Không cắt lương, một số ngân hàng còn tăng lương, giảm giờ làm, thưởng thêm để khích lệ nhân viên khi khủng hoảng Covid-19 gia tăng
Một số ngân hàng quyết định trao thưởng cho nhân viên nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính do đại dịch Covid-19…
Ở Mỹ, ngân hàng được coi là một ngành công nghiệp thiết yếu, do đó được loại trừ khỏi lệnh đóng cửa trên toàn quốc của Chính phủ. Điều này có nghĩa là hầu hết các chi nhánh ngân hàng, trung tâm chăm sóc khách hàng và sàn giao dịch vẫn mở cửa hoạt động ngay cả khi nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà.
Hiện có nhiều ngân hàng đã tiến hành trao thưởng, tăng lương hoặc giảm giờ làm việc cho nhân viên của họ. Động thái này diễn ra nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu kép: vẫn mở cho những khách hàng cần tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng khác đồng thời khiến nhân viên hài lòng trước yêu cầu tiếp tục làm việc như bình thường, bất chấp đại dịch toàn cầu lây lan nghiêm trọng.
Mới đây nhất, Citigroup Inc (C.N) cho biết sẽ cung cấp cho hơn 75.000 nhân viên trên toàn cầu một “phần thưởng đặc biệt”. Riêng tại Mỹ, 1.000 USD sẽ được cung cấp cho những nhân viên có thu nhập 60.000 USD hoặc ít hơn mức lương cơ bản, trong khi ở những nơi khác, “phần thưởng đặc biệt” sẽ dựa trên mức bồi thường thị trường địa phương, theo một tuyên bố của giám đốc điều hành Michael Corbat hôm 23/3.
Citi đặt mục tiêu thực hiện phần lớn các khoản hỗ trợ này vào tháng 4 tới. Các nhân viên bị ốm, có nguy cơ cao hoặc không thể làm việc do sự bùng phát virus được phép nghỉ làm mà vẫn được trả lương. Ngân hàng đã mở rộng thêm thời gian nghỉ phép cho nhân viên có vấn đề về sức khoẻ và cũng đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại cho những nhân viên phải đến văn phòng làm việc.
Một cách riêng biệt, U.S.Bank (USB. N) cho biết tạm thời họ sẽ tăng lương cho nhân viên 20% trong khoảng thời gian chưa từng có này. Kế hoạch này sẽ áp dụng cho hơn 30.000 nhân viên, bao gồm cả những người làm việc tại các chi nhánh, trung tâm vận hành và liên lạc.
Video đang HOT
“Nhân viên ở các chi nhánh, trung tâm liên lạc và vận hành của chúng tôi tiếp tục đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo chúng tôi vẫn có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng thiết yếu cho khách hàng của mình”, U.S. Bank cho biết. Ngân hàng với hơn 70.000 nhân viên này cũng cam kết tài trợ 30 triệu USD cho các dịch vụ con người và phi lợi nhuận tại địa phương.
Trước đó, hôm thứ Sáu tuần trước (20/3), JPMorgan (JPM.N), ngân hàng lớn nhất của Mỹ tính trên tổng tài sản, tuyên bố sẽ trao thưởng 1.000 USD/người cho nỗ lực làm việc trong mùa dịch của các nhân viên tuyến đầu bao gồm nhân viên chi nhánh và trung tâm chăm sóc khách hàng có thu nhập ít hơn 60.000 USD/năm.
JPMorgan cũng cho tất cả nhân viên được phép nghỉ việc tối đa 5 ngày liên tục, cũng như cho phép được dùng thời gian nghỉ phép không sử dụng từ năm 2019 đến tháng 6 năm nay, như một cách để giúp nhân viên chăm sóc con cái/người phụ thuộc và giải quyết các vấn đề gián đoạn dịch vụ trong thời gian khó khăn này. Ngân hàng cũng nới lỏng các quy định trang phục cho nhân viên không làm việc trong các chi nhánh nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus.
Cũng trong ngày 20/3, Bank of America Corp (BAC.N) đã tăng lương cho các giao dịch viên ngân hàng thêm 400 USD/tháng và giảm ca làm việc hàng ngày ít nhất 2 giờ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng. Ngoài ra, với các nhân viên tích cực làm việc và thỏa các điều kiện tại các chi nhánh sẽ nhận được khoản thanh toán bổ sung đặc biệt thêm 200 USD mỗi tháng.
