của Huawei và ZTE bằng cách hỗ trợ 15% tiền mua sản phẩm.
Không dừng lại ở đó, Menpad còn tuyên bố trên website hôm 10/12 rằng, công ty sẽ tăng gấp đôi hoa hồng bán hàng cho bất kỳ nhân viên nào bán được sản phẩm của công ty sang Mỹ. Các biện pháp nêu trên sẽ áp dụng trong thời hạn 3 năm và có hiệu lực từ ngày 7/12.
Động thái của Menpad là nhằm hỗ trợ cho các công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn. Chính phủ Mỹ coi Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi đồng minh không sử dụng thiết bị của hai công ty này.
Ngày 1/12, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Mỹ, làm tăng căng thẳng giữa hai quốc gia. Trước đó, lệnh áp thuế nhập khẩu của Mỹ cũng đẩy nhiều công ty công nghệ tính đến việc chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác.
Menpad là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Huawei gồm 2.000 nhà cung cấp, trong đó có Qualcomm, Broadcom, Intel...
Theo Báo Mới
Kho ứng dụng Cydia dành cho iPhone chính thức đóng cửa Cydia - kho ứng dụng dành cho các thiết bị iOS đã bẻ khóa (Jailbreak) chính thức đóng cửa. Sau nhiều năm gắn liền với cộng đồng người dùng iPhone Jailbreak, Cydia Store chính thức dừng hoạt động. Cydia đóng cửa đồng nghĩa kho giao diện bắt mắt cho iPhone cũng không còn. (Ảnh: iPhonehacks). Sáng ngày 15/12 giờ Việt Nam, Saurik -...