Không chỉ cheo cheo lưng bạc, Việt Nam còn ĐV quý hiếm nhất TG nào?
Mới đây, các nhà nghiên cứu chụp được ảnh cheo cheo lưng bạc tại Việt Nam sau gần 3 thập niên vắng bóng, đây là loài động vật quý hiếm được đánh giá cao. Có thể ít người hay, Việt Nam còn sở hữu rất nhiều động vật quý hiếm nhất thế giới.
Loài cheo cheo lưng bạc, động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới được cho là tuyệt chủng suốt 30 năm qua vừa được ghi nhận xuất hiện ở Việt Nam. Với cộng đồng khoa học, việc phát hiện ra cheo cheo lưng bạc được đánh giá là một tái khám phá. Đây được xem là bước đầu tiên để đảm bảo rằng chúng ta không mất đi loài này một lần nữa và các nhà nghiên cứu có thể nhanh chóng tìm cách để bảo vệ chúng tốt nhất.
Loài cheo cheo lưng bạc có ngoại hình giống hươu nhưng không có tuyến lệ. Toàn thân loài vật phủ lông màu nâu đỏ mịn và mượt, trong khi vùng ngực và dưới bụng có 3 vệt lông trắng song song với thân. Chúng là động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới
Ngoài cheo cheo lưng bạc, Việt Nam còn sở hữu nhiều động vật quý hiếm nhất thế giới. Ví như loài cầy gấm là loài thú quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cầy gấm không những có giá trị nghiên cứu khoa học mà còn góp phần điều hòa số lượng cá thể quần thể các loài động vật khác trong môi trường tự nhiên.
Tại Việt Nam, cầy gấm có ở Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh… Loài cầy gấm có tên khoa học là Prionodon pardicolor. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cầy sao hay cầy báo.
Tê giác Java được xếp vào loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, là 1 trong 8 loài ĐVQH nhất TG nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay chỉ có khoảng 60 cá thể được tìm thấy ở Indonesia và Việt Nam.
Được coi là một trong những loài quý hiếm nhất trên hành tinh, tê giác Java trở thành mục tiêu của những kẻ săn mồi cho những “giá trị” mà sừng tê giác mang lại. Thực tế này cộng với việc mở rộng lãnh thổ của con người đang đẩy loài tê giác quý hiếm đến bên bờ vực tuyệt chủng.
Voọc chà vá chân xám là động vật đặc hữu, chỉ có ở Việt Nam là một trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới với chỉ 800-1.000 cá thể còn sót lại.
Ở Việt Nam, loài voọc chà vá chân xám chỉ có ở một số tỉnh như Quảng Nam, Kontum, Chư Yang Sin, Konkakinh, Chư Mom Ray, Bình Định. Voọc chà vá chân xám giao tiếp với nhau thông qua hình ảnh, âm thanh và sự động chạm.
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được coi là một trong những loài thú mà con người ít có dữ liệu nhất thế giới. Chỉ có 3 bức ảnh chụp loài vật cực kỳ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên suốt 2 thập kỷ qua. Loài này được phát hiện ở vùng núi rừng Trường Sơn giáp ranh giữa Việt Nam và Lào năm 1992.
Cò quăm cánh xanh hoặc cò quăm vai trắng (Pseudibis davisoni) là loài chim rất quý, phân bố ở miền Nam Việt Nam. Chúng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.
Tìm vịt lục bảo châu Á (Chrysococcyx maculatus) là một loài chim sặc sỡ thuộc họ Cu cu, được tìm thấy trong các khu rừng phía Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Voi (Elephas maximus) là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, hiện tại, voi hoang dã ở Việt Nam đang trong tình trạng nguy cấp.
Mèo bắt cá hay mèo cá (Prionailurus viverrinus) là một loài mèo rừng bơi giỏi, sống dọc các sông, suối và đầm lầy ở miền Nam Việt Nam. Tình trạng săn bắt quá mức, sự hủy hoại các sinh cảnh ngập nước làm cho loài này có nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) là một loài rùa đẹp, phân bố ở cả 3 miền Việt Nam. Số lượng của chúng ngày nay còn rất ít do bị săn bắt.
