Không cần vợ hoặc chồng có lỗi vẫn được xét duyệt ly hôn, Singapore đưa ra đề xuất mới cực đặc biệt!
Lựa chọn “ ly hôn thân thiện” mới được đưa ra vào thời điểm tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn đang nhiều thêm. Đặc biệt là những cặp đôi vừa mới kết hôn không lâu.
Không thể chung sống bên nhau được, người ta sẽ đưa ra phương án ly hôn, chấm dứt mối quan hệ. Đây cũng là một điều tất yếu trong hôn nhân khi cả hai không còn chung đường. Thế nhưng kết hôn toàn niềm vui, ly hôn ắt hẳn chứa đựng nỗi buồn và sự tranh cãi. Nhiều khi, các màn ly hôn khiến cho hai bên gây nhiều tổn thương hơn nữa dành cho nhau.
Bởi vậy, Chính phủ Singapore đã đề ra phương án xem xét để cho phép các cặp vợ chồng ly hôn mà không cần dẫn ra các hành vi không hợp lý của đối phương. Nó bao gồm cả việc ngoại tình, đổ lỗi cho đối phương về sự rạn nứt trong hôn nhân.
Nếu việc đó được thông qua, Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội (MSF) sẽ gọi nó là luật “ ly hôn thân thiện”. Nó đánh dấu động thái quan trọng làm cho thủ tục ly hôn đỡ gay gắt hơn và kèm theo nhiều lợi ích khác.
Ảnh minh họa
MSF đã bắt đầu lấy ý kiến của người dân về khái niệm “ly hôn thân thiện”. Trong mô hình mới được đề xuất này, các cặp vợ chồng đồng ý ly hôn và không phải viện bất kỳ sự kiện nào trong tổng số 5 lý do là cơ sở chứng minh cho sự “tan vỡ hôn nhân không thể cứu vãn”.
Trước đây, các bằng chứng để có thể nộp đơn ly hôn là: ngoại tình, hành vi bất hợp lý và sự bỏ rơi. Ngoài ra còn có hai tình tiết ly thân được lấy làm bằng chứng ly hôn: ly thân 3 năm nếu được vợ/chồng đồng ý, hoặc ly thân 4 năm mà không cần sự đồng ý của bạn đời.
Một phát ngôn viên của MSF cho hay, căn cứ ly hôn và 5 cơ sở được đưa ra vào năm 1980 khi Hiến chương Phụ nữ được sửa đổi.
Bộ trưởng Bộ phát triển Xã hội và Gia đình Sun Xueling cho biết theo mô hình “ly hôn thân thiện” mới, hai vợ chồng có thể cùng nhau đệ đơn ly hôn mà không cần một bên nguyên đơn, bên kia bị đơn.
Cô nói thêm rằng, MSF đã thu hút các bậc cha mẹ ly hôn và chuyên gia dịch vụ xã hội làm việc với những người ly hôn suốt 6 tháng qua để hiểu cách hỗ trợ tốt nhất cho những người vừa trải qua việc đó.
Cô cho biết, một số ý kiến phản hồi rằng việc cần nêu ra lỗi trong giấy ly hôn khiến cho các cặp vợ chồng nhìn nhận lại nỗi đau trong sự gay gắt. Điều ấy dẫn cho rạn nứt càng lan rộng.
Bà Sun chia sẻ: “Chúng tôi hi vọng sẽ làm cho quá trình ly hôn bớt đau đớn hơn đối với những cặp vợ chồng đưa ra quyết định ấy.
Video đang HOT
Đồng thời, MSF cũng đang xem xét hỗ trợ trước khi ly hôn. Chúng tôi có thể củng cố gia đình và cung cấp dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để cứu vãn hôn nhân”.
Các biện pháp bảo vệ hiện tại vẫn được duy trì. Ví dụ, các cặp vợ chồng phải kết hôn ít nhất 3 năm trước khi họ có thể nộp đơn ly hôn.
Mục đích là để giảm bớt sự gay gắt trong quá trình ly hôn và không làm cho việc ly hôn trở nên dễ dàng.
Ảnh minh họa.
5 vấn đề trực tiếp dẫn đến chuyện ly hôn vẫn sẽ dành cho những cặp vợ chồng muốn trích dẫn chúng. Các cặp vợ chồng vẫn có thể nộp đơn với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn.
Lựa chọn “ly hôn thân thiện” mới được đưa ra vào thời điểm tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn đang nhiều thêm. Đặc biệt là những cặp đôi vừa mới kết hôn không lâu.