Tham khảo: Reuters
Bích Phương
Thu nhập nhân viên Techcombank 33 triệu/tháng, vẫn thua Vietcombank?
Dù trả lương nhân viên tới 33 triệu đồng/tháng, tăng vọt so với mức trung bình 27 triệu đồng/tháng của cùng kỳ năm ngoái nhưng thu nhập của nhân viên nhà băng này vẫn kém Vietcombank với mức 37 triệu đồng/người/tháng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, lợi nhuận trước thuế đạt 3.198 tỷ đồng, tăng mạnh 24% so cùng kỳ, qua đó đưa lợi nhuận luỹ kế 9 tháng đầu năm lên 8.860 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9, ngân hàng có dư nợ cho vay khách hàng tăng tới 28,4% lên 205.317 tỷ đồng. Trong khi đó, huy động vốn chỉ tăng với tốc độ 8,6% lên 218.655 tỷ đồng.
Techcombank đang trả lương nhân viên trung bình 33 triệu đồng/tháng. Ảnh: Techcombank.
Đáng chú ý, trong kỳ, Techcombank tăng mạnh chi phí cho nhân viên. Nhà băng này đã tăng lương và chi phí liên quan, đưa thu nhập bình quân của nhân viên trong ngân hàng lên 33 triệu đồng/tháng, tăng vọt so với mức trung bình 27 triệu đồng/tháng của cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, mức lương nhân viên của Techcombank vẫn không vượt qua được Vietcombank. Ngân hàng này vẫn đang đứng đầu hệ thống về con số lợi nhuận tuyệt đối, với 17.612 tỷ đồng đạt được trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tới 50,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về chi phí cho nhân viên, hiện Vietcombank vẫn đang là ngân hàng có chi phí bình quân trên đầu người cao nhất, với 37 triệu đồng/người/tháng.
Hai ngân hàng trả lương nhân viên bình quân trên 30 triệu đồng/tháng là MBBank và Vietinbank.
Theo báo cáo tài chính bán niên 2019, thu nhập bình quân nhân viên nửa năm qua của MBBank là 32,75 triệu/người/tháng, tăng 3,25 triệu đồng.
Nửa đầu năm 2019, các nhân viên tại Vietinbank dù bị giảm thu nhập thời gian qua nhưng bình quân vẫn đạt 30,1 triệu đồng/tháng.
Không có mức thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng nhưng nhân sự tại một số nhà băng khác vẫn có đà tăng thu nhập rất mạnh nửa đầu năm nay.
Cụ thể, bình quân 6 tháng, mỗi nhân sự của VPBank đã nhận gần 150 triệu đồng thu nhập. Tính trung bình, mỗi nhân sự tại VPBank tăng 6,6 triệu/người/tháng.
Thu nhập bình quân nhân viên tại TPBank đã tăng liên tục vài năm qua. So với năm 2015, thu nhập bình quân của nhân viên tại TPBank đã tăng gấp đôi, từ mức 14,3 triệu/tháng lên hơn 29 triệu hiện nay.
Theo báo cáo tài chính nửa đầu năm 2019 các ngân hàng đã công bố, hiện BacABank, Sacombank và VIB đang trả lương cho nhân viên không quá chênh lệch nhau, dao động từ 21-23,5 triệu đồng. Đáng chú ý, so với năm ngoái, lương nhân viên Sacombank đã tăng mạnh đến hơn 22% (khoảng 4 triệu đồng/tháng).
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo Kienthuc.net
Bloomberg: Dịch Covid-19 có thể khiến hầu hết các hãng hàng không phá sản cho tới tháng 5 Các hãng hàng không đang cạn kiệt lượng tiền mặt dự trữ một cách nhanh chóng bởi các máy bay hầu như phải nằm không. "Đại dịch Covid-19 sẽ khiến hầu hết các hãng hàng không trên toàn thế giới phá sản tới cuối tháng 5 năm nay nếu như chính phủ và ngành công nghiệp này không tiến hành những động thái...