Chồn bay (Cynocephalus variegatus) là một loài thú lạ lùng ở Việt Nam. Với “cánh” màng da nối các chi với nhau, chúng có thể lượn từ thân cây này sang thân cây khác điệu nghệ. Chúng cũng có thể xem như loài thú “có túi” duy nhất ở Việt Nam với khả năng nuôi con trong chiếc túi trên bụng.
Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) chỉ phân bố tại đảo Cát Bà của Việt Nam với số lượng không đến 100 cá thể.
Chim hồng hoàng (Buceros bicornis) là một loài chim quý hiếm của Việt Nam. Chúng gây ấn tượng đặc biệt với một chiếc “mũ” lớn màu vàng tươi nhô ra trên đầu và mỏ.
rùa da (Dermochelys coriacea) là loài lớn nhất trong họ nhà rùa. Biển Đông của Việt Nam là một trong những nơi sinh sống của loài rùa này.
Trăn gấm, trăn vua hay trăn mắt lưới châu Á (Python reticulatus) là một loài trăn khổng lồ sống tại các khu rừng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.
Lưu Thoa (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Khám phá quan niệm sai lầm về động vật bạn vẫn "tin sái cổ"
Những quan niệm về động vật này là hoàn toàn sai lầm, nhưng lâu nay con người vẫn 'tin sái cổ' cho rằng mình đúng, và thực tế sự thực lại hoàn toàn đối lập.
Miệng của chó là sạch hơn của con người. Điều đó là không đúng sự thật. Miệng của loài động vật này có chứa nhiều vi khuẩn tương đương như miệng của con người.
Thú có túi ôpôt có thể treo mình lơ lửng bằng đuôi. Phim hoạt hình thường cho thấy hình ảnh loài thú có túi ôpôt treo mình lơ lửng bằng đuôi và thậm chí ngủ theo cách đó khiến nhiều người tin "sái cổ". Nhưng thực tế một cái đuôi của thú có túi ôpôt không đủ mạnh để giữ nó trong thời gian hơn một phút.
Chim sẽ bỏ con sau khi chim con bị con người chạm vào. Truyền thuyết về loài chim này hoàn toàn sai lầm, cho rằng chim mẹ sẽ bỏ rơi con khi nó ngửi thấy mùi con người trên con chúng, nhưng thực tế các loài chim không thể ngửi thấy mùi gì nhiều do dây thần kinh khứu giác rất nhỏ.
Đà điểu gặp kẻ thù sẽ chúi đầu vào cát. Khám phá này không đúng, đà điểu là những con chim chạy rất nhanh, do đó khi gặp kẻ thù chúng chỉ cần chạy đi.
Bọ ngựa cầu nguyện nổi tiếng ăn thịt bạn tình, nhưng thực tế điều như vậy gần như không bao giờ được nhìn thấy trong tự nhiên.
Cá vàng là động vật có trí nhớ rất ngắn. Đó là quan niệm sai lầm vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá vàng có khả năng ghi nhớ các tuyến đường phức tạp, thậm chí ghi nhớ âm thanh.
Niềm tin dơi là động vật mù hoàn toàn sai lầm. Sự thật là loài dơi thường dựa vào tiếng vang để tìm hiểu về môi trường xung quanh, kết hợp với tín hiệu thị giác để xác định nơi chúng cần phải đi.
Mèo chỉ di chuyển được bằng cách đi bộ là không đúng. Thực tế, loài mèo có phản xạ thăng bằng cho phép nó có thể nhảy và di chuyển trong không trung dễ dàng. Con vật có nhiều khả năng hạ cánh một cách duyên dáng từ trên cao.
Một năm sống của người bằng 7 năm của chó. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi thực tế các giống chó khác nhau có thời gian sống khác nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được lý do tại sao, nhưng những con chó lớn có xu hướng tuổi thọ ngắn hơn những con ngoại hình nhỏ hơn.
Mời quý vị xem video: Sinh vật kỳ quái hình dáng như bộ não người
Lưu Thoa
Theo Kienthuc.net.vn/Dodo
Đàn báo săn chạy nước rút vồ gọn đà điểu Châu Phi với đôi chân dài chắc khỏe và tốc độ lên đến 70 km/h, đà điểu vẫn không thể thoát khỏi báo săn, loài thú chạy nhanh nhất trên cạn. Theo tienphong.vn