Luật sư Ivan Cheong nói về lựa chọn “ly hôn thân thiện”: “Nó rất có ý nghĩa vì điều này đánh dấu sự chuyển đổi sang một cuộc ly hôn thật sự không có lỗi. Nó giảm sự thù địch và căng thẳng bởi một bên không còn phải gán lỗi cho đối phương hoặc dẫn đến chuyện mất mặt theo quan điểm của người châu Á. Bởi vì theo như luật cũ thì một bên phải thừa nhận mình là nguyên nhân của sự đổ vỡ”.
Phó Giám đốc điều hành Dịch vụ Cộng đồng Fei Yue, Arthur Ling cho biết sự chia ly thân thiện cũng là điều quan trọng giúp các bậc cha mẹ hợp tác trong vai trò nuôi dạy con cái sau khi ly hôn.
Ông Ling cho hay: “Một số người nghĩ rằng nếu chúng ta làm cho các đôi vợ chồng dễ dàng ly hôn có nghĩa là chúng ta đang giảm thiểu giá trị của hôn nhân. Tuy nhiên, câu trả lời của tôi là: Không ai kết hôn để ly hôn cả.
Đó không phải là giảm thiểu giá trị hôn nhân. Thay vì thế, trong một cuộc ly hôn gây ra nhiều đau đớn, tổn thương cho trẻ em, chúng ta nên làm thế nào để quá trình đó trở nên thân thiện hơn”.
Ảnh minh họa.
MSF cũng đang tìm kiếm quan điểm về việc có nên đưa ra các chương trình và dịch vụ giúp trẻ em đối phó với việc ly hôn hay không. Trong khi các bậc cha mẹ yêu cầu được hỗ trợ nhiều hơn trong lĩnh vực này.
Người phát ngôn MSF cho biết các đề xuất hiện tại chỉ là thăm dò và Bộ sẽ xem xét phản hồi được đưa ra từ các cuộc diễn tập tham vấn cộng đồng. Đồng thời, họ cũng tiến hành thêm các cam kết với bên liên quan trước khi đưa vào các sửa đổi lập pháp.
Cưới 1 năm rồi ly hôn, vợ đột ngột chuyển toàn bộ tài sản sang tên chồng cũ để "lách luật", ai dè lại sa bẫy vì một âm mưu thâm hiểm
Có những người đàn ông thật sự rất tàn nhẫn với chính vợ mình, sự ngang ngược và trắng trợn của họ khiến người ta ngao ngán.
Bình thường, vợ hoặc chồng chính là người thân thiết nhất trong cuộc đời chúng ta. Có chuyện gì hai vợ chồng cũng phải sẻ chia, gặp vấn đề thì chung tay giải quyết.
Tuy vậy, có những câu chuyện về sự lật mặt của người đàn ông khiến người ta phải sợ hãi.
Cô Trần là nữ giám đốc của một công ty nhỏ, sự nghiệp và thu nhập đều khá. 7 năm trước, khi 28 tuổi, cô quen một người đàn ông hơn mình 3 tuổi họ Lý. Anh ta là nhân viên bảo vệ làm việc tại Bắc Kinh. Cuộc sống của người đàn ông này không mấy dư dả. Mặc dù cả hai bên chênh lệch với nhau rất lớn, khoảng cách kinh tế cũng chẳng dễ dàng đo đếm được nhưng cô Trần vẫn yêu người đàn ông đó không hề do dự.
Trước khi kết hôn, cô Trần đã lấy tiền tiết kiệm để mua một căn nhà ở Bắc Kinh có diện tích 70m2. Sau đó hai người tổ chức đám cưới với nhau.
Hình ảnh cô Trần.
Cuộc sống những tưởng vậy là ổn thỏa nhưng 3 tháng sau khi cưới, anh Lý lại trầm cảm, ngày ngày sợ hãi đến lúc nào đó vợ sẽ bỏ rơi mình, chẳng còn gì để đảm bảo cho cuộc sống nữa. Đáp lại điều này, cô Trần luôn hứa hẹn và cho anh Lý biết rằng mình muốn ổn định, sẽ không có chuyện bỏ rơi như anh hằng lo lắng.
Thế nhưng cuộc hôn nhân ấy chỉ kéo dài 1 năm rồi đường ai nấy đi. Lạ lùng hơn nữa, cô Trần đã đồng ý chuyển toàn bộ bất động sản đứng tên mình sang cho chồng cũ là anh Lý. Một tuần sau, cô kết hôn với một người đàn ông khác.
Hóa ra, có lý do cho những việc làm ấy. Trước khi cưới anh Lý, cô Trần đã có con trai riêng với người chồng đầu tiên và đang đi học ở Bắc Kinh. Vì họ không có hộ khẩu Bắc Kinh nên phải trả một số tiền bảo hộ khá lớn. Bản thân anh Lý cũng không có hộ khẩu Bắc Kinh nên chị gái của anh Lý đã bày cho cô Trần việc ly hôn giả rồi tìm một người đàn ông Bắc Kinh để kết hôn giả.
