Không chỉ để đào “tiền ảo”, Blockchain còn truy xuất nguồn gốc nông sản
Blockchain được biết đến là công nghệ đứng đằng sau sự lên ngôi của những đồng tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin. Công nghệ này cho phép thực hiện các giao dịch kỹ thuật số và lưu trữ hồ sơ có độ an toàn cao. Nhưng trên thực tế, Blockchain không chỉ có nhiệm vụ “đào tiền” mà còn có thể ứng dụng trong nông nghiệp. Tại Việt Nam, ứng dụng Blockchain có thể thấy rõ nhất qua việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc QR code.
Khi vải, na được dán tem
Chỉ cần một cái chạm nhẹ trên màn hình điện thoại, đợi trong vài giây, mọi thông tin về vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) sẽ được cập nhật với giá cả chi tiết, rõ ràng.
Việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm sử dụng mã QR lần đầu tiên được áp dụng trong mùa vải thiều năm nay. Các khách hàng đã có thể sử dụng smartphone có kết nối internet, được cài ứng dụng quét mã QR để tra cứu thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ của quả vải. Chỉ mất vài giây, người tiêu dùng đã biết được sản phẩm có xuất xứ từ đâu, giá cả thế nào.
Na Chi Lăng đã được dán tem QR code.
Ông Trịnh Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, cho biết, mã QR giúp người tiêu dùng truy được nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ những địa chỉ sản xuất chân chính, tránh bị làm giả, làm nhái. Khi sản phẩm có vấn đề về chất lượng, các cơ quan chức năng cũng dễ dàng truy tìm và xử lý vi phạm. “Chúng tôi cam kết với khách hàng về chất lượng của những sản phẩm vải đã được dán tem”, ông Thiện nói.
Ông Đào Ngọc Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn An Việt, đơn vị phối hợp với huyện Thanh Hà tổ chức Tuần lễ đặc sản vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội, cho biết, tất cả tem truy xuất nguồn gốc đều được huyện và công ty phát miễn phí cho người dân của 25 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. Các hợp tác xã này sẽ có trách nhiệm quản lý và sử dụng bộ mã.
Năm nay sản phẩm na Chi Lăng (Lạng Sơn) cũng được dán bao bì, tem nhãn bao gói, truy xuất sản phẩm na Chi Lăng cho các tổ hợp tác, Ban VietGAP, HTX sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các tổ hợp tác sản xuất na an toàn. Dự kiến sản lượng năm 2018 đạt 27.000 tấn, trong đó sản lượng na theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 1.500 tấn; sản lượng na theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 48 tấn; với hơn 25.400 tấn sản phẩm na Chi Lăng còn lại đều đã được các hộ cam kết sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
Video đang HOT
Mã QR đang được sử dụng để truy xuất nguồn gốc nông sản. Ảnh: Internet.
Với sự hướng dẫn từ Bộ NN&PTNT, huyện Chi Lăng sẽ tổ chức dán tem truy xuất nguồn gốc trên quả na để giúp người tiêu dùng phân biệt thương hiệu na Chi Lăng. Việc dán tem truy xuất nguồn gốc để tránh tình trạng nhái thương hiệu na Chi Lăng. Theo đó là hướng đến việc xuất khẩu na sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch và các thị trường ngoài nước khác.
Ông Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ năm 2017, toàn huyện thống nhất áp dụng một loại bao bì in nhãn hiệu na Chi Lăng khẳng định và nâng tầng thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt, việc sử dụng mã QR code để truy xuất nguồn gốc na Chi Lăng đã giúp “lên đời” sản phẩm, giúp bán được giá cao. Được biết, na được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có dán tem truy xuất giá lên tới 70.000 đồng/kg.
Cải thiện truy xuất nguồn gốc
Theo các chuyên gia, Blockchain giúp tạo ra hệ thống sổ sách an toàn và minh bạch có sẵn cho tất cả các bên trong một chuỗi cung ứng bao gồm cả các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các nhà cung cấp hậu cần và các cơ quan quản lý. Mỗi thay đổi trong sổ cái phải được xác nhận bởi tất cả các bên, mang lại sự tin cậy và sự minh bạch trong quy trình. Chính vì vậy, ứng dụng Blockchain sẽ góp phần cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
Người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm mướp đắng qua điện thoại thông minh. Ảnh: Internet.
Trên thực tế, tập đoàn bán lẻ Walmart đã thử nghiệm thành công hai dự án sử dụng công nghệ Blockchain để truy nguồn gốc của thịt heo ở Trung Quốc và xoài ở Trung Mỹ. Theo đó, sử dụng công nghệ mới này, Walmart chỉ mấy 2,2 giây để cung cấp thông tin về chuỗi cung ứng cho khách hàng thông qua mã QR code, trong khi trước đó, việc này phải mất hơn 6 ngày.
Cũng như vậy với sản phẩm vải Thanh hà hay na Chi Lăng, người tiêu dùng chỉ mất vài giây chạm vào màn hình điện thoại là có thể biết rõ thông tin về sản phẩm đến tận vườn sản xuất, nông hộ làm ra sản phẩm, giá cả như thế nào.
