Không cần lò nướng hay nồi chiên cũng làm được món bánh nóng hổi, thơm nức lòng này: Ai ăn cũng khen tấm tắc!
Bánh sắn nướng vừa thơm vừa bùi, ăn mê lắm chị em ơi.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Củ sắn 250-300gr
2. Đỗ xanh 100g
r3. Dừa sợi 50gr
4. Nước cốt dừa 100-150ml
5. Gia vị Sữa đặc, đường kính
6. Hạt mè (không bắt buộc) 10gr
Nếu có việc phải ra ngoài vào buổi tối trong những ngày này, chắc hẳn thi thoảng bạn sẽ thấy những xe đẩy bán bánh sắn nướng ven đường. Mùi thơm tỏa ra, ngửi thôi là đã thấy vừa ấm người vừa thèm. Chính vì thế trong bài viết, chúng tôi sẽ mách chị em cách làm bánh sắn nướng siêu đơn giản.
Chẳng cần nồi chiên không dầu hay lò nướng cũng có thể làm được.
Video đang HOT
Bánh sắn nướng nè
Cách làm bánh sắn nướng
1
Hấp sắn và đỗ xanh
Bạn rửa sạch củ sắn với nước cho bớt đất cát rồi nạo phần vỏ và rửa thêm với nước 1 lần nữa. Sau đó, cho sắn vào xửng hấp, hấp khoảng 10 phút trên lửa vừa là sắn chín.
Chị em có thể thái củ sắn thành khúc nhỏ trước khi hấp nha
Với đỗ xanh, bạn ngâm trước trong nước ấm khoảng 15 phút rồi rửa sạch và cũng cho vào xửng hấp. Hấp khoảng 10 phút là đỗ xanh sẽ chín.
2
Giã sắn với đỗ xanh
Sau khi đã hấp chín sắn và đỗ xanh. Bạn cho 2 nguyên liệu này vào cối và giã nát.
Giã đỗ xanh và sắn
Tiếp theo, bạn thêm vào phần đỗ và sắn đã giã: 50gr dừa sợi, 100-150ml nước cốt dừa, 15-20ml sữa đặc, 1-2 thìa canh đường kính. Trộn đều các nguyên liệu.
Bạn có thể tăng/giảm phần nước cốt dừa và đường, sữa tùy theo khẩu vị
3
Nặn và nướng bánh sắn
Bạn nặn phần sắn – đỗ xanh đã trộn thành những miếng tròn nhỏ, dày khoảng 1-2cm. Sau đó, phủ 1 ít hạt mè lên 2 mặt bánh đã nặn.
Tạo hình cho bánh sắn xong, bạn bắc chảo lên bếp. Vặn lửa/chỉnh nhiệt cao để lòng chảo nhanh nóng. Sau đó, cho bánh sắn vào áp chảo mỗi mặt khoảng 30 giây trên lửa nhỏ.
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món bánh sắn nướng rồi đấy. Thả bánh vào chảo nóng khoảng chừng 10 giây là sẽ thấy ngay mùi bánh tỏa ra thơm nức từ cả gian bếp. Bánh sau khi áp chảo sẽ có phần vỏ hơi giòn, bên trong thơm mùi cốt dừa và bùi bùi vị sắn với đỗ xanh. Ăn hết một cái lại muốn ăn thêm cái nữa cho mà xem!
Một vài công dụng của củ sắn mà có thể bạn chưa biết
1. Hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hoá
Củ sắn có chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có tác dụng cải thiện hoạt động hệ tiêu hoá của cơ thể bằng cách hấp thu các chất lắng đọng trong ruột. Nếu cơ thể bị thiếu chất xơ, hệ bài tiết có thể sẽ hoạt động không bình thường và gây ra một số vấn đề như táo bón và bệnh trĩ. Do đó, ăn sắn sẽ giúp bổ sung chất xơ và giúp bạn dễ đi đại tiện hơn.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Củ sắn cung cấp lượng đường ít hơn so với các loại ngũ cốc khác như gạo trắng, ngô, củ từ,… Ngoài ra, trong thành phần của củ sắn còn có vitamin C, chất xơ đều là những thành phần rất có lợi cho người bị tiểu đường. Chính vì vậy, chúng được các bác sĩ khuyến cáo là có thể thêm vào chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm một món bánh vừa ngon vừa dễ làm, lại tốt cho sức khỏe để thưởng thức.
