Không chỉ định thầu với dự án đường cao tốc Bắc Nam
Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trong thông báo kết luận tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành.
Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, một trong những đoạn đường thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam đã được hoàn thành – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Kết luận nêu rõ, Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam là dự án quan trọng quốc gia. Vì vậy, cần phải thực hiện trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và các cơ chế, chính sách đầu tư trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam khẩn trương thẩm định, trình Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị và báo cáo Quốc hội về dự án, trong đó làm rõ hơn về tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện (khởi công và hoàn thành), phân tích sự cần thiết, hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù gắn với tiến độ thực hiện Dự án.
Về cơ chế, chính sách đầu tư Dự án, Phó Thủ tướng khẳng định các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để thu hút nhà đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Tuy nhiên, cần đảm bảo các nguyên tắc đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch, không thực hiện chỉ định thầu; các bộ, ngành có cơ chế giám sát chặt chẽ theo chức năng, nhiệm vụ; có người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Video đang HOT
Chống thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; không kiến nghị Quốc hội việc cung cấp bảo lãnh (gồm bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm bên thứ ba thay thế Chính phủ thực hiện cam kết trong hợp đồng).
Đối với các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15-5-2017 để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Phó Thủ tướng đồng ý đưa đoạn Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vào triển khai chung toàn tuyến Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Thường trực Chính phủ sẽ họp cho ý kiến về Dự án này.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ được thành lập để chỉ đạo triển khai đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng trong việc chỉ đạo triển khai Dự án; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện Dự án.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm báo cáo Thủ tướng giải pháp huy động nguồn vốn trong nước để có thêm nguồn lực đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc cung cấp tín dụng, bảo đảm Nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo đúng quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư đối tác công -tư, không để tình trạng nhà đầu tư dùng toàn bộ tiền vay ngân hàng để thực hiện dự án BOT.
Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các bộ, ngành liên quan được Phó Thủ tướng yêu cầu cần có cơ chế giám sát thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, bảo đảm chặt chẽ.
(Theo Tuổi Trẻ)
Chuyên gia lo cao tốc Bắc Nam vắng xe
Dẫn chứng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vắng xe tải, chuyên gia giao thông lo ngại việc làm đường bộ cao tốc xuyên Việt sẽ khó phát huy hiệu quả.
Trước việc Bộ Giao thông trình Chính phủ đề án đường bộ cao tốc Bắc - Nam dài 1.372km với tổng mức đầu tư 229.829 tỷ đồng, một số chuyên gia lo ngại về tính hiệu quả của đề án.
Theo đề án, hầu hết các tuyến cao tốc được đầu tư 4 làn xe. Ảnh: Đ.Loan
TS Nguyễn Xuân Thủy (chuyên gia giao thông) cho rằng, nên đầu tư tuyến đường biển và đường sắt tốc độ cao Bắc Nam thay vì đường bộ. Ông Thủy phân tích, quốc lộ 1 hiện có chất lượng khá tốt, do vậy nếu sau này mức phí cho một xe ôtô lưu thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam lên đến hàng triệu đồng, người dân sẽ chọn đi quốc lộ 1 hoặc đi máy bay, còn hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt, do vậy cao tốc Bắc Nam có thể vắng khách.
Ông Thủy cho biết, ông đi đường Hồ Chí Minh thấy nhiều đoạn rất ít phương tiện, như vậy là tuyến đường này chưa phát huy hết hiệu quả. "Đường bộ Bắc Nam đã có quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, giờ thêm cao tốc là dàn trải trong bối cảnh nguồn lực đầu tư hạn hẹp", ông Thủy nói.
Ngoài ra, theo ông Thủy, việc đầu tư theo hình thức BOT cần được Bộ Giao thông nghiên cứu kỹ hơn, vì thời gian qua một số dự án BOT chưa hiệu quả, gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội vận tải Ôtô Việt Nam) nêu quan điểm đề án cao tốc Bắc Nam cần triển khai nhanh, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa dọc tuyến Bắc Nam, vì hiện nay quốc lộ 1 đã quá tải. Tuy nhiên, chung lo ngại với TS Thủy, ông Thanh cho rằng bài toán khó nhất là làm sao thu hút các loại phương tiện đi cao tốc, bởi mức phí cao. Mặc dù quốc lộ 1 quá tải, song mức phí thấp hơn nên vẫn có lượng lớn xe tải lớn đi trên tuyến này. Cụ thể như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chưa thu hút được xe tải lớn do không chạy song song với quốc lộ 5 cũ, không có đường nhánh ra các khu công nghiệp tại Hưng Yên.
Theo ông Thanh, để các dự án cao tốc đạt hiệu quả, cần có quy hoạch tốt với hệ thống đường kết nối các khu đô thị, khu công nghiệp. Điều quan trọng là, ngành giao thông cần có biện pháp quản lý tốt dự án để tránh thất thoát, kiểm soát chất lượng đường.
Nếu cao tốc Bắc - Nam hoàn thành, cả nước sẽ có 2.600 km đường cao tốc. Ảnh:Giang Huy
Lạc quan về khả năng thu hút phương tiện đi cao tốc, ông Khuất Việt Hùng (Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) khẳng định, người dân sẵn sàng chi trả khi họ được sử dụng dịch vụ chất lượng tốt, thời gian lưu thông ngắn, tiêu hao năng lượng thấp. Một tuyến cao tốc đạt hiệu quả hay không, cần được đánh giá qua thời gian dài, các năm đầu tiên thường không đông phương tiện.
Theo ông Hùng, đường sắt cao tốc sẽ vẫn được triển khai, nhưng do thời gian khởi động mất 8-9 năm, nên đường bộ cao tốc là cần thiết với khả năng tiếp cận dân cư cao hơn đường sắt.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến năm 2020, dài 1.372km với tổng mức đầu tư 229.829 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm khoảng 40%, còn lại là vốn nhà đầu tư huy động.
Theo tờ trình, tuyến đường thiết kế tốc độ 100 - 120 km/h; các đoạn qua khu vực có điều kiện địa hình khó khăn sẽ đạt tốc độ thiết kế 60 - 80 km/h. Với chiều dài 1.372km, đề án phân chia thành 20 dự án thành phần, mỗi dự án được khai thác độc lập, phù hợp với khả năng huy động theo hình thức PPP (hợp tác công tư) có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, thời gian thu phí nhỏ hơn 25 năm.
Đoàn Loan
Theo VNE
Phí BOT nhiều tuyến đường sẽ giảm đến 20% Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã thống nhất trình Thủ tướng phương án giảm 10-15% mức phí tại một số trạm BOT với xe tải và xe container. Bộ Tài chính vừa kiến nghị Chính phủ giảm 10-15% phí với nhóm 4 (xe tải có tải trọng 10-18 tấn, xe container 20 feet) , nhóm 5 (xe tải 18 tấn trở...