Không chỉ Instagram, thời của ứng dụng đang đến
1 tỷ USD mà ứng dụng smartphone Instagram nhận được của Facebook chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Ứng dụng đang là một ngành công nghiệp trị giá 20 tỷ USD với gần 500.000 nhân lực.
Cách đây 3 năm, thất vọng và bực bội vì mãi không tìm được việc làm thêm trong mùa hè, chàng sinh viên Cameron Banga của trường Đại học Valparaiso đã quyết định làm một công việc ít người biết hơn: viết ứng dụng.
Đó là một ý tưởng điên rồ. iPhone của Apple lúc đó chỉ mới ra đời 2 năm – và kho ứng dụng của nó – nơi Banga hy vọng sẽ bán các chương trình của anh – vừa mở ra vào mùa hè năm trước. Tuy nhiên, cùng với 2 người bạn học và sự tự tin chứ không phải là kinh nghiệm, Banga đã xem một lớp học cơ bản về khoa học máy tính trên Internet và bắt tay vào viết những gì anh hy vọng sẽ thực sự là một phần mềm tốt.
Kết quả là ứng dụng kiểm soát pin Battery Go! dành cho iPhone đã ra đời, trong vòng 36 giờ phần mềm miễn phí này đã nhảy vọt lên vị trí 70, lọt vào danh sách top 100 ứng dụng iPhone. “Đó như một khoảnh khắc vàng”, Banga nhớ lại. “Chúng tôi thực sự may mắn, chúng tôi đã có ý tưởng tốt vào đúng thời điểm”.
Banga và hai người bạn đã trở thành thành viên của cái gọi là “nền kinh tế ứng dụng” mới, một mảng trong ngành công nghiệp phần mềm đang đâm chồi nảy lộc. Theo một nghiên cứu gần đây, ứng dụng có giá trị gần 20 tỷ USD doanh thu và 466.000 nhân lực. Chưa có dấu hiệu gì cho thấy ngành công nghiệp ứng dụng sẽ chững lại. Không những thế, nền kinh tế ứng dụng còn mang lại một số cú huých cho thị trường lao động Mỹ.
Ứng dụng là một nhóm các chương trình phần mềm giá rẻ, dung lượng nhẹ, thường được thiết kế cho các thiết bị di động, và người dùng có thể tải về chỉ với một cái chạm tay, hoặc một phím bấm. Chúng thường chỉ có giá 99 cent hay thậm chí là miễn phíe (nhiều hãng ứng dụng chủ yếu dựa vào nguồn thu quảng cáo). Mặc dù tên tuổi của các công ty ứng dụng hàng đầu không được nhiều người biết đến, song các công cụ game, giao tiếp online và các sản phẩm phần mềm mà họ tạo ra lại được bất kỳ ai sử dụng smartphone hay tablet, mạng xã hội biết đến. Từ FarmVille (của hãng Zynga) đến Angry Birds (Rovio) đến Mint.com (Quicken) đến ứng dụng ảnh Instagram, tất cả dường như đều là những ứng dụng phổ biến, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của rất nhiều người.
Video đang HOT
Cùng với 30 triệu người dùng iPhone, và việc Instagram đã mở rộng phiên bản ra hệ điều hành Android, cú đầu tư ngoạn mục 1 tỷ USD của Facebook với Instagram sẽ được “quy đổi” thành 100 triệu, thậm chí nhiều hơn nữa, số người dùng toàn cầu của Instagram trong năm tới.
“Thực ra, cái bạn đang nói đến chính là một sự chuyển đổi lớn cách con người sống cuộc sống của họ”, Michael Mandel, nhà chiến lược kinh tế của Viện Chính sách tiên tiến (Progressive Policy Institute), một tổ chức chuyên gia cố vấn của Washington, nói. Michael Mandel cũng là tác giả của một nghiên cứu cho thấy có gần 500.000 người lao động liên quan đến ngành công nghiệp ứng dụng. “Tôi không gọi đây là một hiện tượng doanh nghiệp nhỏ. Một số doanh nghiệp nhỏ rất quan trọng, nhưng những gì bạn đang thấy là các công ty nhỏ có khả năng chuyển đổi các công ty lớn”.
Các công ty lớn là chiếc mỏ neo của ngành công nghiệp, khi đưa ra các nền tảng, mà trên đó ứng dụng được viết ra. Chẳng hạn, Android do Google tạo ra, Apple iOS do Apple tạo ra, Windows Phone và Windows Mobile của Microsoft. Facebook đã khuyến khích sự phát triển của nhiều ứng dụng Facebook.
Một đặc điểm của nền kinh tế ứng dụng, ít nhất là đối với các công ty mới lập, đó là rào cản cho những hãng mới vào rất thấp. Đây là một thuận lợi. Không như việc xây dựng smartphone hay tạo ra một phần mềm máy tính, ứng dụng nhỏ và dễ phát triển.
“Người ta hầu như không thể tạo ra một phần mềm máy tính trong 1 tháng, rồi bán và kiếm được tiền ngay”, Banga nói. Sự dễ dàng khi chỉ bằng một cái chạm tay là đã mua được ứng dụng, và giá thấp của các ứng dụng đã khiến người tiêu dùng dễ dàng mua ứng dụng. Kết quả là: cuộc cách mạng ứng dụng đang diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ, rộng lớn hơn cuộc cách mạng máy tính cá nhân hồi những năm 1980.