Những lợi ích to lớn mà công nghệ Blockchain mang đến cho ngành nông nghiệp là không thể phủ nhận nhưng đến nay số lượng sản phẩm được gắn mã QR code ở Việt Nam vẫn đếm trên đầu ngón tay. Để công nghệ Blockchain được triển khai hiệu quả, cần tuyên tuyền, vận động người dân hiểu rõ hơn nữa những lợi ích khi ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết sản xuất có sự tham gia của các bên thì việc triển khai ứng dụng Blockchain mới trở nên dễ dàng.
Theo Danviet
Truy xuất nguồn gốc bằng smartphone: Không dễ
Ứng dụng phần mềm quản lý trên điện thoại thông minh (smartphone) để truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang được nhiều doanh nghiệp, địa phương áp dụng để bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Nhưng thực tế, để áp dụng trên diện rộng khi phần lớn người tiêu dùng vẫn có thói quen mua sắm ở chợ truyền thống không hề dễ dàng.
Chạm tay là có
Chỉ cần một cái chạm nhẹ trên màn hình điện thoại, trong vài giây, mọi thông tin về vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) sẽ được cập nhật với giá cả chi tiết, rõ ràng. Có được điều này là nhờ vụ vải năm nay, lần đầu tiên huyện Thanh Hà thực hiện việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm sử dụng mã QR. Theo đó, các khách hàng có thể sử dụng smartphone có kết nối internet và được cài ứng dụng quét mã QR để tra cứu thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ của quả vải.
TP.HCM đã ứng dụng truy xuất nguồn gốc thịt lợn qua smartphone từ năm 2016. Ảnh: tư liệu
Ông Trịnh Văn Thiện - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, mã QR giúp người tiêu dùng truy được nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ những địa chỉ sản xuất chân chính, tránh bị làm giả, làm nhái. Khi sản phẩm có vấn đề về chất lượng, các cơ quan chức năng cũng dễ dàng truy tìm và xử lý vi phạm.
Ngay từ cuối năm 2016, TP.HCM đã chính thức vận hành đề án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn và công bố danh sách các điểm bán thịt lợn có thể truy xuất thịt lợn từ nơi sản xuất đến nơi giết mổ.
Việc truy xuất nguồn gốc có thể được thực hiện khá hiệu quả ở các kênh phân phối hiện đại nhưng có vẻ lại không dễ thực hiện tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống khi thói quen của người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi. TP.HCM đã triển khai mạnh mẽ việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn ngay tại chợ đầu mối. Theo đó, thịt lợn không có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định không được phép đưa vào 2 chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn là Hóc Môn, Bình Điền nhưng việc này không đơn giản vì ít xe đáp ứng đầy đủ thông tin.
Tồn tại nhiều hạn chế
Đáng chú ý, về vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, mặc dù Việt Nam đã có khá đầy đủ khuôn khổ pháp lý nhưng việc thực thi các quy định và đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất, xác thực nguồn gốc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của thị trường khó tính như Mỹ, EU còn nhiều hạn chế.
Theo TS Phạm Duy Khánh - Trung tâm Phát triển Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT), người tiêu dùng hiện ngày càng quan tâm đến tính minh bạch về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Tại Việt Nam, mặc dù việc triển khai truy xuất nguồn gốc chuỗi nông sản ở nhiều tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng điện tử "QRcode" cho sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc nông sản vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, thông tin truy xuất công bố chưa đầy đủ trong toàn chuỗi; chưa kiểm tra chéo thông tin và kết nối thông tin giữa các tác nhân; không có hệ thống định danh chung cho sản phẩm, tác nhân và vùng sản xuất; thông tin chưa minh bạch và được xác nhận; chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc; chưa kết nối đầy đủ với quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc...
Đưa ra một số gợi ý giải pháp về truy xuất nguồn gốc nông sản, TS Phạm Duy Khánh cho rằng, cùng với việc chuẩn hóa thông tin truy xuất và mức độ truy xuất, cần tiến tới đồng bộ cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tương tác giữa các tác nhân, tăng tính minh bạch và phục vụ quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy định chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt chuẩn, nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước trong kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc.
Về giải pháp giúp minh bạch hóa thông tin, TS Phạm Duy Khánh cho rằng, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ blockchain, tăng cường vai trò, quyền mặc cả của nông dân trong chuỗi thông qua các mô hình liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã, cần hỗ trợ xây dựng thử nghiệm hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia cho từng nhóm sản phẩm xuất khẩu chiến lược.
Theo GS-VS Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, muốn áp dụng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cần phải sản xuất theo chuỗi và đảm bảo chất lượng là ưu tiên hàng đầu. Cần đẩy mạnh khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị cho nông sản. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật để đảm bảo uy tín của sản phẩm.
Theo Danviet
Soi smartphone "kiểm tra" top 50 đặc sản Việt Nam Nhờ áp dụng mã QR code, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Theo đó, bạn chỉ cần giơ điện thoại, đợi trong vài giây sẽ biết trái na đó được sản xuất ở đâu, theo tiêu chuẩn nào và giá cả ra sao. Với phần lớn diện tích đất tự nhiên...