Món ngon từ lá sắn
Củ sắn (củ mì) rất quen thuộc với người dân thành phố, nhưng ít người biết những món ăn dân dã chế biến từ lá sắn như những người đã từng sống ở vùng sắn như chúng tôi.
Đất cằn cỗi, khô hạn nên người dân quê tôi chỉ trồng được sắn. Ngoài những cánh rừng sắn bạt ngàn, sắn còn được trồng làm hàng rào trước ngõ hay sau nhà để lấy lá làm thức ăn trong suốt những tháng ngày nghèo khó ấy.
Tôi vẫn nhớ những buổi sớm mai, mẹ sai tôi đi hái lá sắn non. Lá sắn hái vào sáng sớm, khi còn phấn trắng và sương mai thì ngon và ngọt nhất trong ngày. Vì mọc theo khấc nên lá sắn rất dễ hái, chẳng mấy chốc đã được cả rổ đầy.
Phần lớn lá sắn mẹ dùng để muối ăn dần. Một cách thành thạo, mẹ dùng tay vò thật kỹ rổ rau cho ra hết nhựa, nếu không sẽ bị đắng, sau đó rửa nhiều lần tới khi nào nước không còn đục. Để rau ráo nước, mẹ cho vào chum, vại để muối, giống như muối dưa. Lá sắn muối khoảng 4-5 ngày là chua. Dưa chua rau sắn rất đặc biệt vì có mùi ngai ngái, nồng nồng kèm với vị bùi bùi, chua chua. Mới ăn thấy là lạ, nhưng chỉ sau vài gắp là nghiện.
Chỗ lá sắn còn lại, mẹ chế biến các món ăn trong ngày. Đầu tiên là món lá sắn xào tỏi. Đun một nồi nước thật sôi, cho lá sắn vào chần qua rồi vớt ra, cho vào thau nước lạnh. Nếu nước chưa sôi mà cho lá sắn vào thì lá bị vàng, dễ bị nhũn nát. Sau khi chần, thêm muối vào rồi vò và rửa lá sắn như khi làm dưa. Trộn lá sắn với muối, bột ngọt rồi bắc lên bếp, cho dầu hoặc mỡ vào chảo, đun nóng rồi cho rau vào. Phải dùng đũa đảo liên tục đến khi các cánh rau xoăn tít, lá sắn mềm, khô và chuyển sang màu nâu nhạt. Đập dập vài tép tỏi cho vào, trộn đều là xong. Dưa chua rau sắn xào tỏi có phần hấp dẫn hơn bởi vị chua thanh, vị béo, vị thơm của rau và tỏi. Món rau sắn xào tỏi ngon chẳng kém các loại rau khác như rau muống, rau lang, đọt su su... mà còn đặc biệt vì có mùi hơi nồng nồng, ngai ngái mà bao năm rồi tôi vẫn còn nhớ.
Ngoài xào tỏi, mẹ hay nấu canh chua lá sắn với đủ thứ nguyện liệu có được như cá rô, tép đồng, râu tôm... hay có khi chỉ nấu chay với đậu phụng, bột ngọt... Sau khi được ninh nhừ, rau sắn chuyển sang màu nâu xám, ngọn rau mềm, ăn có vị bùi bùi và ngọt. Nước canh rau sắn có vị hơi chua, thơm nồng, ngọt thanh. Những trưa hè, đi học về, đến đầu ngõ, mới ngửi thấy mùi từ bếp lan tỏa, biết hôm nay có canh chua lá sắn, nước miếng đã ứa ra. Húp chén canh lá sắn, bao mệt mỏi đều tan biến.
Thỉnh thoảng, mẹ đổi món, làm nộm lá sắn với đậu phộng rang, nước chanh, muối, đường... cũng rất hấp dẫn.
Cách làm bánh mỳ hoa cúc thơm ngọt Các cánh hoa được thêm nhân đỗ xanh cùng phần nhụy là mứt dâu ngọt thơm tạo màu sắc cũng như hương vị tuyệt vời cho chiếc bánh mỳ. Nguyên liệu: - 500 g bột mỳ - Bơ lạt: 40 g - Đường kính: 200 g - Dừa tươi hoặc dừa khô - Muối: 5 g - Trứng gà ta: 2 quả -...