Ảnh cưới của hai vợ chồng.
Sau khi xong xuôi mọi việc, cuộc sống của cả 3 người không có mấy biến động. Tuy nhiên, anh Lý suốt ngày nhắc nhở vợ mình về người chồng giả có âm mưu chiếm đoạt tài sản. Cô Trần nghe theo chồng, vội vàng chuyển nốt những tài sản cuối cùng vào tài khoản của chồng cho chắc ăn.
Sâu tận đáy lòng, cô Trần luôn tin rằng tình cảm của chồng dành cho mình sẽ không thay đổi. Thế nhưng thực tế lại phũ phàng quá. Tình hình đăng ký hộ khẩu thường trú Bắc Kinh cho đứa trẻ không thể hoàn thành, cô Trần đành ly hôn với người chồng giả. Sau đó, mối quan hệ của cô và "chồng thật" cũng trục trặc.
Anh Lý trở nên thất thường, suốt ngày kiếm chuyện để đánh đ ập mắng mỏ vợ. Cô Trần cảm thấy sợ hãi, không thể sống chung nữa nên muốn ly hôn. Chuyện này đơn giản thôi nhưng tiền và nhà cô nhờ chồng đứng tên quá khó để lấy lại.
Chân dung người đàn ông họ Lý.
Cô Trần vốn nghĩ rằng hai bên tự hòa giải sẽ dễ dàng hơn, không cần làm tổn thương nhau nhưng anh Lý thì không nghĩ vậy. Tiền, nhà vào tay anh là của anh nên anh ta tham lam giữ kỹ càng. Sau một cuộc cãi vã lớn, anh Lý chờ vợ mình ra ngoài, sau khi vợ quay lại thì gọi cảnh sát và tố cáo vợ xâm nhập bất hợp pháp. Người đàn ông đó cũng lấy quần áo và một số đồ dùng yêu cầu cô Trần ra đi, coi như căn nhà là tài sản riêng của mình, độc chiếm hết.
Ngay sau đó, người đàn ông họ Lý còn nói rằng sau vụ ly hôn, vợ mình chuyển sang làm trong một công ty khác và có cuộc sống phức tạp hơn, uống rư ợu nhiều, thường xuyên về muộn. Điều đáng nói là cô Trần hay gọi cho những người đàn ông khác nhau, giọng điệu mập mờ.
Anh ta đau lòng với yêu cầu chia chác tài sản. Ngôi nhà ở Bắc Kinh là dấu hiệu cho tình yêu của họ, khi cô Trần chuyển giao nhà cho mình là thực hiện một lời hứa, bây giờ lại bác bỏ lời hứa ban đầu như thế là không được. Anh ta sẽ giữ ngôi nhà và chẳng giao ra.
Sau bao nhiêu vụ kiện tung, tòa án đã tuyên phán quyết cuối cùng. Mặc dù trên giấy tờ chứng nhận bất động sản chỉ có tên của anh Lý nhưng tòa án vẫn cho phép cả hai chia đều căn nhà.
Thế nhưng cả hai người đều không hài lòng với phán quyết đó. Cô Trần cho hay căn nhà mình mua trước khi kết hôn, nó thuộc về tài sản của mình nên việc bị tước đi một nửa là chẳng thể chấp nhận nổi.
Người đàn ông họ Lý nằng nặc cho rằng mình bị lừa tình cảm.
Bây giờ cả hai người đều oán hận nhau. Cô Trần biết bản thân đã bị lừa tiền, lừa nhà. Ông Lý lại đưa ra lí do mình bị lừa dối tình cảm. Hai bên vẫn tiếp tục cuộc chiến pháp lý bởi người đàn ông họ Lý vẫn còn giữ những tài sản khác của vợ cũ.
Đôi khi, những người đàn ông thể hiện âm mưu và sự khốn cùng theo cách thức khiến người ta phải sợ hãi. Trong câu chuyện này, rõ ràng người phụ nữ họ Trần hoàn toàn sai lầm khi đã quá tin tưởng vào chồng mình, đi theo sự sắp xếp cho việc ly hôn, chuyển giao tài sản rồi kết hôn giả.
Ép được chồng ký đơn ly hôn, tôi lại phân vân Ngoài việc hay đi nhậu, không làm việc nhà và miệt thị tôi, chồng tôi vẫn là người chồng người cha tốt, yêu thương vợ con. Ảnh minh họa Internet Tôi 30 tuổi, còn chồng 46, có một bé 5 tuổi. Cả hai đều là cán bộ nhà nước, lương tôi 10 triệu, lương anh tầm 20 triệu. Trước đây mỗi tháng anh...