Tuy nhiên, rào cản đầu vào thấp cũng có nghĩa các công ty có thể nhanh chóng biến mất, thậm chí sau thành công ban đầu. Một ví dụ chính là công ty đầu tiên của Banga, CollegeKidApp.com. Sau khi tốt nghiệp, những người sáng lập ra công ty đã chia tay nhau. Banga lập ra một công ty phát triển và thiết kế ứng dụng mới, mang tên 9magnets LLC, với những đối tác mới. Trong năm tài chính đầu tiên, 9magnets đã mang về kết quả doanh thu 6 chữ số và đang chi trả được hết mọi chi phí. Song sự ổn định tài chính cũng không dễ dàng giữ được.
“Hầu hết các nhà phát triển ứng dụng mới dễ đến dễ đi – điều đó cũng rất phổ biến với các công ty mới mở, đặc biệt trong công nghệ”, David Truog, phó chủ tịch và là giám đốc nghiên cứu của hãng Forrester Research, nói. Nhưng “đó là sự chuyển đổi tự nhiên trong thị trường mới, và nó đang tạo ra nhiều cơ hội mở”.
Dự đoán sẽ mất 5-10 năm nữa để nền kinh tế ứng dụng trưởng thành. “Ngành công nghiệp ứng dụng đang phát triển nhanh chóng, vượt bậc, và các thiết bị cũng đang nở rộ”, một chuyên gia nghiên cứu nói. “Bất kỳ ai đánh giá thấp giá trị của cuộc cách mạng ứng dụng sẽ là một sai lầm lớn”.
Theo ICTnew
Thương vụ Facebook - Instagram nhìn từ 2 phía
Facebook đã chi ra 1 tỷ đô la Mỹ để có được Instagram. Hôm nay, vị lãnh đạo trẻ tuổi của mạng xã hội Facebook - Mark Zuckerberg và giám đốc điều hành của Instagram - Kevin Sysrom đã công bố với báo chí về thỏa thuận này. Để trấn an hơn 30 triệu fan của Instagram trước sự hợp tác bất ngờ giữa hai tập đoàn, nhà lãnh đạo của Instagram đã khẳng định sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong Instagram. Mà ngược lại, sự kết hợp sẽ mang tới rất nhiều lợi ích và ứng dụng mới cho cả hai nhà cung cấp và những người tiêu dùng trên toàn cầu.
Kevin Sysrom phát biểu trả lời giới truyền thông: "Tôi xin nhấn mạnh rằng Instagram sẽ không biến mất. Hợp tác với Facebook là một xu thế tất yếu để chúng ta có thể xây dựng được một mạng lưới toàn cầu hoàn thiện. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ ứng dụng ảnh độc đáo hơn nữa tới các bạn."
Trong khi đó, Mark Zuckerberg - ông chủ của trang web có hơn 800 triệu thành viên luôn hoạt động tích cực lại tỏ rõ sự phấn khích khi tiếp nhận Instagram. Tỷ phú trẻ tuổi này cũng phác thảo ngắn gọn kế hoạch của Facebook khi tiếp quản Instagram.
Đáp lại sự lo lắng của nhiều người về tương lai Instagram sẽ bị lu mờ so với rất nhiều ứng dụng độc đáo của Facebook, Mark Zuckerberg cho biết: Facebook sẽ cố gắng để Instagram có thể hoạt động độc lập hết mức có thể và giữ được những đặc điểm là thế mạnh vốn có trước khi hợp tác với Facebook.
Anh cũng cho biết: Cả hai tập đoàn có thể tương trợ nhau rất nhiều từ sự hợp nhất này. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, Instagram cần giữ được những thế mạnh hiện thời và cung cấp thêm nhiều đặc tính độc đáo khác, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Instagram mới chỉ được sử dụng trên iOS, và không chạy trên Android. Thế nhưng, đó là câu chuyện của một tuần trước đây. Mới đây, Instagram đã mang lại tin vui cho khá nhiều chủ nhân của điện thoại Android khi thông báo đã thiết kế thành công ứng dụng ảnh cho Android.
Facebook đã bỏ ra một tỷ đô la Mỹ để có được Instagram, chính vì vậy, hẳn ông lớn này cũng có kế hoạch để thu hồi và phát triển nguồn vốn bỏ ra.Nhà lãnh đạo của Facebook cũng khẳng định: Đây là một bước tiến tích cực trong quá trình phát triển của cả hai công ty cũng như hệ thống mạng xã hội toàn thế giới.
Chúng ta hãy cùng chờ xem thành quả và những ứng dụng mới từ sự kết hợp giữa hai tên tuổi này.
Theo ICTnew
Facebook bỏ 1 tỷ USD mua lại Instagram Mark Zuckerberg, ông chủ của mạng xã hội lớn nhất thế giới, thông báo về việc mua lại ứng dụng chụp ảnh trên di động hấp dẫn nhất hiện nay. Instagram là ứng dụng chụp ảnh hấp dẫn trên iPhone và vừa có mặt trên Android. Trên blog của Instagram cũng như trên Facebook của Mark Zuckerberg đều có thông tin liên quan...